Quản lý nhà nước về CLCTXD:

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 50)

b) Xác định quy mô dự án:

2.3.5. Quản lý nhà nước về CLCTXD:

CLCTXD là vấn đề hết sức quan trọng, nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, đời sống của con người và sự phát triển bền vững. Đặc biệt ở nước ta vốn đầu tư từ NSNN, doanh nghiệp và nhân dân chiếm tỷ trọng rất lớn trong thu nhập quốc dân, cả nước làmột công trình xây dựng. Vì vậy, để tăng cường quản lý dự án, CLCTXD, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương đã:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật, nghị định, thông tư, các tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ chức thực hiện quản lý CLCTXD.

- Đề ra các chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư trang thiết bị hiện đại, sản xuất vật liệu mới, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học trong xây dựng, đào tạo cán bộ, công nhân nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng nói chung và quản lý CLCTXD nói riêng.

- Tăng cường quản lý chất lượng thông qua các tổ chức chuyên lo về chất lượng tại các hội đồng nghiệm thu các cấp, các cục giám định chất lượng, phòng giám định.

- Có chính sách khuyến khích các đơn vị, tổ chức thực hiện theo tiêu

chuẩn ISO 9001:2000, tuyên dương các đơn vị đăng ký và đạt công trình huy chương vàng chất lượng cao của ngành, công trình chất lượng tiêu biểu của liên ngành.

Phải thấy rằng với những văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách, biện pháp quản lý đó về cơ bản đã đủ điều kiện để quản lý CLCTXD. Chỉ cần các tổ chức từ cơ quan cấp trên chủ đầu tư, CĐT, ban quản lý dự án, các nhà thầu (khảo sát, tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế, tư vấn giám sát, thi công xây lắp) thực hiện đầy đủ chức năng của mình một cách có trách nhiệm

theo đúng trình tự quản lý, thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn, quy phạm nghiệm thu công trình xây dựng.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các văn bản pháp quy vào thực tế

còn nhiều vấn đề cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường công tác

quản lý CLCTXD, đó là:

1. Những quy định về việc đảm bảo CLCTXD trong Luật Đấu thầu còn thiếu cụ thể và chưa cân đối giữa chất lượng và giá dự thầu. Đó là những quy định có liên quan đến đánh giá năng lực nhà thầu, quy định về CLCTXD trong hồ sơ mời thầu. Đặc biệt là quy định lựa chọn đơn vị trúng thầu chủ yếu lại căn cứ vào giá dự thầu thấp nhất mà chưa tính một cách đầy đủ đến yếu tố đảm bảo chất lượng, đến hiệu quả đầu tư cả vòng đời dự án.

2. Những quy định chế tài xử lý, phân rõ trách nhiệm của các chủ thể, đặc biệt là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý chất lượng còn thiếu cụ thể, chế tài chưa đủ mạnh để răng đe phòng ngừa:

+ Đối với giai đoạn lập dự án, thiết kế, khảo sát đó là những quy định chế tài đối với CĐT khi vi phạm trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng: Đối với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thẩm định là những quy định chế tài khi họ vi phạm các quy định về quản lý CLCTXD.

Ví dụ CĐT không lập và phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, nhà thầu khảo sát không lập phương án kỹ thuật khảo sát trình CĐT phê duyệt…

+ Đối với giai đoạn xây dựng đó là những điều quy định chế tài đối với các chủ thể về quản lý chất lượng trong quá trình đấu thầu, xây dựng, bảo hành, bảo trì.

Ví dụ CĐT không có hồ sơ thẩm định kết quả đấu thầu, lựa chọn nhà thầu vi phạm điều khoản trong hồ sơ mời thầu (về kỹ thuật, giá dự thầu, bảo lãnh dự thầu..) hoặc nhà thầu không có thuyết minh quy trình vận hành và bảo trì…

Cần có chế tài cụ thể vi phạm điều nào, điểm nào thì xử lý thế nào. Phạt bao nhiêu tiền, bao nhiêu % giá trị hợp đồng, đưa vào danh sách “đen”, cấm có thời hạn, vi phạm thế nào thì thu hồi giấy phép kinh doanh, gây hậu quả mức nào thì truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Các hoạt động về xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp đến con người, môi trường, tài sản. Các doanh nghiệphoạt động xây dựng phải là các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. Vì vậy cần phải ban hành các quy định về năng lực của tổ chức này với các quy định trong giấy phép kinh doanh phù hợp với từng cấp công trình. Ví dụ ở Trung Quốc DN xây lắp chia thành 4 cấp, tư vấn 3 cấp do Nhà nước cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng.

4. Về công tác đào tạo còn mất cân đối giữa thầy và thợ, đặc biệt đội ngũ quản lý, thợ cả. Công tác đào tạo cán bộ quản lý dự án, CĐT chưa được coi trọng, nhiều CĐT, BQL làm trái ngành, trái nghề, không đủ trình độ năng lực lại không được đào tạo kiến thức quản lý dự án.

Ví dụ các BQL xây dựng công trình được thành lập tại các nghành Giáo dục, Văn hóa thể thao và du lịch …không có cán bộ về xây dựng chuyên nghành, lấy các cán bộ thuộc bộ máy của mình làm kiêm nhiệm, toàn bộ công tác chuyên môn giao phó cho các tư vấn, các nhà thầu dẫn đến tình trạng CĐT chỉ ký văn bản, không làm đúng chức năng, nhiệm vụ trong

quản lý CLCTXD.

5. Công tác thanh tra, kiểm tra xây dựng, quản lý CLXD còn chưa được coi trọng, đúng mức và hoạt động còn hạn chế, thiếu một mạng lưới kiểm định chất lượng xây dựng trong phạm vi cả nước, đặc biệt là nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức này còn hạn chế.

6. Còn lẫn lộn chức năng QLNN và quản lý kinh doanh (bộ chủ quản, sở chủ quản), còn thiếu tập trung kinh phí và kế hoạch cho việc xây dựng đầy đủ các tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cho việc thi công công nghệ mới.

Ví dụ nhiều công nghệ được áp dụng ở nước ngoài từ rất lâu nhưng với Việt Nam là công nghệ mới như: Chưa ban hành tiêu chuẩn thiết kế đường ống cốt sợi thủy tinh, hiện tại đang mượn tiêu chuẩn thiết kế của Mỹ nhưng vẫn áp dụng vào công trình dẫn đến hàng loạt sự cố về đường ống

loại này như đường ống cấp nước sạch cho thủ đô Hà Nội, dự án cấp nước

cho khu kinh tế Nghi Sơn Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)