b) Xác định quy mô dự án:
2.4.2.1. Trình tự thực hiện quản lý chất lượng thiết kế:
- Chủ đầu tư có trách nhiệm xác định nhiệm vụ thiết kế hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng; báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Luật Xây dựng. (Điều 13 Thông tư 10/2013/TT- BXD);
+ Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể mời tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi thấy cần thiết.
+ Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: * Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế;
* Mục tiêu xây dựng công trình; * Địa điểm xây dựng;
* Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình; * Các yêu cầu về quy mô và tuổi thọ của công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu khác đối với công trình.
+ Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình có thể được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Chủ đầu tư kiểm tra về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình (Điều 14 Thông tư 10/2013/TT-BXD);
+ Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán XDCT và quy trình vận hành, bảo trì công trình (nếu có);
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập;
+ Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
- Chủ đầu tư kiểm tra nội dung TKCS:
+ TKCS là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập DAĐT xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Nội dung TKCS bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ. + Phần thuyết minh TKCS bao gồm các nội dung:
* Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
* Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
* Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
* Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;
* Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
* Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng. + Phần bản vẽ TKCS bao gồm:
* Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
* Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
* Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; * Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
- Chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế đối với các công trình không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP:
+ Đối với trường hợp thiết kế một bước: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định và trình người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
+ Đối với trường hợp thiết kế ba bước hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp thiết kế hai bước) hoặc thiết kế khác triển khai sau TKCS: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật.
Trong quá trình thẩm định, khi cần thiết chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra các nội dung phục vụ thẩm định, phê duyệt thiết kế.
Nội dung thẩm tra bao gồm:
* Đánh giá sự phù hợp của thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế, TKCS, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
* Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình;
* Đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng;
* Đánh giá an toàn chịu lực các kết cấu chịu lực của toàn bộ công trình; + Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đối với trường hợp thực hiện thiết kế 1 bước; chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật (trong trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc TKVTC (trong trường hợp thiết kế 2 bước) hoặc thiết kế khác triển khai sau TKCS.
Nội dung phê duyệt thiết kế bao gồm:
* Các thông tin chung về công trình: Tên công trình, hạng mục công trình (nêu rõ loại và cấp công trinh); chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất;
* Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình;
* Quy chuẩn xây dựng quốc gia, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng; * Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công trình và toàn bộ công trình; * Những yêu cầu phải hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế và các nội dung khác (nếu có).
+ Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được ủy quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt vào từng tờ bản vẽ trước khi đưa ra thi công, kể cả trường hợp thiết kế một bước sau khi đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.
- Chủ đầu tư công trình thuộc đối tượng Khoản 1 Điều 21 Nghị định 15/2013/NĐ-CP sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước, công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung, công trình được đầu tư theo hình thức: BT; BOT; BTO; PPP và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp khác phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế.
- Chủ đầu tư thực hiện một trong hai cách sau đối với các công trình thuộc đối tượng Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP không sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
+ Trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế theo quy định; + Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân thẩm tra thiết kế theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP thì thực hiện như sau: Cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ định danh sách ít nhất 3 tổ chức có đủ năng lực thẩm tra phù hợp với loại và cấp công trình trong danh sách các tổ chức, cá nhân được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để giao cho chủ đầu tư lựa chọn một tổ chức tư vấn ký hợp đồng thực hiện thẩm tra. Trong các nội dung chủ đầu tư hợp đồng tư vấn thẩm tra, phải có đủ các nội dung thẩm tra theo quy định. Tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế có trách nhiệm tổng hợp, lập thông báo kết quả thẩm tra thiết kế theo quy định và đóng dấu vào các bản vẽ thiết kế đã được thẩm tra.
Chủ đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra với cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để quản lý.
+ Trường hợp các tổ chức, cá nhân tư vấn có yêu cầu được chỉ định thẩm tra nhưng chưa có trong danh sách các tổ chức, cá nhân được đăng tải
công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thì phải lập hồ sơ kê khai năng lực theo quy định, đăng ký thực hiện thẩm tra với cơ quan chuyên môn về xây dựng để được xem xét, đưa vào danh sách chỉ định để chủ đầu tư lựa chọn ký hợp đồng thực hiện thẩm tra.
- Chủ đầu tư thẩm định thiết kế xây dựng bao gồm các nội dung sau: + Xem xét sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật, bao gồm: Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng, quy trình bảo trì công trình và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
+ Xem xét năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật;
+ Đánh giá sự phù hợp của thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
+ Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình;
+ Đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng;
+ Đánh giá an toàn chịu lực các kết cấu chịu lực của toàn bộ công trình; + Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng chống cháy nổ;
+ Yêu cầu nhà thầu thiết kế giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa hồ sơ thiết kế trên cơ sở ý kiến thẩm tra (nếu có).
- Chủ đầu tư phải nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình - Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình:
+ Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình;
+ Nhiệm vụ thiết kế, hồ sơ thiết kế bước trước đã được phê duyệt; + Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng;
+ Hồ sơ thiết kế XDCT đã được CĐT tổ chức thẩm định và phê duyệt. - Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
+ Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư;
+ Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế; + Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình.