- Giới thiệu khái quát
4.2.1. Hoàn thiện qui trình cấp tín dụng cho hộ nông dân
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.
quan trọng đối với một ngân hàng thương mại.
Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:
Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong
hoạt động tín dụng.
Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
- Hiện nay qui trình cấp tín dụng đã được qui định rất rõ và cụ thể tại các văn bản qui định của NHNN (Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN ngày 03/02/2005); Agribank ( Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam “Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo
ngày 22 tháng 07 năm 2010 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam “Quy định về quy trình cho vay hộ gia đình, cá nhân,
trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”). Tuy
nhiên sau mười năm thực hiện cho vay đối với nông nghiệp nông thôn theo quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Chính phủ, sau 3 năm thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ- CP nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tuy nhiên việc cho vay đối với khu vực này vẫn chưa thực sự có hiệu quả, trong đó sự tiếp cận vốn vay của người dân vẫn khó do thủ tục, quy trình nghiệp vụ vẫn khá phức tạp, trong khi trình độ dân trí còn hạn chế. Để làm tốt được việc này Chi nhánh cần phải áp dụng quy trình cho vay đối với hộ nông dân một cách đơn giản và cụ thể hơn nữa như:
khách hàng là hộ nông dân có nhu cầu vay vốn là rất lớn trong khi đó lực lượng cán bộ tín dụng tại các địa bàn nông thôn có hạn, do vậy để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, giải quyết kịp thời nguồn vốn cho nhân dân khi vào mùa vụ thì việc thẩm định và quyết định cho vay phải giải quyết một cách nhanh chóng. Để đạt được hiệu quả cao thì không thể không cho vay thông qua tổ vay vốn. Đối với cho vay thông qua tổ vay vốn Agribank đã thực hiện từ trước theo văn bản hướng dẫn số 5322/NHNo-TDHo ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam, tuy nhiên để cho vay thông qua tổ một cách có hiệu quả thì Chi nhánh cần triển khai một số công việc sau:
- Đối với các tổ chức chính trị tại địa phương
+ Phối kết hợp với Hội Nông dân, Hội phụ nữ huyện Mai Sơn tổ chức tập huấn cho cán bộ Tổ vay vốn, cán bộ phụ trách theo dõi của Hội về qui trình, nghiệp vụ của Ngân hàng
+ Trực tiếp ký Hợp đồng dịch vụ với Tổ vay vốn do Hội Nông dân, Hội Phụ nữ lập.
+ Chi trả hoa hồng dịch vụ cho Tổ vay vốn và các cấp Hội Nông dân, Hội Phụ nữ theo thỏa thuận và hướng dẫn của NHNo. Mức chi hoa hồng căn cứ vào chất lượng tín dụng của Tổ vay vốn và các phần việc đã hoàn thành theo Hợp đồng dịch vụ đã ký.
+ Phối hợp với Hội Nông dâm, Hội Phụ nữ kiểm tra hoạt động của tổ vay vốn và việc thực hiện Hợp đồng dịch vụ của tổ vay vốn với Chi nhánh.
+ Từ chối cho vay nếu tổ vay vốn hoặc hộ vay vốn không đủ điều kiện theo qui định sau khi đã trao đổi, thống nhất với Hội nông dân, Hội Phụ nữ cơ sở.
+ Thường xuyên cung cấp số liệu và phản ánh tình hình liên quan đến hoạt động của tổ vay vốn cho Hội Nông dân, Hội Phụ nữ nhằm đôn đốc các tổ vay vốn, hội viên vay vốn, hộ vay vốn thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
- Đối với cán bộ tín dụng
+ Thường xuyên sâu sát các tổ vay vốn để kịp thời đôn đốc các hộ vay trả lãi và nợ gốc đến hạn đúng theo thỏa thuận cũng như nắm rõ tình hình để ngăn chặn và phát hiện sớm nguy cơ nợ quá hạn, và sớm có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
+ Gắn trách nhiệm cán bộ và việc đánh giá, xếp loại cán bộ với địa bàn phụ trách: Việc đánh giá xếp loại cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ tín dụng . Vì vậy, đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để tăng cường tính trách nhiệm của cán bộ được giao phụ trách địa bàn trong việc củng cố và duy trì chất lượng tín dụng tại địa bàn mình phụ trách.
+ Tham gia sinh hoạt với các tổ vay vốn (đặc biệt là các tổ vay vốn xếp loại yếu kém và trung bình).
+ Trước khi giải quyết cho vay phải tổ chức đối chiếu tình thình thực tế của hộ vay căn cứ vào biên bản đánh giá của tổ vay vốn, sau đó mới ký duyệt mức cho vay.
- Thiết lập hồ sơ thủ tục vay vốn
+ Cần đơn giản hóa thủ tục tiếp cận vốn, cũng như cho vay phù hợp với điều kiện sản xuất của bà con. “Ví dụ, cho vay theo niên vụ cây trồng; cho vay theo hạn mức tín dụng. Nghĩa là hộ nông dân được cấp một hạn mức vay nào đó, đầu tư vào sản xuất đến hết vụ thì trả lại ngân hàng, vụ sau lại tiếp tục vay mà không phải làm thêm hồ sơ, thủ tục nữa”
+ Đối với các hồ sơ cho vay có bảo đảm bằng tài sản, do tính chất phức tạp của bộ hồ sơ là phải đăng ký giao dịch bảo đảm cũng như công chứng hợp đồng thế chấp thì cán bộ tín dụng cần phải hướng dẫn cho khách hàng một cách cụ thể, từng loại giấy tờ, nơi đăng ký, lệ phí thu... để khách hàng biết cách để thực hiện.
- Giải ngân, thu nợ
+ Thành lập các điểm giao dịch tại UBND xã có số lượng khách hàng vay lớn để thuận tiện cho quá trình giải ngân, thu nợ cho bà con, có thể quy định lịch làm việc tại các điểm giao dịch để bà con nhân dân có thể đến để làm thủ tục hồ sơ, nhận tiền và trả tiền tại điểm giao dịch.
- Thông tin, tuyên truyền
+ Tuyên truyền, phổ biến các chính sách chế độ, quy định cho vay của Agribank tới người dân bằng nhiều hình thức đặc biệt là thông qua tuyên truyền qua các cuộc họp dân của cán bộ tín dụng.
+ Xây dựng được một mối quan hệ thật tốt với chính quyền địa phương (huyện và xã): Để các tổ chức Hội, đoàn thể làm tốt các nội dung công việc được ủy
thác, sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác là rất quan trọng. Vì vậy, xây dựng được mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương sẽ giúp Chi nhánh tranh thủ được sự chỉ đạo của UBND huyện, xã đối với Hội đoàn thể cấp huyện và cấp xã.
+ Làm tốt hoạt động phối hợp với UBND huyện/xã, Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ vay vốn: Quá trình triển khai các chương trình cấp tín dụng và hiệu quả của hoạt động ủy thác ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng trên địa bàn. Vì vậy, Chi nhánh cần phối hợp tốt với chính quyền địa phương, các tổ chức các Hội nhận ủy thác và các tổ vay vốn nhằm đảm bảo tất cả các công đoạn trong qui trình cho vay được triển khai một cách có chất lượng và hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng trên toàn địa bàn huyện.