Thời kỳ trước năm 1954 (trước hiệp định Giơ-ne-vơ):

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 70)

b) Xác định quy mô dự án:

3.2.1. Thời kỳ trước năm 1954 (trước hiệp định Giơ-ne-vơ):

Theo các nhà nghiên cứu về lịch sử và luật cho biết: Các triều Vua phong kiến ở nước ta cũng có quy định một số điều nhằm phục vụ cho việc quản lý xây dựng, điều này được thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức cũng như trong Bộ luật Gia Long, nhưng nội dung chủ yếu là những quy định về xây dựng cung đình, xây dựng nhà cho Vua, quan. .. có một số quy định về xây dựng đê điều và đường sá.. .

Trước năm 1954 Việt Nam còn rất nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không đủ cơm ăn áo mặc, nhà ở chủ yếu là nhà tranh vách đất, đường làng là đường đất, một vài nơi khá hơn có một số đoạn đường lát gạch, đường cấp huyện, tỉnh cũng là đường đất hoặc tốt hơn thì là đường cấp phối. Do đó vấn đề quản lý xây dựng ở nông thôn là không có nhu cầu. Vấn đề quản lý xây dựng chỉ đặt ra ở các đô thị, nhưng ở đô thị nhu cầu cầu xây dựng cũng không nhiều. Vì khối lượng xây dựng không lớn, mà quy chế lại chặt chẽ, thể hiện ở một số văn bản về quản lý xây dựng trong thời Pháp thuộc và dưới chính thể ngụy quyền, như: Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 15/01/1903 về vấn đề công trình công cộng, với 06 chương và 51 điều quy định; Nghị định ngày 15/6/1930 về việc trưng dụng đền bù đất các công trình vì mục đích công của Chính phủ Pháp được sao gửi và áp dụng cho các nước thuộc địa của Pháp, với 11 chương và 126 điều quy định. . . và còn nhiều quy định liên quan đến xây dựng. Nên đội ngũ viên chức thực thi pháp luật xây dựng

khá thuận lợi.. . Hiện tượng tiêu cực có thể nói không xảy ra vì lương tháng của viên chức đủ để nuôi cả gia đình và còn dư một chút. Mọi người ý thức được rằng họ sẽ bị thiệt hại rất nhiều nếu như họ không chấp hành pháp luật. Có thể xem dấu ấn xây dựng ở thời kỳ này đã để cho chế độ sau một khối lượng xây dựng không lớn nhưng khá hoàn chỉnh, chất lượng công trình bền vững với niên hạn sử dụng và tương thích với quy mô của nó. Vì thế gọi Sài Gòn là hòn ngọc của Viễn Đông, Hà Nội là thành phố của cây xanh và kỷ niệm - vấn đề rất có ý nghĩa, một phần chính cũng từ các công trình kiến trúc có giá trị mang lại.

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)