c) Nội dung đầu tư của dự án:
4.2.1. Tình hình thiệt hại do bão lũ gây ra lưu vực sông Mã trên địa bàn t ỉnhThanh Hoá:
- Những năm gần đây, do sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, tình hình thiên tai trên thế giới và trong nước ngày càng phức tạp và diễn biến khó lường. Theo thống kê thiệt hại do thiên tai mỗi năm tương đương với 1% GDP của nước ta. Trên địa bàn Thanh Hoá, năm nào cũng bị thiên tai, bão lũ tàn phá; bình quân cứ khoảng 3 năm xuất hiện bão, lụt vừa; 10 năm xuất hiện
bão lụt lớn; 30 năm xuất hiện bão lụt có tính "tàn sát". Thiệt hại do bão, lũ lụt gây ra đối với Thanh Hóa là hết sức nặng nề, không những thiệt hại về người, tài sản, môi trường sinh thái mà còn tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tổng giá trị thiệt hại do bão, lụt, lũ gây ra đối với Thanh Hoá trong 15 năm qua (1996 ÷ 2010) ước tính 6.000 tỷ đồng (riêng năm 2007 khoảng 1.110 tỷ đồng), số người chết 345 người; Ngoài thiệt hại về vật chất, cơ sở hạ tầng, thiên tai còn gây khó khăn về điều kiện ăn ở, vệ sinh môi trường, nguy cơ dịch bệnh cho nhân dân vùng bị ngập lụt, hàng chục ngàn ha đồng ruộng bị nhiễm mặn do nước biển trànvào, cần phải tốn nhiều tiền của, công sức để cải tạo trong thời gian dài.
Một số trận bão, lũ điển hình: Chỉ tính từ đầu thế kỷ XX đến nay, lụt bão lớn ở Thanh Hóa đã xảy ra vào các năm 1927, 1944, 1962, 1973, 1980, 1996, 2005, 2007. Trong lịch sử đã xảy ra 45 điểm vỡ đê sông lớn và 13 điểm vỡ đê sông con (trong đó các điểm vỡ đê sông lớn chủ yếu xảy ra trước năm 1945; riêng đối với đê sông con, vỡ chủ yếu xảy ra từ năm 1973-1986). Cụ thể:
- Trận lụt năm 1944: là trận lũ tương đối lớn, gây vỡ đê ở Liên Phố, Ngô Xá và Lạc Đô, gây ngập lụt 10.400ha, 99 làng của huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Đông Sơn và Nông Cống, độ sâu ngập lụt 2-3m và sau 2 tuần lễ nước mới rút hết.
- Trận lụt năm 1954: gây vỡ đê hữu sông Chu tại Liên Phố, gây ngập một vùng rộng lớn tới 221 làng với số dân gần 50 vạn người gồm các huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Đông Sơn, Thiệu Hoá, Thọ Xuân và một phần thị xã Thanh Hoá (nay là Thành phố Thanh Hoá). Diện tích ngập lụt 36.200ha ngập từ 3 ngày tới 1 tháng.
-Trận lũ năm 1956: gây vỡ đê sông Chu tại Long Linh, Chí Cẩn, Tân Bình và Thiệu Hưng. Nước lũ đã tràn vào gây ngập lụt toàn bộ vùng kẹp giữa sông Cầu chảy và sông Chu, gây ngập lụt 10 xã, 38.000ha, thời gian ngập từ
3-5 ngày. Người chết đuối và do bệnh sau lụt tới khoảng 1.000 người. Xã Thiệu Hợp và Thiệu Hưng ngập sâu từ 3-4m.
-Từ năm 1984 - 1985 đê sông Cầu Chày bị vỡ 2 lần.
-Năm 1984, 1985, 1996, 2007 đê sông Bưởi đã bị tràn toàn tuyến dẫn đến vỡ đê nhiều đoạn
-Năm 2005, Thanh Hóa chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4 cơn bão (số 2, số 3, số 6, số 7), 5 đợt lũ trên các triền sông và 1 đợt lũ quét tại huyện Quan Hoá, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho các vùng trong tỉnh. Đáng chú ý là: ngày 19/9/2005 bão số 6 với sức gió cấp 11, giật trên cấp 11 kèm theo mưa to đến rất to trên diện rộng, gây ngập úng nhiều vùng; sáng ngày 27/9/2005 bão số 7 với sức gió cấp 12, giật trên cấp 12, đổ bộ vào đúng lúc triều cường gây nước dâng cao từ 4,5 đến 5,5m, kèm theo mưa to đến rất to, gây ngập úng trên diện rộng. Ngoài thiệt hại về vật chất, phá huỷ các công trình PCLB và cơ sở hạ tầng, bão số 6, số 7 còn gây khó khăn về điều kiện ăn ở, vệ sinh môi trường, dịch bệnh cho nhân dân vùng bị ngập lụt, hơn 6 ngàn ha đồng ruộng bị nhiễm mặn, cần phải tốn nhiều tiền của, công sức để cải tạo trong thời gian dài.
-Năm 2007, do ảnh hưởng của bão số 5 và hoàn lưu sau bão, từ tối ngày 03 đến 05/10 đã có mưa to đến rất to trên diện rộng trong tỉnh. Mực nước trên sông Mã, sông Chu, sông Lèn, sông Cầu Chày đều trên báo động III và gần đạt đến mức lũ lịch sử; riêng sông Bưởi, sông Lèn đã trên mức lũ lịch sử. Đây là một tổ hợp lũ đặc biệt lớn trên tất cả các sông, làm tràn nhiều tuyến đê sông, gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh.