- Giới thiệu khái quát
4.3.1. Kiến nghị với chính phủ
- Đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 41/2010/NĐ-CP để bảo đảm nông dân ở các vùng thị xã, thị trấn, thành phố từ xã lên phường đều được hưởng chính sách của Nghị định.
- Có chính sách hỗ trợ ổn định giá cho sản phẩm nông nghiệp (ngô) như hỗ trợ lãi suất cho vay thu mua tạm trữ ngô.. vì tỉnh Sơn La nói chung và địa bàn huyện Mai Sơn nói riêng là vựa ngô lớn thứ 2 của cả nước, sản lượng hàng năm gần 1 triệu tấn.
- Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân là lĩnh vực có mức độ rủi ro rất lớn, vì vậy Chính phủ cần có những qui định ưu đã đối với những tổ chức tín dụng đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chẳng hạn, đối với các khoản vốn cho vay bị thiệt hại do thiên tai, Chính phủ cần có các giải pháp hỗ trợ cho các TCTD như giảm bớt thuế, cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu…để các TCTD có thể khoản nợ, dãn nợ hoặc miễn lãi đối với số vốn bị thiệt hại.
- Cần sớm thành lập các quỹ bảo hiểm ngành, hàng cho các hộ nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nông nghiệp để tăng mức vay vốn, tháo gỡ khó khăn về tài sản thế chấp, đảm bảo tính an toàn cho nguồn vốn vay của ngân hàng.
4.3.2. Đối với Bộ ngành, ngân hàng Nhà nước
- Đề nghị NHNN phối hợp với bộ, ngành hữu quan nhanh chóng nghiên cứu sử đổi những bất cập, vướng mắc trong Nghị định 41 để bảo đảm nông dân ở các vùng thị xã, thị trấn, thành phố từ xã lên phường đều được hưởng chính sách.
- Đề nghị NHNN tiếp tục ưu tiên mức dự trữ bắt buộc và tăng mức cho vay tái cấp vốn đối với Agribank để Agribank chuyển tải nguồn vốn đến các vùng có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn như tỉnh Sơn La.
4.3.3.1 UBND tỉnh Sơn La
- Có văn bản chỉ đạo yêu cầu Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với Agribank Sơn La trong việc triển khai cho vay theo Nghị định 41 theo nhiệm vụ chức năng của mình và mở tài khoản tiền gửi tại các Chi nhánh Agribank trong tỉnh Sơn La để tạo nguồn vốn cho vay.
- Cân đối nguồn vốn ngân sách dành ra một khoản để hỗ trợ lãi suất cho vay đối với một số đối tượng nông nghiệp, nông thôn;
- Hỗ trợ Chi nhánh trong việc thẩm định, cho vay, thu hồi nợ vay…
- Cần sớm hoàn thành và công bố các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn.
Một trong những giải pháp quan trọng nhằm mở rộng tín dụng đối với hộ nông dân của Agribank trong thời gian tới là đẩy mạnh cho vay theo dự án. Đây là phương thức tín dụng mở rộng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần sớm hoàn thiện quy hoạch phát triển, xác định định hướng phát triển các ngành nghề để trên cơ sở đó, Agribank sẽ chủ động xây dựng kế hoạch cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của từng vùng, từng ngành một cách hợp lý và hiệu quả.
4.3.3.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La
- Chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; hướng dẫn các hộ gia đình, hợp tác xã, chủ trang trại và các đối tượng xây dựng dự án, phương án sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, làm cơ sở để Agribank có biện pháp đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, giống, bảo quản sau thu hoạch để phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm của nông dân; thông tin thị trường và thiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
4.3.3.3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương
Cùng nhau phố hợp để khai thác nguồn vốn trong và ngoài nước để ủy thác cho Agribank cho vay nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ nông dân về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông nghiệp;
4.3.3.4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4.3.3.5. UBND huyện Mai Sơn
Chỉ đạo các xã, thị trấn, phối hợp chặt chẽ với Agribank Chi nhánh Mai Sơn Sơn La trong việc triển khai nghị định 41