c) Nội dung đầu tư của dự án:
4.2.3. Phân tích hiện trạng khu vực dự án:
Đê tả sông Cầu Chày là một trong những tuyến đê trọng điểm xung yếu của tỉnh Thanh Hóa. Tuyến đê đi qua 11 xã Yên Tâm, Yên Giang, Yên Phú, Yên Thịnh, Yên Lạc, Định Tăng, Định Bình, Định Tường, Định Hòa, Định
Thành và Định Công thuộc huyện Yên Định và 3 xã huyện Thọ Xuân là Xuân Minh, Xuân Tân, Xuân Vinh. Tổng chiều dài tuyến đê dài 41.537m (trong đó chưa kể đến đoạn không có đê tại núi Nồi).
- Đặc điểm tuyến đê: Đây là tuyến đê cấp IV nhưng có chiều dài gần 42km bảo vệ tính mạng và tài sản cho 130 nghìn người dân với diện tích 10.000ha đất của 25 xã và thị trấn của huyện Yên Định và 3 xã thuộc huyện Thọ Xuân, nhưng do nguồn vốn đầu tư khó khăn để chống đỡ với thiên tai hàng năm địa phương phải cân đối đầu tư tu bổ xử lý những điểm xung yếu do đó mặt đê có cao trình và chiều rộng không đồng đều, những đoạn được tu bổ năm sau thường cao và rộng hơn những đoạn được tu bổ năm trước, trên tuyến đê có nhiều chỗ cong gấp khúc, đặc biệt có 2 đoạn: Từ K23+568 đến K24+013 dài 474m thuộc xã Định Tăng và từ K37+212 đến K37+675 dài 463m thuộc xã Định Thành cong gấp khúc với các góc cong khoảng 90 độ, mặt đê nhỏ, tại K24+0.0 có nhà dân sát chân đê.
- Về mặt cắt đê: Đối với những đoạn đê mới dược tu bổ trong những năm gần đây thì chiều rộng mặt đê biến đổi từ 4,5 đến 5,5m mái đê phía đồng m = 2 và mái đê phía sông m = 2, mặt đê được rải cấp phối hoặc có chỗ được gia cố bằng bê tông còn lạihầu hết chiều rộng mặt đê từ 3 ÷ 4 m, mái phía sông và phía đồng có độ dốc mái m=1.5 ÷ 1.0;
Tại nhiều vị trí cao trình đê chưa đảm bảo cao trình chống lũ nên đợt lũ tháng 10/2007 nước sông đã tràn qua đê gây ngập úng nghiêm trọng. Đặc biệt đoạn từ K35+916÷ K37+212 thuộc xã Định Thành dài 1296m và Đoạn từ K39+162÷ K40+276 xã Định Công dài 1114m cột nước tràn qua đê có chỗ hơn 50cm. Trước tình hình cấp bách đó UBND tỉnh Thanh Hoá đã đầu tư nâng cấp cao trình và gia cố mặt 2 đoạn đê trên đảm bảo cao trình chống lũ. Song đoạn từ từ K39+162÷ K40+276 xã Định Công dài 1114m mái đê phía sông nham nhở và rất dốc, không đảm bảo ổn định lâu dài nên vẫn phải tiếp tục đầu tư xử lý gia cố bảo vệ mái.
Đoạn từ K0- K5+231 dài 5231m hiện trạng tuyến đê thấp và bé trần lũ tháng 10/2007 có nhiều chỗ bị nước tràn qua địa phương phải dùng bao tải đất để chống tràn đây là vùng đầu tuyến nếu bị tràn lớn sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng nên UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dự án và giao UBND huyện Yên Định làm chủ đầu tư nâng cấp đoạn này, dự án đang giải phóng mặt bằng triển khai thi công, với chỉ tiêu đảm bảo chống lũ P=5%.
- Về sạt lở và gia cố mái đê : Do lòng sông sâu và hẹp, nên về mùa lũ có nhiều đoạn bờ lõm sông chảy sát chân đê gây sạt lở mái đê rất nghiêm trọng nhưng do nguồn vốn khó khăn nên mới chỉ đầu tư xử lý cục bộ manh mún. Hiện nay trên tuyến còn 11 đoạn đang bị sạt lở cần phải gia cố bảo vệ .
- Về các cống qua đê: Trên tuyến đê tả cầu Chày có 54 cống dưới đê, trong đó có 34 cống tiêu và 20 cống tưới ( có 12 cống tưới của Trạm Bơm) Hầu hết các cống được xây dựng từ trước năm 1980 ; kết cấu thân cống và bể tiêu năng là đá xây, thiết bị đóng mở không có hoặc đã bị hư hỏng; Do sông hẹp và sâu nên hầu hết sân tiêu năng cống bị sập và hư hỏng, có xu hướng khoét sâu vào đáy cống. Do nguồn vốn địa phương khó khăn nên hàng năm kinh phí tu bổ đê điều chủ yếu là ưu tiên cho việc đắp đê vì vậy kinh phí tu sửa cống chưa được đầu tư đáng kể . Vì thế đối với những cống được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp cần phải xây dựng mới thay thế cống cũ để đảm bảo an toàn cho đê, chủ động chống lũ, một số cống mới được xây dựng trong những năm gần đây nhưng ngắn cần phải nối dài cho phù hợp với mặt cắt đê sau khi nâng cấp.
Về nhà quản lý đê: Hiện trạng trên tuyến có 2 nhà quản lý đê được xây dựng từ lâu đã bị hư hỏng toàn bộ chỉ còn phần tường gạch bao quanh, vị trí nhà quản lý đê đặt ngay trên mặt đê và chiếm hết đê gây cản trở việc đi lại làm cho việc ứng cứu hộ đê trong mùa mưa bão gặp rất nhiều khó khăn.
- Về đường cứu hộ, cứu nạn: Hiện trạng là đường đất đi từ khu dân cư lên đê, cần gia cố để đảm bảo cứu hộ cưú nạn đê khi có mưa lũ .