Về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao đất, cho thuê đất ở nước ta – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 58)

1. Tổng quan pháp luật về giao đất, cho thuê đất ở nước ta

2.4. Về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất

2.4.1. Quy định pháp luật về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất

Theo Luật Đất đai năm 2003, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất thuộc các cơ quan sau: UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đắch sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đắch sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.

UBND xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đắch công ắch của xã, phường, thị trấn.

Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đắch sử dụng đất không được ủy quyền.

2.4.2. Thực trạng về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất

Với quan điểm phân cấp trong quản lý về đất đai, Luật Đất đai năm 2003 quy định thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đắch sử dụng đất, thu hồi đất đều thuộc về chắnh quyền các địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã). Tuy nhiên, năng lực tổ chức thực hiện thẩm quyền được phân cấp của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó sự thiếu hụt các quy định về hạn chế diện tắch, loại đất, đối tượng sử dụng và một cơ chế kiểm tra, giám sát thiếu chặt chẽ đã dẫn đến việc giao đất, cho thuê đất một cách tùy tiện, hoặc lợi dụng xin giao đất, thuê đất với diện tắch lớn để chiếm đất nhằm trục lợi, nhiều trường hợp được giao đất, cho thuê đất rồi bỏ hoang, gây lãng phắ, gây bức xúc trong xã hội. Tình trạng "trải thảm đỏ" để mời gọi đầu tư, phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ồ ạt mà không quan tâm đến khả năng thực hiện của các nhà đầu tư diễn ra ở không ắt địa phương làm giảm đáng kể diện tắch trồng lúa, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu an ninh lương thực quốc gia, gây ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt, trong việc quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đắch sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, đất lâm nghiệp có rừng, giao đất, cho thuê đất tại các khu vực nhạy cảm, vùng biên giới, việc phân cấp thẩm quyền về vấn đề này cũng gây bức xúc trong dư luận. Vắ dụ: 10 tỉnh gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Khánh Hoà và Bình Dương đã

cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 11 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trồng rừng trên 300 nghìn ha, trong đó đã cho thuê trên 33 nghìn ha; tình trạng cấp phép và giao đất trồng lúa, đất rừng để phát triển sân golf tràn lan (trước khi có phân cấp đầu tư cả nước mới có 38 dự án sân golf được cấp phép, trong đó chỉ có 13 dự án đi vào hoạt động kinh doanh, sau khi phân cấp đến thời điểm trước khi có Quyết định số 1946/QĐ-TTg cả nước cả nước có tới 166 dự án có mục tiêu sân golf được cấp phép).

Nguyên nhân là do việc phân cấp mạnh thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đắch sử dụng đất theo quy định tại Điều 37 của Luật Đất đai cùng với quy định phân cấp mạnh thẩm quyền quyết định đầu tư của pháp luật về đầu tư trên thực tế đã bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là trong việc quyết định việc chuyển đổi mục đắch sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, đất lâm nghiệp có rừng và sử dụng đất tại các khu vực nhạy cảm vùng biên giới35.

Ngoài ra, quy định về thẩm quyền chuyển mục đắch sử dụng đất và chuyển mục đắch sử dụng rừng còn có sự khác nhau giữa Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và phát triển rừng, gây khó khăn cho quá trình triển khai tại các địa phương.

Thẩm cho phép chuyển mục đắch sử dụng đất trồng lúa sang mục đắch khác còn lỏng lẻo, chưa đảm bảo yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt 3,8 triệu ha diện tắch đất trồng lúa đã được xác định trong Quy hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia, đồng thời để cụ thể hóa yêu cầu điều chỉnh lại việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương theo Kết luận số 84-KL/TW ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ Chắnh trị.

Nhiều địa phương chạy theo nhà đầu tư phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ồ ạt, dàn trải, thiếu sự phối hợp thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh; sử dụng nhiều vào diện tắch đất lúa; chưa xem xét đồng bộ với điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội, khả năng và thực tế lấp đầy các khu công nghiệp đã có theo quy định của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chắnh phủ và Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chắnh phủ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao đất, cho thuê đất ở nước ta – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w