Tính cấp thiết của đề tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Mai Sơn Sơn La (Trang 32)

Tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân (còn gọi là tam nông) trước nay luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng, thể hiện qua các Nghị quyết, Nghị định của Đảng, Chính phủ, cùng các văn bản chỉ đạo của NHNN. Đặc biệt, Nghị định 41/2010/NĐ – CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã mở hơn với tín dụng khu vực này.

Đầu tư vào lĩnh vực mà chiếm tới 70% dân số, với sự đóng góp khoảng 20% GDP và 1/5 kim ngạch xuất khẩu quốc gia không chỉ là nhiệm vụ chính trị của các TCTD mà còn là cơ hội để mở rộng thị trường, kích thích tăng trưởng tín dụng. Nhất là trong bối cảnh kinh doanh khu vực thành thị cạnh tranh khốc liệt, tín dụng đang bế tắc, các nhà băng càng đặc biệt quan tâm tới khu vực này. Bên cạnh đó, theo mục tiêu chỉ đạo, điều hành của ngân hàng nhà nước thì tam nông nằm trong nhóm 4 lĩnh vực ưu tiên với lãi suất rẻ hơn, điều kiện vay vốn cũng “mềm” hơn.

Đến nay, không chỉ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tư cho tam nông mà hầu hết các ngân hàng cũng đều có các chương trình cho vay ở lĩnh vực này, dưới các hình thức như: cho vay nuôi trồng thủy sản, mua tạm trữ lúa gạo, cho vay xuất khẩu nông sản, cho vay thu mua, chế biến chè, cà phê… ngân hàng nhà nước cũng đã giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, năm 2012 tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng tại khu vực tam nông từ 67% lên 80%, đồng thời khuyến khích các NHTM khác dành 20% dư nợ cho vay lĩnh vực này

Bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi rõ rệt, nhất là khi các địa phương đang đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới thì giữa ngân hàng người dân càng “cần nhau hơn bao giờ hết”. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong vài năm gần đây, thu nhập của nông dân tăng trung bình khoảng 30%, thậm chí có nơi tăng 60% - 80% cho thấy đời sống người nông dân được cải thiện đáng kể, trong đó có sự đóng góp to lớn của tín dụng ngân hàng. Cho vay tam nông,

nhất là phục vụ bà con nông dân tuy thường chỉ là món vay nhỏ, nhưng trong bối cảnh đẩy tín dụng ra rất khó khăn, thì các nhà băng cũng phải “năng nhặt chặt bị”.

Huyện Mai Sơn là một huyện lớn của tỉnh Sơn La, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp, thương mại, dịch vụ chậm phát triển, do đó việc đầu tư vốn của ngân hàng cho hộ nông dân có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Tuy nhiên để tăng trưởng đầu tư khu vực nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là những hộ nông dân ở những vùng đặc biệt khó khăn không phải ngân hàng nào cũng đầu tư vào, bởi vì khi đầu tư vào đó các ngân hàng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức, phải đầu tư nhiều về con người, thời gian, trong khi rủi ro cao, do đa phần người dân ở khu vực này còn ít hiểu biết về tín dụng, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng chưa hình thành, quy mô sản xuất nhỏ, trình độ sản xuất chưa cao nên hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng để phát triển sản xuất nông nghiệp còn thấp, các khoản vay tín dụng thì nhỏ lẻ hơn nữa rủi ro mùa vụ, thiên tai và biến động giá cả thị trường nông sản lớn. Đây là một rào cản cho các ngân hàng khi đầu tư vốn cho các hộ nông dân để họ sản xuất kinh doanh và cũng là dào cản cho khách hàng là hộ nông dân khó tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng đặc biệt là dịch vụ cho vay.

Từ những yêu cầu về lý luận và những đòi hỏi về thực tiễn nêu trên, đề tài

Nâng cao nâng chất lượng tín dụng cho hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Mai Sơn Sơn La

được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Mai Sơn Sơn La (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w