Thời kỳ từ năm 1994 đến 2003 (Những tìm kiếm ban đầu cho cơ chế thịtrường):

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 72)

b) Xác định quy mô dự án:

3.2.3. Thời kỳ từ năm 1994 đến 2003 (Những tìm kiếm ban đầu cho cơ chế thịtrường):

Có thể nói thời kỳ bao cấp của quản lý XDCB ở nước ta kéo dài đến tháng 10 năm 1994 (căn cứ vào các văn bản chính thức về quản lý đã được ban hành). Nhưng thực tế, từ trước đó các nhà hoạch định cơ cấu và chính sách đã tìm kiếm một cơ chế quản lý phù hợp với kinh tế thị trường đang bắt đầu hình thành.

Vào cuối năm 1979 và những năm của thập kỷ 80, tư tưởng “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường” chưa du nhập vào được trong các văn bản quản lý xây dựng cơ bản. Do đó Nghị định 232/CP ngày 06/6/1981 chỉ là hệ thống hóa, tập hợp và thay thế một loạt các

văn bản cũ mà chưa có sự thay đổi nào về chất lượng, vẫn là văn bản phục vụ cho chế độ bao cấp, kế hoạch hóa.

Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng được cụ thể rõ dần qua các Nghị quyết của Trung ương khóa V và cho đến Đại hội VI (1986), chiến lược đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng đã khẳng định “Cho tới nay, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp về cơ bản chưa bị xóa bỏ, cơ chế mới chưa được thiết lập đồng bộ”. Nghị quyết của Đảng cũng đã chỉ rõ “Đổi mới cơ chế quản lý là một quá trình cải cách có ý nghĩa cách mạng sâu sắc, là cuộc đấu tranh giữa cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái lạc hậu”. Về quản lý xây dựng cơ bản, tư tưởng chỉ đạo này đã được thể hiện trong Nghị định 385/HĐBT ngày 07/11/1990. Tuy vậy Nghị định 385/HĐBT cũng không đáp ứng được vì còn mang nặng cơ chế quản lý tập trung của thời bao cấp, thể hiện ở chỗ vẫn coi việc đầu tư xây dựng cơ bản phải thực hiện theo kế hoạch hóa toàn diện và đồng bộ, đó là một yêu cầu mà trong thực tế không thể làm được ngay từ khâu lập kế hoạch chứ chưa nói đến kiểm soát kế hoạch hoặc điều hành việc thực hiện kế hoạch đó.

Chỉ đến khi có Nghị định 177/CP ngày 20/10/1994 thay thế cho các Nghị định 385/HĐBT ngày 07/11/1990 và Nghị định 237-HĐBT ngày 19/9/1985 thì lúc đó không còn nhắc đến nguyên tắc “phải thực hiện theo kế hoạch hóa toàn diện và đồng bộ”… cũng như không nhắc đến “Chủ trương đầu tư và kế hoạch hóa đầu tư xây dựng cơ bản phải góp phần đảm bảo nhịp độ phát triển nền kinh tế một cách cân đối nhịp nhàng”…

Yêu cầu cơ bản của quản lý đầu tư và xây dựng trong Nghị định 177/CP là: Đảm bảo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ theo định hướng XHCN, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; huy động sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất, khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao động, đất đai… bảo

vệ môi trường sinh thái; xây dựng theo quy hoạch, đảm bảo thẩm mỹ, an toàn cho công trình…

- Nghị định 177/CP đề ra " Nguyên tắc cơ bản của quản lý đầu tư và xây dựng" là:

+ Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ được xã hội và thị trường chấp nhận về giá cả, chất lượng, đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

+ Thực hiện quản lý thống nhất trong cả nước về cơ chế, chính sách và tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật đối với toàn bộ quá trình đầu tư và xây dựng.

+ Thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng.

+ Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị trong quá trình đầu tư và xây dựng...

Quan điểm chỉ đạo để biên soạn Nghị định này là phải kết hợp Đầu tư với Xây dựng, không thể tách chúng thành hai đối tượng độc lập. Vì vậy đã thay đổi tên của điều lệ từ Điều lệ quản lý Xây dựng cơ bản thành Điều lệ quản lý Đầu tư và Xây dựng, công việc Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật được đổi thành Lập dự án đầu tư (tiền khả thi và khả thi). Trong Nghị định đã xác định rõ thẩm quyền quyết định đầu tư và tổ chức quản lý thực hiện dự án trong đó có thực hiện xây dựng công trình. Đã đưa ra 4 hình thức quản lý dự án để thay thế cho hình thức lâu nay vẫn sử dụng là Ban quản lý công trình hay còn gọi là Ban kiến thiết hoặc bên A.

Có thể nói từ Nghị định 385/HĐBT tiến tới Nghị định 177/CP là một sự thay đổi về chất:

- Sau gần 2 năm thực hiện, đến ngày 16/7/1996 Chính phủ ban hành Nghị định 42/CP để thay thế Nghị định 177/CP ngày 20/10/1994 rồi sửa đổi, bổ sung Nghị định 42/CP bằng Nghị định 92/ CP ngày 23/8/1997. Nghiên cứu kỹ, ta thấy mục tiêu và những nguyên tắc quản lý trong các Nghị định này

không có gì thay đổi so với Nghị định 177/CP nhưng những lần thay đổi sau đã làm rõ hơn nội dung quản lý đặc biệt những vấn đề mang tính tác nghiệp đã được cải tiến để vận hành nhanh chóng theo tốc độ phát triển của cơ chế thị trường. Trong cơ chế thị trường có rất nhiều nguồn vốn khác nhau nên việc phân cấp quản lý đầu tư đòi hỏi phải chính xác hơn, cụ thể hơn.

- Tốc độ đầu tư và xây dựng trong thập kỷ 90 được phát triển mạnh, làm thay đổi hàng ngày bộ mặt của đất nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động, cải thiện nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân làm cho nền kinh tế nước nhà tăng trưởng không ngừng. Đồng thời với những thành tựu đạt được, công tác quản lý đầu tư và xây dựng cũng bộc lộ những tồn tại như phát triển không đồng bộ, quy hoạch không chi tiết đầy đủ, cơ sở kỹ thuật hạ tầng bị khập khiễng, chất lượng một số công trình không bảo đảm, vấn đề môi sinh môi trường- cảnh quan thiên nhiên và các di sản văn hóa lịch sử - bản sắc văn hóa kiến trúc đang bị đe dọa nghiêm trọng. Còn việc xây nhà lấn chiếm đất công, vi phạm hành lang bảo vệ các công trình công cộng đang xảy ra hàng ngày và hậu quả của nó có lẽ còn lâu mới giải quyết được. Theo Hiến pháp thì nhân dân được quyền tự do xây dựng nhà trong khuôn khổ tôn trọng quy hoạch và pháp luật nhưng rất tiếc xây dựng mang tính tự phát đó rất ồ ạt làm cho cả nước trở thành một công trường đầy cát bụi, việc xây dựng đó không tuân thủ quy hoạch và tuân thủ pháp luật nên đã gây ra không biết bao nhiêu vụ kiện cáo phiền toái, làm đau đầu các nhà quản lý cũng như các cơ quan phán xử.

Sau 2 năm chuẩn bị tích cực, ngày 08/7/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/1999/NC-CP về Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng. Nghị định này đã thay thế cho Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 và Nghị định số 92/CP ngày 23/8/1997. Khác với những văn bản trước đó, Nghị định này chỉ cho phép sau khi Nghị định của Chính phủ được ban hành, các Bộ chức năng được Chính phủ giao đã ra các thông tư hướng dẫn: Những vấn đề về tài chính, ngân hàng do Bộ Tài Chính và Ngân hàng đầu tư và phát triển hướng

dẫn; Những vấn đề về kế hoạch hóa đầu tư, giấy phép đầu tư, lập dự án do Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn; Những vấn đề về Quản lý xây dựng do Bộ Xây dựng hướng dẫn; Còn các Bộ, ngành khác và các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được ra các văn bản hướng dẫn riêng, để đảm bảo sự chỉ đạo nhất quán của Chính phủ.

Sau một thời gian, thực hiện Quản lý đầu tư và xây dựng theo Nghị định số 52/1999/NC-CP đã bộc lộ những bất cập: Vì sự phân quyền, phân cấp để thẩm định, phê duyệt cho các dự án thuộc nhiều nguồn vốn khác nhau có nhiều mâu thuẫn, chồng chéo gây ách tắc khó xử lý. Vì vậy, ngày 05/5/2000 Chính phủ đã phải ban hành Nghị định số 12/2000/NĐ-CP để sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư xây dựng tại Nghị định 52/1999/NĐ-CP nhằm giải quyết những ách tắc và không phù hợp như đã nêu trên. Kèm theo sự thay đổi bổ sung này, các thông tư hướng dẫn của các Bộ cũng đã phải thay đổi theo, cụ thể trong lĩnh vực quản lý xây dựng, một số thông tư đã thay đổi. Kết hợp với việc thực thi các điều khoản của Luật doanh nghiệp, đặc biệt là việc thi hành Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Danh nghiệp, Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định của Luật doanh nghiệp, thực hiện Điều 112 của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định các Bộ ngành hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài. Ngoại trừ những văn bản liên quan đến quản lý xây dựng (được đề cập tại một lĩnh vực khác) như: Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế Đấu thầu và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu, văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Quy chế đấu thầu, Thông tư hướng dẫn bảo hiểm công trình xây dựng của Bộ Tài chính (số 137/1999/TT-BTC ngày 19/11/1999).

Những văn bản quản lý xây dựng của ta đã cố gắng bám sát thực tiễn để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của công tác đầu tư xây dựng, nhưng chưa đoán trước và chưa đón đầu được những phát triển trong tương lai kể cả tương lai gần do đó phải luôn luôn thay đổi để không lạc hậu với thực tiễn. Ở một số lĩnh vực ta thấy có sự buông lỏng quản lý, ở một số lĩnh vực khác công tác quản lý lại đi quá mức cần thiết dẫn đến sự can thiệp vào nội bộ công việc của chủ đầu tư hoặc của các nhà thầu. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về xây dựng đặc biệt là quản lý Nhà nước về chất lượng công trình chưa rõ ràng, chưa phủ kín hết công việc, còn có sự nhầm lẫn giữa quản lý nhà nước và quản lý sản xuất của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh. . .

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)