- Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch về kiểm soát
2.3.3. Thực trạng kiểm soát về chất lượng
2.3.3.1. Thực trạng thực hiện nội dung kiểm soát chất lượng
a. Thực trạng nội dung kiểm soát chất lượng khảo sát, thiết kế
Về kiểm soát chất lượng khảo sát
Trong công tác này, cán bộ quản lý chất lượng đã thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch Ban đã lập ra, cụ thể :
Phòng quản lý chất lượng công trình cử cán bộ giám sát xuống hiện trường để thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi hoàn thành công việc.
Tiến hành kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát xây dựng so với hồ sơ dự thầu về nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát, phòng thí nghiệm được nhà thầu khảo sát xây dựng sử dụng. Cụ thể tại công trình hồ chứa nước Pa Khóa trong quá trình kiểm soát chất lượng Ban đã phát hiện ra toàn bộ tài liệu khảo sát không phù hợp với nhiệm vụ đề cương đã phê duyệt. Sau nhiều lần trao đổi bằng điện thoại đơn vị tư vấn vẫn không chỉnh sửa hồ sơ theo đúng yêu cầu. Ban đã có 03 văn bản gửi Nhà thầu thực hiện đúng đề cương và các điều khoản theo hợp đồng. Một tháng sau khi gửi văn bản lần cuối Nhà thầu không đáp ứng được các yêu cầu công việc Ban đã xin ý kiến Chủ đầu tư về phương án thực hiện kế hoạch tiếp theo đồng thời kiên quyết chấm dứt hợp đồng với Nhà thầu và tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát mới, tại khâu này chậm tiến độ 2 tháng.
Ban đã cử cán bộ xuống thực địa để theo dõi, kiểm tra vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực hiện quy trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt. Kết quả theo dõi, kiểm tra được ghi chép vào nhật ký khảo sát xây dựng và phải báo cáo lại cơ quan. Quá trình giám sát cán bộ Ban đã kịp thời phát hiện Nhà thầu khảo sát đã định vị sai mốc cao độ và khống chế tại vị trí vai đập thuộc công trình thủy lợi Phai Cát và đã yêu cầu Nhà thầu xác định lại mốc theo đúng đề cương đã đuyệt.
Công tác nghiệm thu kết quả khảo sát cũng được Ban nghiêm túc thực hiện bằng cách đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng. Trong quá trình kiểm soát Ban đã phát hiện hầu hết các Nhà thầu đều đáp ứng được các yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát tuy nhiên ở giai đoạn này hầu hết Nhà thầu khảo sát lập khối lượng khảo sát lớn hơn rất nhiều so với thực tế quy mô của dự án và đã yêu cầu Nhà thầu điều chỉnh kịp thời.
Bảng 2.12:So sánh sai lệch trong công tác khảo sát hố móng thuộc công trình hồ Phiêng Lúc
Loại móng
Khối lượng khảo sát đào móng dự toán được duyệt
Thành tiền theo dự toán được duyệt ( nghìn đồng) Khối lượng thực tế đào móng (m3) Thành tiền thực tế ( nghìn đồng) Đất C2 Đá C4 Đất C2 Đá C4 Đất C4 Đá C4 Đất C4 Đá C4 4T34-42 616,7 276,5 28.917 45.345 800 363,2 42.700 41.300
Nguồn: phòng quản lý chất lượng công trình.
Trong quá trình khảo sát, Nhà thầu khảo sát đã đánh giá sai nền địa chất hố móng theo thiết kế địa chất hố móng là đất cấp 2 nhưng thực tế thi công lại là đất cấp 4 do vậy khi thi công hiện tượng sụt nún hố móng đã sảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Về kiểm soát chất lượng thiết kế
Kiểm soát chất lượng thiết kế về bản chất là thẩm định thiết kế của Ban QLDA, công việc này hiện nay được giao cho phòng Thẩm định. Nhìn chung công tác thẩm định đã tuân thủ định mức và đơn giá do Nhà nước quy định, thực hiện đúng thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Công tác thẩm định đã phát hiện một số sai sót trong thiết kế. Tuy nhiên công tác thẩm định vẫn còn bộc lộ một số hạn chế do một số nguyên nhân: (1) Bộ phận thẩm định nhiều khi do phải đảm nhận cùng một lúc nhiều dự án trong khi thời gian thì ngắn nên việc thẩm định chất lượng của một số hồ sơ không cao; (2) Tình trạng hồ sơ thiết kế sai sót, công tác thẩm định chưa kiểm soát hết được sự bất hợp lý, không đồng nhất trong hồ sơ thiết kế, xảy ra ở hầu hết các dự án làm mất rất nhiều thời gian phải chỉnh sửa, làm chậm tiến độ chung của dự án, khó khăn trong công tác đấu thầu và tổ chức thi công; (3) Bên cạnh đó, do năng lực của bên tư vấn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của dự án, hoặc là do khảo sát thiết kế ẩu…nên gây ra rất nhiều lỗi trong quá trình thực hiện công tác khảo sát thiết kế.
Ban QLDA trong quá trình thẩm định đã kịp thời phát hiện ra những sai sót đó để sửa chữa. Tuy nhiên việc này đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ cũng như chi phí thực hiện công trình.
Quá trình kiểm soát giai đoạn thiết kế Ban đã phát hiện ra một số Nhà thầu lập biện pháp tổ chức thi công chưa sát với thực tế dẫn đến còn sai sót như cự ly vận chuyển đường ngắn, một số vị trí lập biện pháp thi công móng bằng thủ công nhưng thực tế có thể thi công bằng máy như hạng mục đập đầu mối công trình thủy lợi Chu Va 12.2 huyện tam Đường tỉnh Lai Châu.
Hạng mục Sai lệch trong thiết kế Hậu quả
Đập đất Khối lượng mỏ đất đắp không đủ phải khảo sát và thí nghiệm thêm mỏ đất khác
Phát sinh 350 triệu đồng Cống lấy nước Sai lệch về cấp đá theo thiết kế là cấp 4
nhưng thực tế là cấp 2 nên phải khoan nổ mìn hố móng cống lấy nước
Điều chỉnh tăng 600 triệu đồng
Đường ống Khảo sát hướng tuyến đường ống chưa sát với thực tế nên vị trí thu hồi đất thiếu, phải bổ sung
Tăng chí phí đền bù GPMB
Nguồn: Phòng thẩm định dự toán
Chất lượng thiết kế của một số dự án thiết kế chưa tốt dẫn tới việc phát sinh nhiều trong khi thi công, phát sinh dự toán làm tăng chi phí dự án và chậm tiến độ thi công. Cụ thể như công trình Kè bảo vệ bờ suối Nậm Ngá phải điều chỉnh bổ sung dự toán 2 lần nguyên nhân:
+ Do thiết kế tính toán khối lượng san gạt mặt bằng móng và kè móng chưa chính xác dẫn đến phát sinh dự toán làm tăng trên 600 triệu đồng.
+ Do thiết kế thép chịu lực của một số vị trí móng cột cao so với yêu cầu kỹ thuật của công trình mà trên thực tế đã sử dụng làm tăng chi phí công trình với số tiền hơn 576 triệu đồng.
Bên cạnh đó, công tác kiểm soát các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi của Ban QLDA hiện nay đôi lúc chỉ mới chú trọng đến kiểm tra về mặt hồ sơ thiết kế có đúng thiết kế cơ sở đã được duyệt hay không, khối lượng giữa thiết kế và dự toán có phù hợp không. Còn về hiệu quả của dự án thì ít được chú trọng đến, thường chỉ dựa vào những ý kiến được nêu ra trong dự án để xem xét với mục đích làm sao cho phù hợp với tổng mức đầu tư để dự án sớm được phê duyệt. Điển hình như tại công trình Hồ chứa nước Hoàng Hồ để phát huy được hiệu quả dự án như nhiệm vụ đã phê duyệt công trình sẽ phải gồm các hạng mục: Hồ chứa nước; Đập dâng nước; Tràn xả lũ; Đường tránh ngập; Đường cấp nước sinh hoạt và nhà quản lý. Tư vấn lập dự toán công trình là 70 tỷ nhưng khi UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt quyết định đầu tư chỉ có 45 tỷ, để phù hợp với tổng mức đầu tư Ban QLDA đã cắt đi một số hạng mục để bằng với tổng mức đầu tư đã phê duyệt. Khi thi công công trình gặp phải nhiều bất hợp lý: Khối lượng tính thiếu nhiều; Quy mô đầu tư thực tế không phát huy được nhiệm vụ của dự án duyệt do vậy Ban đã mời tư vấn thiết kế xuống kiểm tra thực địa để bổ sung thêm hạng mục hệ thống cấp nước sinh hoạt để đảm bảo mục tiêu của dự án nhưng tiến độ chỉnh sửa bổ sung hồ sơ của đơn vị thiết kế diễn ra rất chậm, hồ sơ điều chỉnh phải trình lại UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt điều chỉnh Tổng mức đầu tư dự án chậm tiến độ hơn 8 tháng .
b. Thực trạng kiểm soát chất lượng thi công
Công tác giám sát thi công do phòng Quản lý thi chất lượng công trình chịu trách nhiệm chính. Nhiệm vụ của phòng là hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo Nhà thầu thi công thực hiện đúng bản vẽ thi công, tổ chức thực hiện xây lắp đảm bảo mục tiêu, chất lượng kỹ thuật….
Nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng công trình nên những năm gần đây Ban đã nghiêm túc thực hiện việc kiểm soát theo nội dung kế hoạch được duyệt và các văn bản hướng dẫn về quản lý chất lượng nên hầu hết các công trình đều đảm bảo chất lượng. Việc quản lý này do Phòng quản lý chất lượng thi công trình chịu trách nhiệm chính. Ở mỗi khâu, mỗi giai đoạn của công trình Ban đều cử cán bộ theo dõi giám sát công trình, lập biểu mẫu cho công tác hiện trường, nhật ký thi công. Định kỳ hàng tháng họp giao ban vào các ngày 13 và ngày 28 để báo cáo, và giải quyết những vướng mắc nảy sinh về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ của công trình.
Ngay từ giai đoạn chuẩn bị thi công, Ban đã chú trọng kiểm soát chặt chẽ điều kiện khởi công xây dựng công trình của Nhà thầu; kiểm tra sự phù hợp năng lực của Nhà thầu thi công xây dựng công trình. Tại giai đoạn này, hầu hết các Nhà thầu thi công đều nghiêm chỉnh chấp hành theo đúng hồ sơ dự thầu và nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên vẫn còn một số Nhà thầu vẫn cố tình đưa những vật liệu chất lượng kém vào thi công và hầu hết các Nhà thầu thường không có phòng thí nghiệm hiện trường, lao động chưa qua đào tạo tham gia vào thi công khá phổ biến... hay sự kiểm soát chưa chặt chẽ nhiều khi mang tính cả nể của một số cán bộ giám sát vẫn còn tồn tại như tại gói thầu số 18 thuộc công trình hồ chứa nước Đông Pao đơn vị thi công là công ty TNHH Đạt Phát trong quá trình thi công cố tình đưa vật liệu cát không đảm bảo các chi tiều cơ lý của thành phần hạt như mô đun thành phần hạt không đạt so với thiết kế thành phần cấp phối của đơn vị thí nghiệm; hàm lượng tạp chất còn nhiều trong cát, cán bộ giám sát chưa kiên quyết vẫn chấp nhận cho Nhà thầu đưa vật liệu vào thi công, kết quả là mác vữa và các cấu kiện bê tông không đạt gây ảnh hưởng đến chất lượng gói thầu. Hay máy móc thiết bị thực tế có sự sai khác so với hồ sơ dự thầu về số lượng và công suất máy cũng gây ảnh hưởng khả năng tập trung đẩy nhanh tiến độ công trình như tại hạng mục thi công mái dầm ngang; dầm dọc mái kè tại gói thầu số 09 thuộc công trình kè Nậm Bum theo biện pháp thi công Nhà thầu phải thi công đồng loạt dọc tuyến kè nhưng máy móc thiết bị phục vụ thi công của Nhà thầu thiếu nên phải di chuyển nhiều dọc theo tuyến.
Bảng 2.14: Kết quả kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình kè bảo vệ bờ suối Nậm Tăm
Đạt Không đạt 1 Mặt bằng bàn giao cho Nhà thầu theo HĐXD X
2 Thiết kế bản vẽ thi công được duyệt X 3 Hợp đồng thi công xây dựng X 4 Đảm bảo nguồn vốn cho công trình X 5 Biện pháp đảm bảo an toàn thi công; VSMT X
Nguồn: Phòng quản lý chất lượng công trình.
Bảng 2.15: Kết quả kiểm tra nhân lực gói thầu số 03 thuộc công trình Hồ Phiêng Lúc
STT Nội dung Yêu cầu năng lực Tiêu chí đánh giá HSDT Thực tế Đạt Không đạt 1 Chỉ huy trưởng công trường - Trình độ chuyên môn ĐHCN thủy lợi ( có chứng chỉ GSTCXDCT) ĐHCN thủy lợi ( có chứng chỉ GSTCXDCT) X - Kinh nghiệm thi
công ≥ 5 năm 6 năm X
-Năng lực Đã làm chỉ huy >2CT tương tự Đã chỉ huy 3 CT tương tự X 2 Cán bộ kỹ thuật
- Số lượng >2 3 X
- Trình độ chuyên
môn ĐH (xây dựng; thủy lợi) ĐH thủy lợi X
- Kinh nghiệm TC ≥ 4 năm 2 năm X -Năng lực Đã làm KT thi công > 3 CT
tương tự Đã làm KT thi công 1 CT tương tự X 3 Cán bộ kiểm tra giám sát chất lượng ( KCS) - Trình độ chuyên
môn ĐHCN xây dựng, TL ĐH xây dựng - Kinh nghiệm thi
công ≥ 5 năm 5 năm X
-Năng lực Đã GSCL ≥01 CT tương tự Đã GSCL 01 CT tương tự X 4 Công nhân kỹ thuật
- Số lượng 20 người 25 người X - Trình độ chuyên
môn
Bậc thợ từ 3/7 trở lên (có
chứng chỉ học nghề) Bậc thợ từ 3/7 trở lên X - Kinh nghiệm thi
công ≥ 01 năm 02 năm X
Nguồn: Phòng quản lý chất lượng công trình
Trong giai đoạn thi công chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình về cơ bản Nhà thầu thi công đúng quy chuẩn, quy phạm hiện hành của Nhà nước dưới sự tư vấn, giám sát và nghiệm thu của tổ Tư vấn giám sát. Tuy vậy còn tồn tại như: Để tiết kiệm chi phí
tình trạng sử dụng lại vật liệu cốp pha cong vênh và không được vệ sinh sạch sẽ hầu như phổ biến ở tất cả các Nhà thầu tham gia. Công tác gia công cốt thép không đảm bảo như không có bãi gia công cốt thép, thép cắt thiếu so với hồ sơ thiết kế, các lưới thép buộc sai miền chịu lực, hay một số Nhà thầu vẫn cố tình làm sai so với thiết kế như hạng mục kè rọ thép thuộc công trình thủy lợi Nậm Múng theo thiết kế rọ thép phải được đặt từ nhà máy để đảm bảo các tiêu chuẩn quy định nhưng Nhà thầu đã cho nhân công tự gia công trên công trường, tình trạng ăn gian, ăn bớt khối lượng cũng xảy ra khá phổ biến trong quá trình thi công của Nhà thầu. Tất cả các sai phạm này cán bộ giám sát đã nhắc nhở làm đúng theo thiết kế và kiên quyết không nghiệm thu nhưng công việc không đảm bảo theo hồ sơ.
Bảng 2.16: Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý xi măng gói thầu số 08 thuộc công trình Hồ Nậm Thi
STT Nội dung đánh giá Theo tiêu chuẩn quy Theo TN hiện trường Kết quả Đạt Không Đạt Xi măng PC30 1 Độ nghiền mịn, phần lọt sàng 0,08mm <12% 8,8% X 2 Độ dẻo tiêu chuẩn bắt đầu đông kết <30% 28,6% X
3 Thời gian bắt đầu
đông kết >45' 129' X 4 Thời gian kết tủa
đông kết <600' 205' X 5 Độ bền nén theo phương pháp nhanh >300(dan/cm2) 328(dan/cm2) X
Bảng 2.17: Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý cát gói thầu số 08 công trình hồ Nậm Thi
STT Nội dung đánh giá Theo tiêu chuẩn quy định Theo TN hiện trường Kết quả Đạt Không Đạt Cát 1 Hàm lượng bùn cát <2% 2.07% X
2 Khối lượng riêng <2,7 g/cm3 2,6 g/cm3 X 3 Khối lượng thể
tích xốp < 1,4g/cm3 1,39g/cm3 X 4 Độ hấp thụ nước <2% 1,7% X 5 Độ rỗng <50% 48% X
Tạp chất hữu cơ <2% 2,08% X
Nguồn báo cáo: Phòng Las 98- Tổng công ty Sông Đà
- Kiểm tra công tác thi công xây dựng các gói thầu: