Quản lý chất lượng của Ban quản lý dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Quản lý của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp Sở Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư (Trang 26)

- Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch về kiểm soát

1.2. Quản lý chất lượng của Ban quản lý dự án

1.2.1. Khái niệm

Quản lý chất lượng Dự án Thuỷ lợi là tập hợp hoạt động của các Chủ thể quản lý nhằm tác động lên chất lượng dự án thủy lợi bao gồm lập kế hoạch chất lượng, tổ chức đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng dự án thủy lợi. Nội dung QLCL có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác nhau, mỗi nội dung là kết quả do hai nội dung kia đem lại, đồng thời cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hai nội dung kia. Trên thực tế quản lý chất lượng Dự án nhà nước là sự phối hợp của các chủ thể tham gia vào quá trình Dự án đầu tư xây dựng: Nhà nước (Bộ xây dựng, Bộ NN & PTNT, Bộ Công Thương, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng…), Chủ đầu tư , Nhà thầu khảo sát, cơ quan thẩm định ( Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Xây Dựng), Nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, cơ quan kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lượng, công ty Bảo hiểm, các tổ chức xã hội, cộng đồng….

Để phát huy được vai trò của dự án theo đúng nội dung đầu tư được duyệt Ban QLDA có trách nhiệm quản lý chất lượng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư đến khi bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. Trong đó quản lý chất lượng dự án thủy lợi của Ban quản lý dự án giai đoạn thực hiện đầu tư là hoạt động quản lý quan trọng nhất nhằm đảm bảo chất lượng dự án thủy lợi.

Quản lý của Ban quản lý dự án đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư là sự tác động của Ban quản lý dự án lên các Nhà thầu tư vấn khảo sát; thiết kế; thi công công trình thủy lợi thông qua một quá trình quản lý lập kế hoạch chất lượng; tổ chức thực hiện kế hoạch chất lượng; kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng công trình thủy lợi theo quy định đã được phê duyệt.

1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng

- Mục tiêu: Mục tiêu của quản lý của Ban quản lý dự án đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư nhằm đảm bảo (1) đạt được những mục tiêu tiêu chuẩn về chất lượng công trình thủy lợi; (2) đáp ứng được những yêu cầu của Chủ đầu tư, của những tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ Dự án Thuỷ lợi mang lại; (3) đảm bảo chất lượng dự án công trình thủy lợi nhằm tối ưu trong quá trình điều tiết nước tưới tiêu cho nông nghiệp; thủy điện và nước sinh hoạt cho người hưởng lợi từ dự án theo đúng nhiệm vụ đầu tư của dự án đã phê duyệt; (4) nâng cao chất lượng dự án góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

- Tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng dự án giai đoạn thực hiện đầu tư

Tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình xây dựng là có sự phân biệt đối với các công trình xây dựng thủy lợi khác nhau.

a) Bộ tiêu chí về sản phẩm đầu ra của công trình thủy lợi

Sản phẩm đầu ra của công trình thủy lợi đảm bảo chất lượng phải thỏa mãn các tiêu chí: (1) chất lượng công trình (an toàn chịu lực, công năng sử dụng và kiến trúc), (2) an toàn trong thi công xây dựng; phòng chống chát nổ và việc thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường,(3) công tác quản lý chất lượng của các chủ thể tham gia xây dựng công trình; sự tuân thủ về các quy định quản lý chất lượng; các quy trình; quy phạm trong xây dựng, (4) việc thực hiện đúng tiến độ xây dựng công trình đã được cơ quan; cấp có thẩm quyền phê duyệt, (5) ứng dụng công nghệ mới; vật liệu mới; tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng, (6) đánh giá của người quản lý; sử dụng công trình và dư luận xã hội về chất lượng công trình. Bộ tiêu chuẩn gôm: 22TCN334-2006 quy trình thi công và nghiệm thu lớpcấp phối đá răm kết cấu áo đường; TCXDVN 309-2004 công tác trắc địa trong XDCT; 14TCN 102-2002 quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong CTTL, TC4453-1995 kết cấu BT và BTCT

toàn khối. TC4453-1995 kết cấu BT và BTCT toàn khối.TCVN 4447-2012 công tác đất tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu; TCXDVN 309-2004 công tác trắc địa trong XDCT; 14TCN 102-2002 quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong CTTL

b) Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng khảo sát địa hình, địa chất

Một hoạt động khảo sát địa hình, địa chất dự án thủy lợi đảm bảo chất lượng là hoạt động khảo sát phải phù hợp với đề cương khảo sát đã được Chủ đầu tư phê duyệt gồm về mục đích khảo sát, phạm vi khảo sát, phương pháp khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát, phù hợp với vị trí giới hạn và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, phù hợp với đặc điểm, quy mô, tính chất công trình.

Các sản phẩm khảo sát phải đạt được các tiêu chuẩn về khảo sát được áp dụng cho từng loại công tác của khảo sát xây dựng. Hiện nay, tiêu chuẩn khảo sát địa hình địa chất công trình thủy lợi gồm 2 tiêu chuẩn (1) tiêu chuẩn TCVN:8478- 2010 về Công trình thủy lợi yêu cầu thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; và (2) tiêu chuẩnTCVN:8477- 2010 về Công trình thủy lợi yêu cầu thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

c) Tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế

Hoạt động thiết kế là hoạt động của các nhà thầu thiết kế trong đó nhà thầu cần dựa trên tài liệu địa chất chính xác để thiết kế xử lý nền, lập tổng tiến độ thi công, phương pháp thi công, trình tự thi công và dự toán các hạng mục công trình.

Một sản phẩm của hoạt động thiết kế phải đảm bảo các tiêu chí sau: sự phù hợp với các bước thiết kế trước đã phê duyệt; sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình; sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng; đánh giá mức độ an toàn công trình; sự hợp lý của việc lựa chọn dây truyền và thiết bị công nghệ ( nếu có); sự tuân thủ về bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy. Hiện nay tiêu chuẩn thiết kế dự án thủy lợi gồm: TCXD57-53 về thiết kế tường chắn công trình thủy công; TCVN8419-2010 về thiết kế đê kè bảo vệ bờ sông để chống lũ; thiết kế tường chắn công trình thủy công; TCVN8419-2010 về thiết kế đê kè bảo vệ bờ sông để chống lũ; TCVN4253-1986 vềTiêu chuẩn nền các công trình thủy công; Quy phạm C876 về tính toán thủy lực đập tràn; TCVN8422-2010 về Công trình thủy lợi thiết kế tầng lọc ngược CT thủy công; 14TCN 100-2001 về Thiết bị quan trắc cụm đầu mối công trình thủy lợi; QP TLC1-75 vềTính toán thủy lực cống dưới sâu; 14TCN157-2005 vềTiêu chuẩn thiết kế đập đầm nén.

d) Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình

Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình kè bảo vệ

Tên hoạt động trong thi công Tiêu chuẩn chất lượng

1.Tường chân kè: TCXDVN 309-2004 công tác trắc địa trong XDCT; 14TCN 102-2002 quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong CTTL; TCVN 4055-1985 tổ chức thi công; TCVN 4447-2012 công tác đất tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu; TC4453-1995 kết cấu BT và BTCT toàn khối. 2. Đào; đắp; lu nèn đất TCVN 4447-2012 công tác đất tiêu chuẩn thi công và

nghiệm thu; TCXDVN 309-2004 công tác trắc địa trong XDCT; 14TCN 102-2002 quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong CTTL

3. Thi công dầm ngang, dầm dọc TC4453-1995 kết cấu BT và BTCT toàn khối. 4. Lát mái, trồng cỏ TCXDVN 309-2007 kết cấu BT và BTCT lắp ghép.

Nguồn: Phòng quản lý chất lượng thi công

Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình kè bảo vệ

Tên hoạt động trong thi công

Tiêu chuẩn

1.Tổ chức thi công TCVN 4055-1985 tổ chức thi công; TCVN 4447-2012 công tác đất tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu;

2. Công tác đất; đắp đập TCVN 4447-2012 công tác đất tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu; TCXDVN 309-2004 công tác trắc địa trong XDCT; 14TCN 102-2002 quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong CTTL

3.Định vị tuyến đập; định vị tim; tuyến tràn. TCXDVN 309-2004 công tác trắc địa trong XDCT; 14TCN 102-2002 quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong CTTL

4. Công tác bê tông TC4453-1995 kết cấu BT và BTCT toàn khối. TC4453-1995 kết cấu BT và BTCT toàn khối.

5. Rải cấp phối nền đường 22TCN334-2006 quy trình thi công và nghiệm thu lớpcấp phối đá răm kết cấu áo đường

Nguồn: Phòng quản lý chất lượng thi công

1.2.3. Nội dung quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban quản lý dự án

a) Xây dựng chính sách về chất lượng: Xây dựng chính sách về chất

lượng là chức năng quản lý nhằm thiết lập mục tiêu, yêu cầu chất lượng, yêu cầu hệ thống chất lượng, các quy định đảm bảo chất lượng và xác định các công việc cụ thể để thực hiện các mục tiêu yêu cầu đó. Chính sách chất lượng được xây dựng cho toàn bộ các công việc bao gồm quy trình quản lý chất lượng, mô hình quản lý, hình thức quản lý, tiến độ và kiểm soát toàn bộ hoạt động chất lượng.

Ban quản lý dự án căn cứ các văn bản pháp lý, các quy định của Nhà nước (Chính Phủ các Bộ, ngành liên quan) các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình … để đưa ra chính sách chất lượng chung cho Dự án. Tuy nhiên, tùy theo thẩm quyền mà Ban quản lý dự án có thể được hoặc không được phê duyệt chính sách chất lượng mà phải trình lên cho Chủ đầu tư phê duyệt chính sách chất lượng.

b) Xây dựng các kế hoạch kiểm soát chất lượng

Các kế hoạch kiểm soát chất lượng bao gồm kế hoạch kiểm soát khảo sát địa hình; địa chất, thiết kế(thẩm định thiết kế), kế hoạch kiểm soát thi công.

Kế hoạch kiểm soát khảo sát địa hình; địa chất: Là một loại kế hoạch xác định mục tiêu của kiểm soát khảo sát xây dựng và những nội dung khảo sát xây dựng công trình thủy lợi, thời gian, địa điểm khảo sát. Kế hoạch kiểm soát bao gồm kế hoạch nhiệm vụ khảo sát, kế hoạch kiểm soát khảo sát thực địa (xác định vị trí khảo sát; quy trình thực hiện khảo sát; thí nghiệm hiện trường), kế hoạch nghiệm thu kết quả khảo sát (tiêu chuẩn áp dụng khảo sát; khối lượng khảo sát thực hiện). Ban QLDA được sự ủy quyền của Chủ đầu tư sẽ lập kế hoạch nhiệm vụ khảo sát hay đề cương khảo sát.

Kế hoạch kiểm soát thiết kế công trình: Là kế hoạch xác định mục tiêu kiểm soát thiết kế và nội dung kiểm soát thiết kế, thời gian, địa điểm, nguồn lực thực hiện. Các kế hoạch kiểm soát thiết kế bao gồm kế hoạch giám sát thực hiện hợp đồng về tiến độ; kế hoạch thẩm tra ( đơn giá; định mức áp dụng đã phù hợp hay chưa? phương án thiết kế đưa ra đã phù hợp với nhiệm vụ công trình hay chưa?), nghiệm thu sản phẩm thiết kế gồm khối lượng công việc đã thực hiện.

Kế hoạch kiểm soát thi công bao gồm:

- Mục tiêu kế hoạch là thi công theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng phát huy được nhiệm vụ của dự án, mục tiêu thể hiện ở các tiêu chí về thời gian, chi phí, yêu cầu chất lượng

gian, tiến độ và chi phí kiểm soát cụ thể các nội dung sau đây:

(1) kiểm tra các điều kiện khởi công công trình; kiểm tra sự phù hợp năng lực của Nhà thầu thi công xây dựng cộng trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.

- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của Nhà thầu đưa vào công trường. + Về nhân lực: Sự phù hợp về số lượng, trình độ chuyên môn theo văn bằng; chứng chỉ của đội ngũ cán bộ của Ban điều hành, các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật được huy động đến công trường, trưởng các bộ phận tham gia dự án, gói thầu, công trình.

+ Về thiết bị: Sự phù hợp về số lượng, chủng loại của máy móc, thiết bị được huy động đến công trường so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng; giấy đăng kiểm; giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật

- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng công trình: + Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu từ cấp lãnh đạo đến các phòng, ban, bộ phận nghiệp vụ chuyên môn, phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô dự án, gói thầu, công trình xây dựng

+ Bảng tiến độ thi công tổng thể phù hợp với tiến độ hợp đồng: Tiến độ thi công chi tiết các hạng mục công trình, hạng mục công trình phù hợp với tiến độ thi công tổng thể. Kế hoạch kiểm soát tiến độ thi công tổng thể. Kế hoạch kiểm soát tiến độ thi công của Nhà thầu trong đó có quy định cụ thể việc cập nhật tiến độ thi công thực tế hiện trường và các giải pháp điều chỉnh kịp thời đảm bảo khắc phục phần khối lượng thi công chậm.

+ Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu trên công trường: Sơ đồ tổ chức các bộ phận và các quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ của từng cá nhân trong việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát tiến độ, chất lượng xây dựng công trình.

(2) Kiểm tra quá trình thi công

- Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế bao gồm: (1) kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của Nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm; (2) kiểm tra xuất xứ, nhãn mác hàng hóa theo quy định hợp đồng và hồ sơ dự thầu; (3) kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình.

- Kiểm tra biện pháp thi công; các biện pháp đảm bảo an toàn lao động; phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường

công trình: (1) kiểm tra, giám sát thường xuyên, có hệ thống quản lý Nhà thầu triển khai các công việc tại hiện trường về sự tuân thủ hợp đồng xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, về biện pháp thi công, sơ đồ tổ chức thi công, máy móc thiết bị thi công, nguồn gốc xuất xứ, chủng loại, chất lượng thiết bị, vật tư, vật liệu sử dụng. (2) phát hiện, xử lý kịp thời các sai sót, bất hợp lý về thiết kế và các phát sinh trong quá trình thi công để điều chỉnh hoặc yêu cầu tư vấn thiết kế điều chỉnh. (3) tổ chức kiểm định ngay chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình khi có nghi ngờ về chất lượng. (4) kiểm tra nhật ký thi công công trình và công tác lập, quản lý hồ sơ hoàn công theo tiên độ hoàn thành thi công bộ phận; hạng mục công trình.

1.2.3.2 Tổ chức thực hiện về kế hoạch chất lượng a) Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA

* Giám đốc Ban

- Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ đầu tư về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ công chức thuộc thẩm quyền quản lý.

- Giám đốc quyết định việc phân công cán bộ ở đơn vị. Trong thời gian vắng mặt giám đốc ủy quyền cho Phó giám đốc thay mặt để giải quyết các công việc theo thẩm quyền của giám đốc.

- Trong quá trình điều hành, khi cần thiết giám đốc sẽ trực tiếp chỉ đạo thực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Quản lý của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp Sở Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w