Phương hướng phát triển kinh tế xã hội khu vực dự án:

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 98)

c) Nội dung đầu tư của dự án:

4.3. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội khu vực dự án:

- Mục tiêu tổng quát:Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng tích cực chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển; quan tâm đúng mức các lĩnh vực văn hoá - xã hội; Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, dạy nghề, y tế dân số tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

- Về Nông nghiệp: Trên phạm vi toàn huyện, người dân từng bước được

tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng, biện pháp chăm sóc… nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng cũng tăng ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 5.68%, ngành công nghiệp - XDCB tăng 26.25 %; ngành dịch vụ tăng 20.39%. Tuy nhiên, phần nhiều các xã nằm trong khu vực nghiên cứu của dự án có diện tích đa số là trồng lúa, nên vụ mùa chịu tác động rất lớn của mưa lũ năng suất cây trồng bấp bênh. Được mùa hay mất mùa của vùng dự án đều phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thường xuyên phải gánh chịu các hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Những năm gần đây, tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, gây thiệt hại nặng nề về người và của; đặc biệt, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 5 tháng 10/2007 đã làm chết 01 người, cuốn trôi và làm hư hỏng 3.803 căn nhà, làm ngập 7.000 ha lúa và màu, 380 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, tổng giá trị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Một trong các nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống đê địa phương như đê tả cầu Chày chưa được nâng cấp đảm bảo an toàn phòng chống lũ theo quy hoạch nên nước lũ đã tràn vào một số đoạn đê thấp như xã Định Công, Yên Giang, các cống bị hư hỏng không đảm bảo chống lũ là nguyên nhân gây ngập lụt làm hư hỏng hoa màu, nhà cửa, diện tích nuôi trồng thuỷ sản, ô nhiêm môi trường, phát sinh ra dịch bệnh v.v. Làm cho cuộc sống của nhân dân trong vùng dự án bấp bênh.

- Về chăn nuôi gia súc gia cầm: Ngành chăn nuôi đã có bước phát triển đột phá, chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp để sản xuất hàng hoá lớn và phát triển; đồng thời ngành chăn nuôi cũng đang trở thành phong trào chung của toàn huyện.

Theo kết quả điều tra thời điểm 01/10/2010:Toàn huyện hơn 465 hộ chăn nuôi với quy mô lớn bò 10 con, lợn nái 10 con, lợn thịt 30 con, gia cầm hơn 1000 con...trở lên.

Công tác bảo vệ thực vật và công tác thú y được quan tâm đúng mức nên trong năm không có dịch lớn xảy ra.

Điểm yếu trong chăn nuôi là: Hiện nay, đã có mô hình tốt, phát triển đúng hướng nhưng chưa được nhân ra trên địa bàn toàn huyện (có tới gần một phần ba số xã chưa bắt kịp với đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp - SX hàng hoá).

Tất cả các đối tượng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trên đều cần phải đảm bảo an toàn trong mùa bão lũ.

- Về nông thôn: Số hộ gia đình sản xuất lương thực chưa đủ ăn còn chiếm tỉ lệ cao, những hộ này hầu hết là không có khả năng đầu tư vốn để phát triển và mở rộng sản xuất

Trình độ dân trí, và trình độ hiểu biết về khoa học và xã hội cảu dân cư vùng dự án còn tương đối thấp nên việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất cònhạn chế.

- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Trong khu vực nghiên cứu của dự án, hiện trạng về các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chỉ có một lực lượng nhỏ người dân tham gia các dịch vụ thương mại như cung cấp vật tư, phâm bón, thuộc trừ sâu; kinh doanh xay sát; kinh doanh cung cấp vật phẩm sinh hoạt cho nhân dân trong vùng…

Công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi phải được đảm bảo an toàn trong mùa bão lũ.

- Giao thông vận tải - Bưu điện: Vận tải hàng hoá và hành khách đáp ứng nhu cầu vận chuyển, phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân. Thực hiện tốt việc bảo vệ hành lang giao thông, giải toả các tụ điểm. Đồng thời thông qua các kênh thông tin phổ biến về luật lệ giao thông, kiểm tra an toàn giao thông đã góp phần bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Khai thác và phát huy tác dụng của các điểm bưu điện văn hoá đã xây dựng và chuẩn bị phủ toàn huyện.

Việc phát triển ngành giao thông vận tải trong vùng và thông tin liên lạc đều phải phụ thuộc vào việc an toàn của tuyến đê, nếu như tuyến đê có sự cố thì việc đi lại, vận chuyển hàng hoá, thông tin đều bị đình trệ sẽ ảnh hưởng lớn cho sự phát triển kinh tế trong vùng do vậy phải tu, sửa nâng cấp đê tả sông cầu Chày để đảm bảo an toàn trong mùa bão lũ.

- Về văn hoá - xã hội: Đã tuyên truyền kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đài truyền thanh đã có bước chuyển biến trong việc nâng cao chất l- ượng và thời lượng thông tin. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được quan tâm. Nhìn chung, hoạt động VH-TDTT trong năm đã có nhiều chuyển biến, song chất lượng xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở chưa cao, chất lượng làng văn hoá, gia đình văn hoá còn hạn chế.

- Về giáo dục & đào tạo: Công tác quản lý giáo dục từng bớc được tăng cường, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất không ngừng được nâng lên. Trong đầu năm học 2010 - 2011: Tổng số giáo viên là 1903 người, trong đó: số giáo viên tiểu học là 687 người; Trung học cơ sở 848 người và Trung học phổ thông là 368 người . Tổng số học sinh là 27397 em, trong đó: Tiểu học 10894 em; Trung học cơ sở 9023 em và Trung học phổ thông là 7480 em. Tuy nhiên, công tác giáo dục vẫn còn những tồn tại khó khăn đó là : Tình hình bố trí giáo

viên tuy đang được khắc phục nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là thiếu giáo viên ở cấp THCS (nhất là giáo viên tự nhiên) đã ảnh hưởng đến công tác tổ chức nhân sự và chất lượng dạy và học ở các nhà trường.

- Công tác y tế , dân số gia đình và trẻ em: Ngành Y tế thực hiện khám chữa bệnh cho nhân dân được kịp thời trên cả 2 tuyến huyện và xã. Công tác quản lý thuốc tân dược và công tác y học dự phòng có nhiều chuyển biến, triển khai đầy đủ và có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia nên không có dịch lớn xảy ra. Tỉ lệ tiêm chủng mở rộng đủ 6 loại váccin cho các cháu đạt 98%, với 9030 liều vác xin tiêm phòng viêm não ,cho các cháu từ 1 đến 6 tuổi, một số ít trạm y tế xã hoạt động hiệu quả chưa cao , tỷ lệ số bác sỹ hoạt động tại trạm y tế còn thấp ,cơ cấu đội ngũ cán bộ chuyên môn, chuyên khoa chưa hợp lý. Cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ cho khám chữa bệnh vẫn còn khó khăn.

- Thực hiện các chính sách xã hội: Thực hiện tốt các chế độ, chính sách

Nhà nước qui định như: Phong trào đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được xã hội hoá và thu hút sự tham gia của các cấp, các ngành và đông đảo nhân dân, tổ chức tốt việc thăm hỏi tặng quà, nhận phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Tất cả các tình hình trên đây đều đòi hỏi phải được an toàn trong lũ, bão.

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)