Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 38)

b) Yêu cầu của lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng:

2.2.1.Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:

Luật Xây dựng đã tạo bước đột phá quan trọng của hệ thống pháp luật về đầu tư và xây dựng ở nước ta. Luật đã đề cập đầy đủ các nội dung liên quan đến hoạt động xây dựng, pháp chế hóa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng công trình. Luật cũng xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền thực hiện chức năng QLNN về xây

dựng. Nội dung đổi mới trong QLNN về CLCTXD của Việt Nam là chính

quyền không can thiệp trực tiếp mà gián tiếp qua công cụ pháp luật tác động

vào công tác quản lý sản xuất hàng ngày của người mua (chủ đầu tư) và

người bán (các nhà thầu) để làm ra sản phẩm xây dựng - một loại sản phẩm có tính đơn chiếc. Nhà nước tập trung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm kỹ thuật, hệ thống tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra để tạo pháp lý cho mối quan hệ của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng hướng tới việc hình thành công trình có chất lượng cao làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Nghĩa là: Nhà nước kiểm soát các điều kiện “phù hợp” vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của toàn xã hội.

Song, tình trạng còn tồn tại về chất lượng công trình, lãng phí, đặc biệt các dự án vốn ngân sách nhà nước. Nhận định của cơ quan soạn thảo cho rằng khâu kiểm soát của các cơ quan QLNN chưa thực hiện “tiền kiểm”. Vì vậy, tại Dự thảo LuậtXây dựng (sửa đổi) Nhà nước “can thiệp” trực tiếp vào nhóm các yếu tố “đảm bảo” chất lượng của quá trình đầu tư xây dựng

thông qua việc thẩm định TKCS (Chương III), thẩm định TKKT (Chương

IV). Sự tham gia trực tiếp của chính quyền vào các khâu như vậy mà không lượng hóa các đầu việc phải làm thì rất dễ bị lạm quyền gây phiền phức cho tiến trình cải cách hành chính của nước ta. Các nội dung mà chính quyền cần quan tâm và kiểm soát chặt là các điều kiện liên quan đến an toàn sinh mạng, an toàn môi trường, an toàn xã hội, sự phù hợp với quy hoạch và thiết kế đô thị của các CTXD thuộc mọi nguồn vốn khác nhau.

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 38)