Điều kiện tự nhiên:

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 92)

c) Nội dung đầu tư của dự án:

4.2.3.1. Điều kiện tự nhiên:

Vùng sự án thuộc huyện Yên Định cách Thành phố Thanh Hoá 28 km về phía Tây Bắc; phía bắc và phía tây giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Vĩnh Lộc, phía đông giáp huyện Vĩnh Lộc (lấy sông Mã làm ranh giới), phía tây và tây nam giáp huyện Thọ Xuân, phía nam giáp huyện Thiệu Hoá. Diện tích tự nhiên là 216,16 km2, dân số 171.150 người.

Do Địa hình tự nhiên của huyện Yên Định được bao bọc bởi hai con sông chính là sông Mã và sông Cầu Chày nên tài nguyên đất đai của Yên

Ðịnh phần lớn là đất phù sa. Diện tích tự nhiên 22167,97ha, trong đó đất nông nghiệp là 12724,73ha, đất lâm nghiệp 816,51ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 698,7, đất phi nông nghiệp 7.176,78 ha và đất chưa sử dụng 1.216,36ha. Đất phù sa phân bố tập trung, thuận lợi cho việc đầu tư hạ tầng cơ sở, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, tạo vùng chuyên canh cây lương thực phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp. Ngoài ra, Yên Ðịnh còn nằm trên trục đường quốc lộ 45, các tuyến tỉnh lộ nối với các trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh như: Khu công nghiệp Lam Sơn, Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thạch Thành, thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn. Các tuyến đường này thực sự là cầu nối quan trọng thúc đẩy kinh tế huyện phát triển toàn diện. Ðồng thời, Yên Ðịnh còn có lực lượng lao động hùng mạnh, với khoảng 82,2 nghìn lao động, trong đó số lao động đã qua đào tạo chiếm 1,7% tổng số lao động của huyện.

Với vị trí thuận lợi, cùng với tiềm năng về đất đai, tài nguyên, con người, trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới do Ðảng khởi xướng và lãnh đạo, cán bộ, nhân dân huyện Yên Ðịnh đã nỗ lực phấn đấu và giành được nhiều kết quả khả quan.

Với tất cả các đặc điểm trên đã đem lại cho huyện những thuận lợi trong việc phát triển Kinh tế - Xã hội và giao lưu văn hoá với các huyện lân cận. Vị trí của huyện rất thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không những với các huyện trong tỉnh mà còn vươn ra các tỉnh khác. Bên cạnh đó còn dễ tiếp cận với công nghệ kỹ thuật mới nhất về cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp.

4.2.3.2. Điều kiện địa hình:

Địa hình sông Cầu Chày thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình từ 200- 300m ở thượng nguồn giảm xuống còn 3÷ 5m ở vùng đồng bằng Yên Định, Thiệu Hoá, Trung lưu sông Cầu Chày là

vùng núi thấp, dồi bát úp, đất đai màu mỡ. Từ Xuân Vinh trở xuống là vùng đồng bằng rộng gần 20.000ha nằm kẹp giữa sông Mã, sông Chu.

Nói chung đặc điểm địa hình huyện Yên Định tương đối đồng nhất, mang đặc điểm chung của 1 huyện đồng bằng, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên do đặc điểm là huyện được bao bọc bởi hai con sông nên thường xuyên bị ảnh hưởng nặng bởi lũ, gây khó khăn trong sản xuất sinh hoạt của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)