Thời kỳ từ cuối năm 2003 đến nay:

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 77)

b) Xác định quy mô dự án:

3.2.4. Thời kỳ từ cuối năm 2003 đến nay:

Sau 13 năm chuẩn bị, Luật Xây dựng đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 26/2003/L/CTN ngày 10/12/2003. Luật Xây dựng có 9 chương 123 điều, Luật Xây dựng là văn bản pháp luật cao nhất về xây dựng: đã thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng trong lĩnh vực xây dựng; điều chỉnh toàn bộ các vấn đề có liên quan đến các hoạt động xây dựng và là cơ sở pháp lý chủ yếu để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động xây dựng; Luật đã thiết lập khung pháp lý có hiệu quả tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xây dựng, thúc đẩy thị trường xây dựng phát triển nhanh chóng và có định hướng; Luật Xây dựng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về Xây dựng, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; phân định quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, bảo đảm các công trình xây dựng có chất lượng, an toàn, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc và tiết kiệm, thúc đẩy cải cách hành chính trong

quản lý xây dựng phù hợp với cải cách hành chính chung của Nhà nước và tinh thần hội nhập khu vực và quốc tế.

Luật Đấu thầu đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2006, để công tác quản lý dự án có hiệu quả, đảm bảo tính công bằng cho các đối tượng tham gia thực hiện hoạt động động xây dựng trên đất nước ta hiện nay.

Hướng dẫn chi tiết thi hành Luật xây dựng, Chính phủ đã ban hành các Nghị định: về quản lý quy hoạch xây dựng, về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, về quản lý chất lượng công trình và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.. . Trong đó, liên quan thiết thực và trực tiếp đến những người làm quản lý dự án xây dựng công trình là Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,về quản lý chi phí đầu tư XDCT và về quản lý chất lượng công trình.

Ngày 01/4/2009, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư XDCT chính thức có hiệu lực (thay thế Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP. Điểm mới của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP hơn các Nghị định trước là đã xác định rõ thẩm quyền của các cấp và một đổi mới cơ bản là những sửa đổi bổ sung về điều kiện điều chỉnh giá đã linh hoạt hơn.

Ngày 14/12/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình,bước đầu đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế và cơ chế thị trường: chi phí xây dựng công trình do các bên mua - bán thỏa thuận và được xác định cho từng công trình; Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện việc quản lý chi phí đầu tư XDCT.

Đến nay Việt Nam đã có những đổi mới trong việc quản lý dự án đầu tư XDCT từng bước phù hợp với trình tự, thủ tục của các nhà tài trợ và thông lệ quốc tế - xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý CLCTXD trong giai đoạn lập DAĐT xây dựng công trình:

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)