Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Mai Sơn Sơn La (Trang 111)

- Giới thiệu khái quát

3.5.2.Những hạn chế và nguyên nhân

3.5.2.1. Những hạn chế

nhánh huyện Mai Sơn không ngừng trưởng thành và phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được Chất lượng tín dụng cho hộ nông dân còn có những hạn chế nhất định, đòi hỏi Chi nhánh phải tiếp tục xem xét để không ngừng cải tiến chất lượng tín dụng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn cho nên kinh tế.

Hạn chế 1: Về công tác huy động vốn để cho vay: Qua số liệu tại bảng 3.1 cho thấy tuy nguồn vốn huy động tại địa phương có tăng trưởng tuy nhiên sự tăng trưởng về nguồn vốn chưa phù hợp với sự tăng trưởng về tín dụng, nguồn vốn huy động tại địa bàn mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguồn vốn cho vay phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn huy động ở ngoại tỉnh vào vốn điều phối của ngân hàng cấp trên. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động trên địa bàn chủ yếu là ngắn hạn chiếm trên 80% nên việc đầu tư tín dụng trung, dài hạn bị hạn chế.

Hạn chế 2: Về chất lượng hoạt hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân

- Tuy chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân là thấp nhưng vẫn còn tồn tại như về việc chấp hành các qui trình về cấp tín dụng còn chưa nghiêm túc, còn vi phạm trong nguyên tắc, điều kiện, đối tượng cho vay theo qui định của NHNN, của Agribank.

- Chưa phản ánh đúng thực chất của các khoản nợ do việc xác định thời hạn cho vay, gia hạn nơ, chuyển nợ quá hạn, cho vay mới, trả nợ cũ nhiều nơi còn tùy tiện.

- Định kỳ hạn nợ không sát với thực tế dẫn tới nợ quá hạn; nhiều trường hợp định kỳ hạn không sát với 1 chu kỳ sản xuất dẫn đến khách hàng không trả được nợ để phải chuyển nợ quá hạn, nhưng ngược lại có nhiều trường hợp định kỳ hạn nợ nhiều hơn 1 chu kỳ sản xuất, khi thu hoạch khách hàng đã dùng tiền quay vòng không trả nợ đúng hạn.

Hạn chế 3 : Sự quá tải của cán bộ tín dụng

Hiện nay đối với cán bộ tín dụng hộ, phụ trách địa bàn nông thôn luôn ở trong tình trạng quá tải. Hiện nay trung bình mỗi cán bộ phải quản lý từ 500 đến 600 khoản vay, trong khi đó theo kinh nghiệm quốc tế (chẳng hạn như Ngân hàng Rakyat Indonesia – một trong những tổ chức tài chính nông thôn hoạt động hiệu quả

nhất thế giới), một cán bộ tín dụng chỉ có thể quản lý tối đa 400 khoản vay. Điều này dẫn đến việc theo dõi, kiểm tra đối tượng vay vốn, quản lý vốn vay và thu hồi công nợ rất khó, hơn nữa địa bàn quản lý rất phức tạp, đường đi khó khăn, dân sống không tập chung nên rất vất vả cho cán bộ tín dụng. Nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ dẫn đến hậu quả là cán bộ tín dụng không đảm bảo được quy trình, nghiệp vụ theo quy định như kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay và sẽ dẫn tới tình trạng nợ quá hạn gia tăng hoặc người sử dụng vốn vay sử dụng sai mục đích … gây thất thoát vốn cho ngân hàng.

Hơn nữa Agribank cũng chưa có chế độ lương, thưởng rõ ràng cho những cán bộ tín dụng vùng nông thôn, cán bộ cho vay nhiều cũng bằng cán bộ cho vay ít do vậy thường dẫn đến tình trạng ỳ và hệ quả là người dân khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng.

Hạn chế 4 : Về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng

Mặc dù chất lượng tín dụng những năm gầy đây của Chi nhánh luôn thấp, tuy nhiên chất lượng tín dụng vẫn là mối lo tiềm ẩn ở ngân hàng. Nhiều món vay đang là nợ nhóm 1 nhưng vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, như một số tình trạng cán bộ cho khách hàng vay đảo nợ, cho vay lần sau để thu lần trước, thậm chí cả gốc lẫn lãi. Việc kiểm tra thưởng khó phát hiện vì món vay trước đã tất toán. Một số PGD cán bộ lãnh đạo còn buông lỏng trong vấn đề kiểm tra, giám sát khoản vay.

Hạn chế 5: Về công tác tuyên truyền chính sách tín dụng

Hiện nay Đảng và nhà nước ta có rất nhiều chính sách tín dụng cho hộ nông dân, như Nghị định 41/2010 của Chính phủ cho tới nay đã triển khai được 3 năm, mà Agribank là định chế tài chính phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách hàng này nhưng có rất nhiều hộ nông dân cũng không biết gì về các chính sách này của Nhà nước và thủ tục vay vốn của Agribank, nên khi có nhu cầu vay vốn họ vẫn ngại tiếp xúc với ngân hàng mà thường vay bạn bè, người thân hoặc vay nặng lãi bên ngoài.

Hạn chế 6 : Chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng.

Qua kết quả điều tra vẫn còn rất nhiều khách hàng đánh giá về tác phong lề lối làm việc của khách hàng, thái độ phục vụ khách hàng còn chưa đúng với các tiêu

chuẩn của Agribank đề ra như không chào hỏi khi khách hàng đến giao dịch, không cảm ơn khách hàng khi khách hàng thực hiện xong giao dịch và ra về, không gọi điện xin lỗi khách hàng khi lỡ hẹn…..

3.5.2.2. Những nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân 1: Thiếu nguồn vốn để cho vay

Dư nợ của Agribank Chi nhánh huyện Mai Sơn luôn cao hơn nguồn vốn huy động, thậm chí có những thời điểm trong năm nguồn vốn huy động tại địa phương mới đáp ứng được 40% nhu cầu vay vốn của khách hàng, do đó Chi nhánh luôn phụ thuộc vào nguồn vốn điều tiết từ Ngân hàng cấp trên, do vậy Chi nhánh không chủ động được trong việc mở rộng hoạt động tín dụng ở khu vực nông nghiệp,nông thôn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn, do vậy vào những thời điểm mùa màng nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn, tuy nhiên do nguồn vốn Ngân hàng không có do vậy cán bộ phải hẹn khách hàng đợi.

Một số cán bộ tín dụng chưa chú trọng tới công tác huy động vốn, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn của cấp trên giao.

Nguyên nhân 2 : Đội ngũ cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu

Việc mở rộng cho vay tại địa bàn nông thôn, kèm theo đó là phải tăng thêm khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng rất nhiều, do vậy mà còn xảy ra hiện tượng là nhiều cán bộ tín dụng vẫn chưa chủ động tìm đến với khách hàng, tìm kiếm và phát hiện những dự án khả thi để đầu tư. Hơn nữa do trình độ cán bộ tín dụng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, thẩm định cho vay theo kiểu cảm tính, chỉ nhìn vào tài sản thế chấp để cho vay, chưa xác định được hiệu quả kinh tế của dự án nên không dám cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Điều này dẫn đến tình trạng chất lượng thẩm ddinhj các dự án đầu tư kém, nhiều dự án thẩm định mang tính hình thức cho đảm bảo thủ tục giấy tờ chứ chưa khẳng định được hiệu quả thực sự của dự án đầu tư, do đó khi khách hàng không trả được nợ, khả năng xử lý tài sản thế chấp rất khó.

được yêu cầu chung, đặc biệt trong gia đoạn cạnh tranh như hiện nay.

Nguyên nhân 3 : Chưa chú trọng tới công tác tuyên truyền chính sách tín dụng của Nhà nước cũng như thủ tục cho vay vốn của Ngân hàng

Công tác tuyên truyền về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng cũng như các thủ tục cho vay vốn của Agribank hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi nhánh chưa chú trọng tới công tác tuyên truyền chính sách tín dụng, chưa chủ động tiếp cận với người dân để tuyên truyền giải thích.

Bên cạnh đó sự phối kết hợp giữa Chi nhánh với các Chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị tại địa phương như hội nông dân, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên.. vẫn còn mang tính tự phát, chưa được thể hóa bằng các văn bản.

Nguyên nhân 4 : Công tác kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng chưa tốt

Hiện nay, hoạt động kiểm tra kiểm soát tại Chi nhánh nhìn chung đang còn chưa tốt. Một số vụ việc khi phát hiện chưa xử lý kiên quyết do vậy chưa dăn đe được cán bộ tín dụng khác. Bên cạnh đó công tác cảnh báo, dự báo rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh còn chưa được chú trọng. Điều này dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn, ảnh hưởng tới sự bền vững trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân 1 : Thiên tai, dịch bệnh

Những năm qua, nước ta đã chịu tác động xấu của nhiều loại thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng gay gắt, lũ lụt, hạn hán, gây thiệt hại lớn về tính mạng con người, của cải vật chất và đặc biệt đang thách thức ngành nông nghiệp trước sự phát triển bền vững mà ảnh hưởng lớn nhất là đối với người nông dân, hơn nữa dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cũng diễn biến hết sức phức tạp đã làm cho nhiều hộ nông dân điêu đứng, chính vì vậy chất lượng tín dụng cho hộ nông dân đối với lĩnh vực nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy Chính sách của nhà nước đã quy định như tại khoản 1,khoản 2 Điều 10 của Nghị định 41 có tạo điều kiện cho khách hàng cũng như các tổ chức tín dụng trong trường hợp khách hàng bị rủi ro do nguyên nhân khách quan thì tổ chức tín dụng cho vay được thực hiện khoan nợ

không tính lãi cho người vay, tuy nhiên trong trường hợp khách hàng bị thi tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng được cấp có thẩm quyền xác nhận (Như UBND tỉnh, các Bộ ngành có liên quan…) đây là một khó khăn đối với người vay cũng như đối với tổ chức tín dụng nơi cho vay.

Nguyên nhân 2: Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đầy đủ, chưa đồng bộ.

Một là: Cơ sở pháp lý về tài sản thế chấp.

Đối với hộ nông dân tài sản chủ yếu là nhà đất, nhưng đến nay chính quyền địa phương mới cấp được khoảng 20% giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Việc thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và nhà ở nông thôn trên đất thổ cư là khó bán, nếu không nói là không bán được, nhất là ở vùng xâu vùng xa, vùng sản xuất có tính chất tự sản tự tiêu. Thực tế hiện nay đang tồn tại các dạng đất: đất được cấp quyền sử dụng (bìa đỏ), đất kê khai có Ủy ban nhân dân xã và phong địa chính huyện xác nhân nhưng chưa được cấp bìa đỏ, đất có giao thời hạn 30 - 50 năm để trông cây công nghiệp, cây ăn quả, đất thuê, đất nhận khoán của lâm nông trường, đất thầu quĩ 5% của xã, đất tự chuyển nhưng “chui” … Đây là một thực tế cũng là một nguyên nhân làm tăng nợ quá hạn vì không phát mại được tài sản thế chấp.

Hai là: Về phát mại tài sản thế chấp.

Luật dân sự mới qui định chung về cơ quan có thẩm quyền về tổ chức bán đấu giá tài sản, chưa có những qui định cụ thể về xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp bên vay thiếu khả năng chi trả và cơ quan có trách nhiệm tổ chức bán đấu giá tài sản. Nên nhiều trường hợp người vay không trả được nợ nhưng bên cho vay không phát mại được tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ bên vay, khi có qui đinh về trung tâm bán đấu giá tài sản mới thành lập ở các thành phố lớn.

Kết quả là Ngân hàng phải quản lý một số tài sản bất đắc dĩ trong khi không thu hồi được nợ để trả cho người gửi tiền và tiếp tục quay vòng vốn. Muốn thu hồi được nợ, Ngân hàng phải tự vận động, nhờ cậy vào chính quyền địa phương, vào các cơ quan pháp luật để phát mại tài sản hoặc xiết nợ nên thường bị động, lúng

túng và càng khó khăn hơn nếu không được sự ủng hộ của chính quyền địa phương.

Ba là: Chưa có qui định thống nhất về sử dụng bản gốc giấy chứng nhận

quyền sở hữu tài sản đã gây khó khăn cho người thế chấp bằng động sản là phương tiện giao thông vận tải, tàu thuyền vì ngoài Ngân hàng, các cơ quan chức năng khi kiểm tra kiểm soát yêu cầu phải xuất trình bản gốc.

Bốn là: Sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ tín dụng chưa được triệt để duy trì. Việc tạo môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh không thể không nói đến vấn đề bình đẳng trong kinh doanh. Đây cũng là vấn đề được ghi nhận trong nhiều nghị quyết của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng trên những chừng mực nhất định, trong những hoạt động cụ thể giữa Ngân hàng với tư cách người cho vay và khách hàng với tư cách người vay, cũng chưa thể hiện được sự bình đẳng cần có của nó, có nhiều món vay khi người vay kinh doanh thua lỗ không trả được nợ, Ngân hàng gặp phải rủi ro, trách nhiệm trả nợ trước hết phải thuộc người vay, Nhà nước phải dùng pháp luật để thu hồi và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ nợ. Nhưng thực tế trong quan niệm của một số cơ quan bảo vệ pháp luật, họ coi đó là thất thoát tài sản của Nhà nước và cán bộ Ngân hàng phải chịu trách nhiệm, trong khi các món nợ đó trở thành khê đọng khó đòi và có thể cũng không đòi được.

Nguyên nhân 3 : Trình độ dân trí.

Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản suất phân tán thủ công, văn hóa pháp lý nhìn chung chưa cao, thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật còn mới bắt đầu. Vấn đề này lại càng bộc lộ rõ đối với hộ nông dân.

Do trình độ dân trí thấp, ít am hiểu pháp luật, cũng như các kiến thức về kinh tế, tài chính, không đủ khả năng đối phó năng động với sự thay đổi thường xuyên hoặc bất thường của cơ chế thị trường. Vì thiếu khả năng, kinh nghiệm tổ chức sản xuất tính toán lỗ lãi, không tính toán cân đối “đầu vào, đầu ra”. Và có lẽ là cả do nguyên nhân do nông dân thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, thiếu kiến thức và khả năng nghề nghiệp, thiếu sự hướng dẫn hổ trợ của những ngành chức năng, … nên nông dân đã gặp khó khăn trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và nhận thức

trách nhiệm hoàn trả nợ vay, tiềm ẩn rủi ro đạo đức.

Nguyên nhân 4 : Thiếu các dự án đầu tư khả thi

Do trình độ nông dân Việt Nam đang còn thấp, đặc biệt là đồng bào các dân tộc tại Sơn La, đa số các hộ nông dân còn thiếu vốn, thiếu thông tin về thị trường, thiếu giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, chậm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất và chất lượng sản phẩm không cao, dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường kém, trong khi đó đầu ra của sản xuất nông nghiệp không ổn định. Vì vậy, họ thường thiếu các dự án đầu tư khả thi để thuyết phục ngân hàng cho vay vốn. Điều này dẫn đến tình trạng cán bộ là người vừa lập phương án, dự án vừa là người trực tiếp thẩm định dự án, phương án.

Nguyên nhân 5 : Thiếu sự phối kết hợp giữa Chính quyền địa phương và ngân hàng trong hoạt động cho vay đối với hộ nông dân.

Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân như Nghị định 41/2010 và đòi hỏi phải

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Mai Sơn Sơn La (Trang 111)