Điểm yếu quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Quản lý của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp Sở Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư (Trang 79)

- Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch về kiểm soát

2.4.2. Điểm yếu quản lý chất lượng

Công tác quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp các năm gần đây bên cạnh những công việc đã đạt được cũng còn nhiều công việc chưa hoàn thành, còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Những vướng mắc khó khăn này làm ảnh hưởng đến việc quản lí dự án về mặt thời gian, gây khó khăn trong quá trình kiểm soát chất lượng dự án. Cụ thể là:

* Về lập kế hoạch chất lượng

Ban chưa có chính sách riêng về chất lượng, mà chỉ có một chính sách chung về QLDA. Chính sách này cũng chưa quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà thầu trong việc đảm bảo chất lượng như cấp độ sai phạm và số lần sai phạm của Nhà thầu được xử lý như thế nào.

Trong lập kế hoạch chất lượng khảo sát chưa có nội dung quản lý đúc mẫu mốc khảo sát; bảo dưỡng mẫu thí nghiệm và thí nghiệm tại hiện trường do vậy khi thực hiện công tác giám sát chưa được cán bộ quan tâm đúng mức mà tự để cho Nhà thầu tự thực hiện đến giai đoạn thi công bàn giao mặt bằng cho Nhà thầu hầu hết các mốc đều bị mất và phải xác định lại hay công tác bảo dưỡng mẫu thí nghiệm

và thí nghiệm hiện trường muốn cho kết quả chính xác thì phải được thực hiện ngay tại hiện trường nhưng trên thực tế công việc này được lấy mẫu và chuyển đến phòng thí nghiệm trong quá trình vận chuyển công tác bảo quản không đảm bảo dẫn đến kết quả thí nghiệm cho độ chính xác chưa cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng dự án giai đoạn tiếp theo.

Kế hoạch quản lý chất lượng thiết kế mới chỉ đưa ra các công việc cần phải thực hiện để quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế chứ chưa đưa ra được trách nhiệm của tư vấn thiết kế khi sản phẩm thiết kế không đạt. Sản phẩm thiết kế không đảm bảo sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả sảy ra khi thực hiện ở giai đoạn thi công như: Tính thiếu khối lượng, sai định mức đơn giá... trong quá trình thi công phải điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư gây lãng phí vốn của Nhà nước hay tính toán sự ổn định và độ chặt của đất không đảm bảo khi thi công hay bị sụt sạt, Nhà thầu thi công phải làm đi làm lại nhiều lần gây tốn kém và tăng chi phí cho Nhà thầu vì theo nguyên tắc quản lý đầu tư khi sản phẩm thi công chưa được nghiệm thu thì chi phí đó Nhà thầu thi công vẫn phải chịu.

Trong kế hoạch quản lý thi công chưa có nội dung quản lý hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý thi công đối với cán bộ giám sát thực tế nội dung này khá quan trọng trong suốt quá trình thi công; nghiệm thu; thanh quyết toán sau này. Công tác này nếu không được trú trọng hồ sơ tài liệu rất dễ bị mất mát, thất lạc sẽ rất khó khôi phục gây khó khăn trong quản lý vì thời gian thi công kéo dài. Hay chưa có nội dung quy định việc ghi chép nhật ký của Nhà thầu thi công trên công trường, thực tế công việc này đều được các Nhà thầu hồi ký số liệu thường bị sai lệch so với các biên bản nghiệm thu gây khó khăn cho công tác nghiệm thu, thanh quyết toán khối lượng của Ban.

* Về tổ chức thực hiện kế hoạch về chất lượng

Thứ nhất: Cơ cấu tổ chức bộ máy QLCL của Ban còn một số bất cập như tính chất nhiệm vụ liên quan đến ĐBGPMB cho các công trình thủy lợi là tương đối đơn giản nên không cần phải có bộ phận quản lý ĐBGPMB riêng biệt. Trong khi các nhiệm vụ liên quan đến QLCL lại rất quan trọng nhưng lại thiếu hụt nhân sự, điều này là do việc chuyên môn hóa và hình thành các phòng ban trong Ban QLDA chưa phù hợp.

Thứ hai: Năng lực của Ban còn nhiều bất cập

sau khi hoạt động đã bộc lộ một số tồn tại đặc biệt là về cơ cấu: Bộ phân kỹ sư giám sát, cán bộ làm công tác chuyên môn thiếu, bộ phận nghiệp vụ văn phòng lại thừa nhất là cán bộ hành chính. Trong giai đoạn này, việc triển khai các công trình chủ yếu là giai đoạn lập dự án đầu tư, nguồn kinh phí quản lý hạn hẹp, mức lương và các chế độ đãi ngộ thấp là một nguyên nhân khiến Ban không tuyển được những kỹ sư giỏi có kinh nghiệm.

Việc chỉ đạo phối hợp giữa Ban QLDA, tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra và Nhà thầu thi công đôi khi chưa nhịp nhàng tạo điều kiện tháo gỡ cho Nhà thầu thi công. Sự phối hợp làm việc của các cán bộ trong Ban chưa được chặt chẽ dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Cán bộ được cử theo dõi dự án chưa chủ động sự kết hợp với các phòng Ban chưa kịp thời

Tính thụ động trong công việc còn khá phổ biến, trách nhiệm cá nhân còn chưa được làm rõ ràng nên dễ dẫn đến tình trạng " cha chung không ai khóc".

Trình độ chuyên môn của một số giám sát tại Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu công việc như chưa đáp ứng được của tiến bộ khoa học kỹ thuật; chưa nắm bắt được đầy đủ các quy trình quy phạm hiện hành và các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án. Một số cán bộ giám sát còn chưa thực sự tâm huyết

Số lượng cán bộ viên chức trong Ban còn mỏng. Những cán bộ chuyên gia trong Ban cũng không nhiều, hơn nữa Ban quản lí các dự án một cách liên tục, chồng chéo vì vậy gây ra tình trạng thiếu chuyên gia. Bên cạnh đó Ban chưa tạo được môi trường làm việc năng động chuyên nghiệp để phát huy tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên chức trong Ban.

Ban quản lí các dự án một cách liên tục, chồng chéo vì vậy gây ra tình trạng thiếu cán bộ. Bên cạnh đó Ban chưa tạo được môi trường làm việc năng động chuyên nghiệp để phát huy tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên chức trong Ban.

Thứ ba: Quá trình thực hiện Ban đã đôn đốc tiến độ thực hiện xong hiệu quả chưa cao hầu hết các dự án đều chậm ở tất cả các khâu so với kế hoạch dẫn đến phải bù giá nhân công, nguyên nhiên vật liệu làm tăng chi phí, làm giảm hiệu suất đầu tư công trình.

Chưa đôn đốc kịp thời các Nhà thầu trong việc thực hiện đúng trình tự xây dựng cơ bản, các quy định của văn bản hiện hành như: kiểm tra việc lập tiến độ thi công trước khi triển khai thi công công trình của các Nhà thầu; lập hồ sơ trình Ban duyệt khi thay đổi biện pháp thi công các hạng mục công trình, Công tác an toàn lao

động và vệ sinh môi trường các Nhà thầu thực hiện không nghiêm túc, không có hệ thống quản lý chất lượng và nghiệm thu nội bộ theo quy định tại nghị định 209, chưa quan tâm đến công tác an toàn lao động và VSMT hầu như tất cả các Nhà thầu tham gia các gói thầu xây lắp tại Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp đều vi phạm

Các nhà thầu thi công còn tự ý thi công và không có đủ cán bộ kỹ thuật, thiếu tôn trọng Ban. Khi Ban tổ chức giao ban vào thứ sáu hàng tuần để kiểm điểm công việc và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công nhưng Nhà thầu thường xuyên vắng mặt, khi làm sai so với hồ sơ dự thầu thì không lập hồ sơ trình duyệt mặc dù Ban đã có nhiều công văn yêu cầu nhà thầu làm đúng trình tự XDCB

* Vê kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu được giao nhiệm vụ quản lý những công trình đặc thù thuộc lĩnh vực thủy lợi, do vậy vị trí công trình thường nằm ở vùng sâu, vùng xa có địa hình hiểm trở; đồi núi đi lại rất khó khăn trong khi đó dự án đòi hỏi phải có yêu cầu kỹ thuật cao. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây hạn chế trong quá trình kiểm soát chất lượng mà Ban luôn phải đối mặt, cụ thể:

- Về nội dung kiểm soát

+ Kiểm soát chất lượng khảo sát địa hình; địa chất và thiết kế:

Các công trình thuỷ lợi do Ban thực hiện thường là những công trình lớn và trọng điểm của tỉnh nên các Nhà thầu tư vấn khảo sát thiết kế chủ yếu ở Hà Nội mới đáp ứng được năng lực. Quá trình thực hiện do Nhà thầu không có mặt ở địa phương nên quá trình trao đổi thông tin; làm việc không được thường xuyên nhiều lúc công việc bị gián đoạn phải chờ đợi để đợi Nhà thầu lên trao đổi; giải quyết thì mới thực hiện được bước tiếp theo.

Do công trình ở xa; địa hình phức tạp khó khăn cho lưu trữ; bảo quản mẫu để thí nghiệm ảnh hưởng đến kết quả khảo sát, thiết kế

Công trình thường có quy mô lớn, cán bộ kiểm soát mỏng; trẻ; thiếu kinh nghiệm cũng là nguyên nhân hạn chế trong quá trình thực hiện.

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn cho phép áp dụng khi có thay đổi về chính sách của UBND tỉnh Lai Châu thường chậm từ 3-6 tháng sau khi thông tư; nghị định đó ban hành như điều chỉnh về lương; nhân công; thông báo giá vật liệu gây khó khăn trong quá trình thẩm định dự toán thiết kế bản vẽ thi công.

+ Kiểm soát chất lượng thi công

dài gây khó khăn cho cán bộ giám sát cập nhật các chế độ chính sách như tiêu chuẩn; quy phạm mới do Nhà nước ban hành.

- Về quy trình kiểm soát:Quy trình kiểm soát chất lượng đang thực hiện mới chỉ dừng lại ở các bước cần phải thực hiện công việc chứ chưa đưa ra được một quy trình kiểm soát chi tiết cho việc khảo sát, thiết kế và thi công công trình nên khi thực hiện một số công việc quan trọng thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ gây ảnh hưởng đến chất lượng dự án.

- Về công cụ kiểm soát

Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư và kết thúc đầu tư: Thực hiện thường chậm so với thời gian quy định; còn lúng túng trong việc cập nhật số liệu của các bộ phận khác liên quan. Đặc biệt sự phối hợp của kỹ sư trực tiếp giám sát chưa nhịp nhàng, chưa đạt yêu cầu về nội dung và thời gian.

Việc cập nhật số liệu phục vụ công tác báo cáo: Chưa thực hiện tốt việc lập thành cơ sở dữ liệu theo từng công trình, cập nhật một cách thường xuyên quá trình diễn biến về thi công, giải quyết khó khăn vướng mắc, quá trình thanh toán... theo một mẫu thống nhất cho các công trình để việc lập báo cáo được nhanh và đầy đủ.

Công tác báo cáo còn thiếu tính chủ động.

Việc giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện các hợp đồng chưa được quan tâm, chưa có hệ thống.

Công tác cập nhật thông tin, tài liệu các địa phương trong vùng dự án phục vụ cho công tác chuẩn bị đầu tư của Ban còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Các thiết bị kiểm định chất lượng thiếu và chưa kịp thời

Vật liệu vận chuyển khó khăn cũng ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công trình

Ban thiếu các phần mềm để tính toán ổn định kết cấu của công trình, hạng mục công trình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Quản lý của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp Sở Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w