Đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng cho hộ nông dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Mai Sơn Sơn La (Trang 131)

- Giới thiệu khái quát

4.2.4.Đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng cho hộ nông dân

Mặc dù trong những năm gần đây tín dụng cho hộ nông dân tại Chi nhánh đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận trên, nhưng hoạt động tín dụng đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập, như: Các sản phẩm tín dụng cung ứng của đa phần còn đơn điệu.Các sản phẩm tín dụng của hệ thống TCTD nói chung và Agribank nói riêng cung cấp cho khu vực nông thôn chủ yếu là các sản phẩm truyền thống như cho vay theo món, cho vay hạn mức và cho

vay tài trợ dự án. Các sản phẩm tín dụng chuyên biệt cho khu vực nông nghiệp, nông thôn thường được nhắc đến chỉ gồm cho vay lưu vụ, cho vay thu mua nông sản vụ hè thu. Hình thức cho vay qua tổ nhóm đôi khi còn mang tính hình thức, sự liên kết giữa các thành viên trong nhóm không cao, và trách nhiệm của nhóm trưởng chủ yếu chỉ là đại diện. Xét về số lượng các loại hình dịch vụ sẵn có, tính hiệu quả và chi phí của các dịch vụ tài chính, cũng như một số yếu tố khác, chất lượng tiếp cận đang còn ở mức thấp. Đặc biệt, nguồn tài chính trung và dài hạn dành cho mọi đối tượng không sẵn có. Hơn nữa, các vấn đề về chính sách, pháp lý và thể chế đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, tạo ra nguy cơ kém bền vững cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn và tới sự sẵn có của các loại hình dịch vụ này.

Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng của hệ thống các trung gian tài chính nông thôn từ đó giúp các hộ nông dẫn tiếp cận dễ dàng và hiệu quả nguồn vốn tín dụng. Trong đó, nhấn mạnh cải thiện các dịch vụ tín dụng theo chuỗi giá trị nhằm hỗ trợ nông dân và tăng cường phần đóng góp của các doanh nghiệp trung gian cho các làng xã, quận huyện, tỉnh và quốc gia.

- Phát triển sản phẩm tín dụng tuần hoàn trên cơ sở lưu chuyển tiền tệ cho các hộ nông dân và các doanh nghiệp hộ gia đình đang thực hiện các hoạt động kinh tế khác nhau. Về mục đích, sản phẩm tín dụng trên đảm bảo hộ nông dân, các doanh nghiệp hộ gia đình có dòng vốn hiệu quả nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh khác nhau trong cả năm thay vì theo mùa vụ. Theo đó, khoản vay tuần hoàn sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm với lãi suất cho vay theo lãi suất thị trường. Trong thời hạn 3 năm đó, ngân hàng sẽ xem xét tăng hạn mức tín dụng theo nhu cầu của khách hàng. Cho vay tuần hoàn chỉ có thể được thực hiện khi doanh thu đạt ít nhất 150% hạn mức tín dụng và giá trị các khoản phải thu vượt quá giá trị các khoản phải trả lãi vay. Trường hợp cho vay trồng trọt hoặc nông nghiệp thì đất được sử dụng làm tài sản thế chấp. Trường hợp vay phục vụ các hoạt động doanh nghiệp khác thì có thể thế chấp hàng hoá. Các hình thức tài trợ thay thế cho tín dụng bảo đảm bằng tài sản tại khu vực nông thôn có thể được xem xét như: bảo lãnh, tín dụng thư, đơn đặt hàng, hợp đồng nông nghiệp...Ngân hàng sẽ hướng dẫn thủ tục và yêu cầu tài sản

thế chấp ở mức thấp nhất đối với các khách hàng nhỏ.Việc xác định hạn mức tín dụng, các kỳ trả nợ qua biểu đồ dòng tiền nhằm xác định khoảng thời gian giữa các dòng tiền trong 1 năm. Ngân hàng có thể điều chỉnh hạn mức tín dụng đến 125% của mức cao nhất trong ước tính thiếu hụt vốn lưu động, nhưng phải đảm bảo tổng thu nhập ròng của cả năm là dương vì nếu tổng thu nhập ròng của cả năm âm tức là khách hàng kinh doanh không hiệu quả và không trả được nợ.

Biểu đồ dòng tiền

Tháng Dòng tiền vào Dòng tiền ra Thu nhập ròng

1 2 …..

12

- Phát triển sản phẩm cho vay hoạt động tiếp thị nông sản/hàng hoá cho các hộ nông dân có hàng hoá/nông sản có thể tiêu thụ, các nhóm đầu tư chung và hợp tác xã kinh doanh nông sản do nông dân góp vốn. Về mục đích, sản phẩm tín dụng này hỗ trợ ở cấp độ địa phương cho các đối tượng trên có điều kiện tích trữ hàng hoá/nông sản sau thu hoạch, thực hiện tiếp thị và bán các sản phẩm đó tại mức giá nhất định để đảm bảo ổn định đầu ra và tăng thu nhập cho người nông dân. Thời hạn vay từ 3 đến 6 tháng sau thu hoạch, với lãi suất theo quy định của ngân hàng. Tài sản thế chấp chính là nông sản hoặc hàng hoá. Các trung gian tài chính sử dụng Biên bản lưu kho làm chứng từ vay vốn hoặc có thể chọn phương thức uỷ quyền cho một đơn vị kinh doanh kho bãi cất giữ hàng hoá được cầm cố theo một hợp đồng tay ba. Hàng hoá chỉ được giải chấp khi có thư chấp nhận của ngân hàng.

- Phát triển phương thức tài trợ thay thế cho tín dụng bảo đảm bằng tài sản đối với tất cả các khách hàng có thể đưa ra các hình thức thay thế tài sản đảm bảo nhằm giảm việc phụ thuộc vào tài sản thế chấp hữu hình có giá trị thanh khoản thấp, không đầy đủ giá trị pháp lý đồng thời định hướng cho ngân hàng nhận các loại tài sản thế chấp an toàn và có khả năng thanh khoản. Thời hạn vay và lãi suất cho vay tương tự như các hình thức cho vay khác.Đối với hình thức cho vay này, Ngân hàng cần quan tâm đến các loại hình tài sản đảm bảo có thể thay thế đất và các tài sản gắn liền với

đất như thư bảo lãnh, tín dụng thư, đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán, thỏa thuận thu mua nông sản, phiếu nhập kho, bảo lãnh của tổ vay vốn. Ngân hàng phân tích tính chất pháp lý của các loại hình thay thế này và đề ra phương pháp xác định giá trị của các hình thức đó với tư cách là hàng hoá, bất động sản khi các hình thức này được sử dụng để thay thế bảo đảm bằng tài sản. Dựa vào quá trình phân tích này, Ngân hàng sẽ ban hành quy định hướng dẫn cũng như các mẫu biểu đối với phương thức cho vay này tới các chi nhánh. Quyết định cho vay của Ngân hàng phải dựa trên việc thẩm định và xem xét thận trọng độ tín nhiệm của khách hàng, sự phù hợp của hình thức thay thế bảo đảm bằng tài sản, giá trị khoản vay và khả năng hoàn trả.

- Phát triển phương thức tài trợ theo chuỗi giá trị: Hiện nay, ngân hàng vẫn đang tài trợ không thường xuyên cho một vài doanh nghiệp sản xuất, chế biến, marketing. Do đó, các trung gian tài chính có thể tiến hành đánh giá một cách có hệ thống về các tiểu ngành chính theo lĩnh vực hoạt động, đồng thời chỉ rõ các khía cạnh khác nhau về sản xuất, thu gom, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ theo cách thức tất cả các khâu đều phụ thuộc lẫn nhau và các trung gian tài chính có thể thu hồi vốn tại bất cứ khâu nào của liên kết liên hoàn. Dựa trên các phân tích về chuỗi giá trị và các liên kết trên, các trung gian tài chính quyết định phương thức tối ưu để tăng cường liên kết với sự hỗ trợ của các bên liên quan. Ngân hàng có thể tài trợ cho các hoạt động để các kiên kết khác trong chuỗi có thể tham gia vào thị trường. Việc các trung gian tài chính tài trợ cho các liên kết trong chuỗi giá trị sẽ hạn chế rủi ro tín dụn và bảo đảm rằng việc cho vay ở khâu sau sẽ tạo thị trường cho khâu trước.

Ví dụ: Ngân hàng có thể hạn chế rủi ro tín dụng khi cho nhóm nông dân trồng dừa vay bằng cách tài trợ cho một cơ sở chế biến dừa gần đó thu mua dừa của nông dân. Thêm vào đó, nếu việc sản xuất dây thừng, thảm từ vỏ dừa của nông dân cũng được ngân hàng tài trợ thì rủi ro của nông dân trồng dừa và ngân hàng sẽ giảm đi rất nhiều. Mở rộng chuỗi liên kết này, nếu Ngân hàng tài trợ cho người kinh doanh sản phẩm dừa (chẳng hạn như nhà xuất khẩu dừa chế biến và/hoặc dây thừng, thảm làm từ vỏ dừa) trong quá trình mua bán, rủi ro của người kinh doanh này cũng sẽ giảm.

Tại khâu trung gian, ví dụ khâu cung cấp đầu vào cho nông dân trồng dừa, vận chuyển dừa từ nông dân đến cơ sở chế biến và từ cơ sở chế biến đến tay người kinh doanh, chi phí lưu kho, bảo quản trong quá trình chế biến và tiếp thị được tài trợ sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho các bên liên quan trong chuỗi giá trị. Ngân hàng sẽ gánh chịu toàn bộ rủi ro phát sinh trong chu kỳ vận hành của hàng hoá. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, các chuỗi liên kết giá trị thường ít chịu ảnh hưởng của sự sụp đổ theo chu kỳ hơn so với những chuỗi giá trị không liên kết.

Để đa dạng hóa được sản phẩm cấp tín dụng cho hộ nông dân không phải là một việc làm đơn giản, đòi hỏi Agribank cần phải có một chiến lược cụ thể, phải đầu tư cho việc khảo sát thực tế, thực hiện thí điểm ở một số địa phương nếu thấy có hiệu quả thì mới áp dụng rộng rãi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Mai Sơn Sơn La (Trang 131)