Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Mai Sơn Sơn La (Trang 82)

- Giới thiệu khái quát

3.2.2. Các nhân tố bên trong

a. Chính sách tín dụng

- Chính sách về ưu đãi đối với khách hàng

Agribank chỉ cho vay với những điều kiện ưu đãi khi được Chính phủ, NHNN VN cho phép/chỉ định.

Trong những trường hợp cho vay theo chỉ định của Chính phủ, nếu có phát sinh những rủi ro về lãi suất, về khả năng thu hồi nợ gốc, sẽ được Chính phủ xem xét xử lý theo những quy định phù hợp.

Các khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ, Agribank vẫn phải kiểm tra, thẩm định trước khi quyết định cho vay. Nếu có một khoản vay nào đó xét thấy không đủ điều kiện, không khả thi, Agribank có quyền từ chối cho vay và thông báo cho cơ quan nhà nước có liên quan.

- Chính sách cạnh tranh / marketing

Agribank thực hiện quảng bá các chính sách tín dụng và điều kiện vay vốn nhằm mục đích giúp người vay hiểu và thực hiện đúng, giám sát việc triển khai thực hiện của cán bộ Ngân hàng, thông tin trở lại cho Agribank những đề xuất, kiến nghị cần chỉnh sửa, hoàn thiện các chính sách, điều kiện đó.

+ Các phương pháp quảng bá:

Thông qua các hội nghị khách hàng

Thông qua các tờ rơi

Thông qua các bảng hiệu, biển hiệu, hướng dẫn tại trụ sở giao dịch

Thông qua các cuộc họp tổ vay vốn

Thông qua việc tuyên truyền, phố biến trực tiếp của cán bộ ngân hàng

(Phòng tư vấn và hướng dẫn khách hàng)

Thông qua các thư thăm dò chọn mẫu

- Về chính sách đối với cho vay hộ nông dân chi nhánh thực hiện theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP “Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” thay thế quyết định số 67/1999/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng hơn đối với nguồn vốn vay như:

+ Cơ chế về bảo đảm tiền vay: Nghị định quy định các TCTD được xem xét cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp vay tối đa đến 50 triệu đồng không phải bảo đảm bằng tài sản (Quyết định 67 chỉ cho vay tối đa đến 10 triệu đồng không phải bảo đảm bằng tài sản)

+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới: Nghị định quy định các TCTD được xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng theo quy định hiện hành trong trường hợp khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh); đồng thời căn cứ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới, mà không phụ thuộc vào dư nợ cũ của khách hàng chưa trả nợ đúng hạn. Nghị định cũng quy định các TCTD được xem xét cho khoanh nợ tối đa là 02 năm và không tính lãi cho người vay đối với số dư nợ hiện còn tại thời điểm thiên tai, dịch bệnh diễn ra trên diện rộng, có thông báo của cấp có thẩm quyền. Các qui định này khẳng định rất rõ chính sách ưu đãi của Nhà nước, Chỉnh phủ đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Đối với Chính sách tín dụng này thì chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân tại Chi nhánh đã được thay đổi kể cả lượng và chất, cụ thể số hộ nông dân vay vốn được tăng lên năm 2008 là 2.455 hộ với dư nợ 189 tỷ đồng, năm 2012 là 2.752 hộ với dư nợ 412 tỷ đồng. (tốc độ tăng trưởng là 72%), nợ quá hạn cũng giảm từ 4% năm 2009 xuống 0.03% năm 2012.

Tuy nhiên việc triển khai các Chính sách tín dụng cũng như các quy định về cho vay tới người dân vẫn chưa triệt để, nông dân vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng do thủ tục, hồ sơ quá phức tạp.

Mặc dù đã mang lại những hiệu quả tích cực, tuy nhiên, chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân quy định tại Nghị định 41 vẫn có những bất cập cần tháo gỡ như việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay cũng gặp những trở ngại nhất định. Đây là nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng rất e ngại khi thẩm định, cho vay đối với các khoản vay phục vụ cho nông nghiệp nông thôn, hộ nông dân khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Cụ thể, khi hộ vay vốn phát sinh nợ quá hạn thì việc xử lý tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để thu nợ khó thực hiện bởi nhà và đất ở nông thôn rất khó mua bán, chuyển nhượng, nhất là những trường hợp chỉ có giấy chứng nhận tạm thời hoặc các hộ sản xuất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không đăng ký thế chấp được. Do đó, không đủ điều kiện vay vốn theo quy định. Nông nghiệp, nông thôn là khu vực kinh tế thường có chi phí cao, khả năng sinh lời thấp, nhiều rủi ro khách quan do thiên tai, dịch bệnh... Cộng với đó những phương án sản xuất kinh doanh cũng chưa được thuyết phục nên ngân hàng cũng chưa có cơ sở mà mạnh dạn cho vay. Do đó, mức trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản vay không có tài sản thế chấp từ đó cũng tăng cao hơn, khả năng xử lý thu hồi nợ thường gặp khó khăn . Mặc dù theo Nghị định 41/2010 đã nâng hạn mức cho vay thông thường không cần tài sản thế chấp lên đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, 200 triệu đồng đối với hộ kinh doanh, sản xuất, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn, 500 triệu đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhưng nhiều khách hàng chưa đủ uy tín, thiếu phương án kinh doanh khả thi cùng với việc nâng hạn mức cho vay không cần tài sản thế chấp làm tăng đáng kể rủi ro cho hoạt động của ngân hàng nên các ngân hàng dù rất muốn cũng không thể cho vay. Ngân hàng “ngại” cho vay tới hộ nông dân, còn người dân thì “ngại đi vay” vì cơ chế, thủ tục cho vay phức tạp. Đối với đối tượng sản xuất nông nghiệp nhưng lại phát triển tại khu vực phường, thị trấn… lại không thuộc đối tượng được vay. Nguồn vốn huy động được từ dân cư và từ nguồn vay tái cấp vốn

chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, trong khi đó nhu cầu vay vốn đối tượng nông nghiệp nông thôn phần lớn là nhu cầu vốn trung và dài hạn, trong khi đó để có hiệu quả thì nguồn vốn phải được cho vay trong kỳ hạn dài. Nhu cầu về tín dụng cho nông nghiệp nông thôn đang rất lớn. Các vướng mắc rào cản về tín dụng lĩnh vực này cần các cơ quan chức năng có những giải pháp tháo gỡ hiệu quả và kịp thời để người dân có thể hưởng lợi ích cao nhất từ chính sách hỗ trợ để đầu tư phát triển sản xuất có hiệu quả cao hơn.

b. Quy trình tín dụng

Quy trình cấp tín dụng đối với cho vay cá nhân và hộ gia đình hiện nay Agribank đang thực hiện theo quy định tại Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 và 909/QĐ-HDQT-TDHo ngày 22 tháng 07 năm 2010 của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, là cơ sở để cán bộ tín dụng thực hiện việc thẩm định các điều kiện vay vốn, giải ngân, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay cho đến khi thu hồi được nợ.

Tuy nhiên để chất lượng tín dụng có hiệu quả thì quy trình tín dụng không mang tính cứng nhắc. Đối với mỗi khách hàng khác nhau, Ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt,thực hiện các bước trong quy trình tín dụng cho phù hợp. Ví dụ như đối với các dự án lớn, bước phân tích là rất quan trọng. Thậm chí có trường hợp quá phức tạp, ngân hàng phải thành lập tổ thẩm định riêng. Đối với những món vay tiêu dùng, việc giám sát mục đích sử dụng vốn cần được chú trọng nhiều hơn, còn đối với cho vay các khoản vay chi phí sản xuất cho các hộ nông dân thì cần phải đơn giản hơn bởi vì phương án sản xuất kinh doanh của họ rất đơn giản mà cán bộ tín dụng có thể nắm bắt được một cách dễ dàng. Trên thực tế tại Chi nhánh có nhiều trường hợp do cán bộ quá cứng nhắc trong việc thực hiện quy trình cấp tín dụng do đó không đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của những hộ nông dân, làm nhỡ thời vụ mùa màng

c. Thông tin tín dụng

Đồng thời với các bước trong quy trình tín dụng là công tác thu thập thông tin. Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro tín dụng càng tốt. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, từ phòng thông tin tín dụng

của các ngân hàng thương mại, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, qua việc cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua báo cáo tài chính của khách hàng.

Đối với thu thập thông tin tín dụng của khách hàng là hộ nông dân, Chi nhánh thường áp dụng thu thập từ kênh quản lý của cấp quản lý cơ sở nơi hộ vay cư trú, như Ban quản lý Bản, tiểu khu vì tất cả các khoản vay của người dân với các tổ chức tín dụng trên địa bàn đều phải được xác nhận của Ban quản lý.

Đây là nhân tố rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng bởi vì nếu không xác định chính xác, hộ vay vay nhiều tổ chức tín dụng khác nhau thường dẫn đến mất khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng.

d. Kiểm tra kiểm toán nội bộ

Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra; phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai trái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời.

Đối với hoạt động kiểm toán nội bộ của Chi nhánh đã có ảnh hưởng rất tích cực trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, định kỳ hàng năm có các đợt kiểm tra của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại ngân hàng cấp trên kiểm tra, kiểm tra theo chuyên đề của phòng tín dụng chủ quản, tự kiểm tra chéo địa bàn của Chi nhánh, thành lập các tổ kiểm tra đột xuất do Giám đốc chỉ định…những hoạt động kiểm tra trên đã phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót do cán bộ tín dụng thực hiện.

e. Công tác tổ chức – chất lượng cán bộ của Chi nhánh

Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sở dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng.

Đối với công tác tổ chức và sắp xếp, quy hoạch cũng như từng bước đào tạo nguồn nhân lực được Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh Mai Sơn Sơn La rất quan tâm, đã mạnh dạn bổ nhiệm các cán bộ trẻ có năng lực, trình độ vào những vị trí quan trọng, tự đào tạo để nâng cao trình độ, nghiệp vụ, thay đổi về lề lối làm việc, thường xuyên giáo dục về đạo đức nghề nghiệp đã ảnh hưởng rất tích cực tới hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Mai Sơn Sơn La (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w