Nguyên nhân của những điểm yếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Quản lý của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp Sở Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư (Trang 83)

- Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch về kiểm soát

2.4.3. Nguyên nhân của những điểm yếu

a. Nguyên nhân khách quan

• Nguyên nhân về môi trường tự nhiên.

Lai Châu là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của tổ quốc có địa hình địa mạo phức tạp như: Đồi núi hiểm trở, khí hậu có 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa thường kéo dài 6 tháng bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8 dương lịch nên hiện tượng sạt lở, lũ quét và lũ ống thường xuyên xảy ra. Đây cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng dự án.

• Chính sách và pháp luật còn nhiều hạn chế

Chính sách, chế độ của Nhà nước về xây dựng cơ bản ban hành chậm, thiếu, không đồng bộ làm hạn chế việc thực hiện ở các cấp các ngành... như Luật xây dựng ban hành từ năm 2003, Nghị định thực hiện (16/NĐ-CP) ban hành năm 2005 rồi lại sửa đổi mới đây (112/NĐ-CP). Có những nội dung sửa đổi cũng không làm rõ bằng văn bản trước đấy (ví dụ tại 16/NĐ-CP quy định rõ thời gian Thẩm định dự án gồm cả thời gian Thẩm định TKCS đồng thời cũng nêu rõ thời gian yêu cầu cho cơ quan chức năng Thẩm định TKCS, nay 112/NĐ-CP sửa đổi giảm thời gian giành cho Thẩm định TKCS nhưng lại không nhắc tới thời gian cho Thẩm định dự án...). Một điểm rất quan trọng mà 112/NĐ-CP thay đổi là những trường hợp được phép điều chỉnh dự án đã không còn yếu tố nhà nước thay đổi chính sách, đơn giá tiền lương... nhưng lại không hướng dẫn cách tính toán khoản dự trù trượt giá. Điều này sẽ rất khó khăn cho việc trình và phê duyệt Tổng mức đầu tư của dự án. Những bất cập giữa Luật xây dựng, Luật đấu thầu,... cũng là những cản trở đến việc Xây dựng và Vận hành hệ thống quản lý đầu tư.

Hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật thiếu và yếu. Một số dự án không tuân thủ các quy định như trình tự lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án và sự phù hợp với chính sách, quy hoạch, kế hoạch của nhà nước trong việc ra quyết định đầu tư, cũng chưa hoàn toàn tuân thủ các quy trình, quy phạm và tính khách quan khi đưa ra quyết định.

Thiếu cơ sở pháp lý cho việc hình thành cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá tổng kết công tác đầu tư xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình một cách thường xuyên và thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế sau dự án. Các quy định chưa cụ thể quy trách nhiệm không rõ ràng làm cho công tác báo cáo thực hiện giám sát đầu tư chất lượng không đảm bảo còn mang tính hình thức đối phó

• Chính quyền địa phương

Trong giai đoạn 2006-2012 Chính quyền địa phương nơi có dự án đi đã thường xuyên bản giao mặt bằng không đúng tiến độ và không đảm bảo diện tích cho thi công công trình. Vì vậy các Nhà thầu thi công phải ép tiến độ nhiều hạng mục không đủ tuổi đủ ngày gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

• Năng lực của các Nhà thầu tư vấn, thi công còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất.

Sự yếu kém về năng lực nhà thầu tư vấn ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý chất lượng thực hiện dự án. Ngoài ra, cung cách điều hành, tư duy bảo thủ trì trệ ở

một số đơn vị, một số cá nhân tư vấn đã làm chậm hoặc mất đi khả năng “tự nâng cao năng lực” của tư vấn.

Tình trạng yếu kém của các Nhà thầu xây dựng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác đầu tư xây dựng của ngành. Xây dựng các công trình thuỷ lợi có tính đặc thù khác nhiều so với xây dựng dân dụng vì vậy cũng đòi hỏi những Nhà xây dựng chuyên nghiệp

b. Nguyên nhân chủ quan

• Hạn chế trong các khâu lập, thẩm định dự án

Năng lực quản lý giám sát dự án của một số cán bộ trong Ban còn hạn chế, khả năng thẩm định, phân tích tài chính, kinh tế của dự án, phân tích tác động môi trường còn yếu.

Tính thụ động trong công việc còn khá phổ biến, trách nhiệm cá nhân còn chưa được làm minh bạch nên dễ dẫn đến tình trạng "mọi người đều quan tâm một việc nhưng trách nhiệm thì không ai là người chịu chính".

Công tác chuẩn bị và thực hiện dự án xây dựng được quan tâm nhiều hơn công tác giám sát đầu tư (trong đó bao gồm cả việc theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án) còn bị xem nhẹ.

• Hoạt động lựa chọn Nhà thầu ảnh hưởng đến quản lý chất lượng dự án

Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu thời gian qua đã lựa chọn một số Nhà thầu chưa đủ năng lực. Thực tế xây dựng những năm từ 2006 đến nay cho thấy rất nhiều Nhà thầu bỏ giá rẻ, thậm chí chỉ đạt 60% giá trị gói thầu theo kế hoạch gây nên tình trạng phá giá trong xây dựng, đây là một sự cạnh tranh không lành mạnh. Một số Nhà thầu do không tính toán kỹ về biện pháp thi công hoặc do nhà thầu đang không có việc làm nên họ đã đưa ra giá dự thầu thấp hơn giá được phê duyệt rất nhiều với mục đích được trúng thầu. Đến khi thi công Nhà thầu mới phát hiện ra không thể làm nổi hoặc càng làm càng lỗ hoặc không có đủ năng lực, phương tiện kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu thậm chí sẵn sàng chịu phạt vì đơn phương chấm dứt hợp đồng làm cho Ban QLDA phải tổ chức đấu thầu lại những công việc chưa làm nên dự án bị kéo dài, chất lượng không đồng bộ làm tốn kém tiền của. Ví dụ Nhà thầu thi công gói thầu số 02 Đập đất công trình Hoàng Hồ không đủ năng lực thi công đã phải là bổ sung thêm nhà thầu phụ.

Thêm vào đó là tình trạng nâng giá thầu thông qua những cuộc cạnh tranh không lành mạnh, đây chính là nguyên nhân làm thất thoát vốn đầu tư của nhà nước, không mang lại hiệu quả cao trong đầu tư xây dựng. Để được trúng thầu với giá cao gần bằng giá gói thầu đã được phê duyệt, các Nhà thầu đã có sự dàn xếp

không lành mạnh như hoặc bỏ giá cao hơn hoặc tạo ra lỗi cơ bản khi xét thầu.

Trên đây chỉ là một vài tình huống trong quá trình lựa chọn Nhà thầu do Ban thực hiện, để kiểm soát tốt đòi hỏi năng lực của tổ chuyên gia phải là những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về Luật đấu thầu cũng như các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về đầu tư xây dựng. Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua do bị hạn chế về nhân lực nên xảy ra tình trạng những cán bộ không đúng chuyên ngành lại nằm trong tổ chuyên gia xét thầu nên sẽ không tránh khỏi những sai sót, không phát hiện những gian lận của Nhà thầu trong công tác đấu thầu..., đến khi thực hiện năng lực thực tế không đúng với hồ sơ dự thầu gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ của dự án.

• Sự quan tâm của lãnh đạo Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp còn chưa sát sao Trong những năm qua tập thể cán bộ Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Ban trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đây là nguồn động viên tinh thần vô giá để mọi cán bộ trong Ban nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên đôi lúc sự quan tâm của Lãnh đạo vẫn còn hạn chế và chưa kịp thời ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ trong việ thực hiện nhiệm vụ, cụ thể:

Sự tin tưởng giao việc, giao quyền vẫn chỉ tập trung ở một số cán bộ có năng lực và vẫn còn tình trạng "yêu nên tốt, xấu nên ghét" xảy ra trong công việc. Sự phân chia công việc không hợp lý làm cho một người làm không hết việc và có người thì không có việc gì để làm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bất bình đẳng trong nội bộ cơ quan và là một yếu tố kìm hãm sự phát triển của cán bộ, thực tế thì hầu hết cán bộ trong Ban đều là những người được đào tạo đúng chuyên ngành và đã có ít nhất 3 năm kinh nghiệm thực tế tuy vậy trong quá trình quản lý họ đều ít có cơ hội để phát huy năng lực cũng như những sáng tạo của mình, đôi khi ý đóng góp hay sáng kiến của họ được đề xuất trong công việc nhiều lúc chưa được Lãnh đạo Ban chú trọng, quan tâm xem xét.

Do đặc thù các dự án thủy lợi nằm ở vùng sâu, vùng xa, thời gian thi công thường kéo dài nên đời sống tinh thần bị hạn chế rất cần sự quan tâm thăm hỏi của Lãnh đạo Ban nhưng hiện nay Lãnh đạo Ban mới chỉ coi đây là việc thực hiện nhiệm vụ được giao nên các cán bộ có nghĩa vụ phải thực hiện mà chưa quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ. Điều này làm cho tâm lý của cán bộ bị giao động nên hiệu quả công việc đôi lúc còn chưa cao.

• Tính hiện đại của công nghệ và trang thiết bị

bắt đầu thành lập nhưng trong quá trình quản lý nhiều khi vẫn bị lúng túng, hiện nay hầu hết các Nhà thầu tư vấn đều áp dụng các phần mềm mới vào tính toán. Để kiểm soát tốt cán bộ Ban hầu hết phải tự mầy mò, nghiên cứu cách tính, thời gian kiểm soát lâu và độ chính xác chưa cao. Trình tự quản lý hồ sơ cũng như quản lý thực hiện dự án chưa khoa học, chưa xây dựng được hồ sơ thực hiện dự án, sổ tay quản lý dự án để quản lý.

• Công tác tuyển dụng nhân sự

Hiện nay công tác này vẫn do phòng tổ chức hành chính phụ trách tuyển dụng nên đôi khi chất lượng tuyển dụng chưa cao, không đánh giá được năng lực thật sự của các đối tượng tham gia tuyển dụng. Việc tuyển dụng mới chỉ áp dụng phỏng vấn và xét tuyển hồ sơ, kết quả tuyển dụng chỉ đánh giá dựa trên hồ sơ như bằng tốt nghiệp, bảng điểm mà không xét đến kinh nghiệm và năng lực của đối tượng tham gia tuyển dụng. Việc tuyển dụng được những ứng viên có năng lực và kinh nghiệm tham gia quản lý dự án là quan trọng và cần thiết nhưng công tác tuyển dụng hiện nay còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tuyển dụng.

• Công tác đào tạo cán bộ.

Công tác đào tạo cán bộ được Lãnh đạo Ban rất quan tâm, hầu hết các cán bộ trong Ban đều được tham gia vào các khóa tập huấn chuyên ngành về quản lý công trình thủy lợi do Bộ NN&PTNT; Ban QLDA trung ương... tổ chức. Một số cán bộ chủ chốt còn được cử đi học chuyên sâu về chuyên ngành, lĩnh vực do mình quản lý để về triển khai, hướng dẫn cho cán bộ quản lý chất lượng của Ban. Một số cán bộ đã làm rất tốt công việc này, tuy nhiên trong những năm qua Ban luôn phải đối mặt với những khó khăn là cử cán bộ đi học nâng cao nghiệp vụ, sau khi hoàn thành khóa học một số cán bộ đã không cống hiến, công tác tại Ban mà lại chuyển công tác đi cơ quan khác với nhiều lý do khác nhau. Trong những năm qua Ban chưa đưa ra các giải pháp và điều kiện cụ thể cho các đối tượng được đào tạo nên tình trạng này thường xuyên xảy ra đối với những cán bộ có năng lực.

• Mối liên hệ giữa Ban quản lý dự án với cộng đồng còn rất hạn chế

Thông tin về dự án còn chưa đến với cộng đồng được hưởng lợi cũng như bị ảnh hưởng để nhận về và xử lý các phản hồi. Nếu làm tốt vấn đề này có thể sẽ tăng cường sự đồng thuận của dân chúng cũng như sẽ tạo được kênh cho sự giám sát của cộng đồng.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THỦY LỢI GIAI ĐOẠN

THỰC HIỆN ĐẦU CỦA BAN QUẢN LYD DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN 2015

3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến 2015

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Quản lý của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp Sở Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w