Lập kế hoạch và quản lý tiến độ lập dự án:

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 45)

b) Xác định quy mô dự án:

2.3.2.6.Lập kế hoạch và quản lý tiến độ lập dự án:

Sau khi báo cáo dự án đầu tư được thẩm định, phê duyệt chủ đầu tư chính thức bắt đầu vào việc điều hành dự án. Như vậy một kế hoạch thực hiện dự án bắt đầu. Kế hoạch đó trở thành tiến độ của một dự án chính thức. Kế hoạch thực hiện dự án ĐTXD được thể hiện qua một tổng tiến độ, trong đó thể hiện đầy đủ những công việc chính, những giai đoạn chính, những hạng mục công việc có trong dự án được thực hiện ở trong thời gian nhất định.

Tổng tiến độ của dự án ĐTXD phải tuân thủ theo kế hoạch của báo cáo đầu tư đã phê duyệt. Đó là thời hạn hoàn thành dự án để đưa vào hoạt động và các điều kiện kèm theo như kế hoạch huy động vốn, sử dụng lao động và các loại tài nguyên khác. Tổng tiến độ chỉ thể hiện khai lược những việc chính dưới dạng tổng quát. Tổng tiến độ lập ở cấp chỉ đạo là cơ sở để lập tiến độ thi công cụ thể.

Từ tổng tiến độ ta xác định được những thời hạn thi công các hạng mục công trình cũng như các giai đoạn chính của dự án. Từ đó ta có thể lập các tiến độ thành phần của từng giai đoạn cũng như tiến độ các hạng mục của dự án.

Mục đích của việc thể hiện tiến độ là để xác định cho tất cả các thành viên trong bộ máy quản lý dự án hiểu và sử dụng dễ dàng để nâng cao trách nhiệm của họ đối với việc thực hiện tiến độ.Tùy theo loại tiến độ ta có thể chọn những phương pháp thích hợp là:

a) Biểu mục công việc:

Biểu gồm các cột: thứ tự, công việc, thời gian thực hiện, chi phí, người thực hiện;

Biểu công việc thường thể hiện kế hoạch sơ lược của báo cáo đầu tư xây dựng mang tính tổng quát;

b) Sơ đồ ngang:

Tiến độ được thể hiện bằng bảng sơ đồ, một nửa cung cấp số liệu công việc, một mức (biểu đồ) thể hiện tiến độ trên hệ trục thời gian;

Sơ đồ ngang dùng phổ biến vì trực quan dễ sử dụng khi quan hệ công việc thực hiện đơn giản;

Sơ đồ ngang thường dùng cho tiến độ chỉ đạo ở cấp quản lý (Tổng tiến độ) hay tiến độ thực hiện ở đơn vị thi công (Xí nghiệp, đội sản xuất) những công trình đơn vị quan hệ công việc đơn giản;

c) Sơ đồ xiên:

Dùng sơ đồ xiên tiến độ thể hiện các công việc trong không gian và thời gian. Các công việc mô phỏng bằng những đường xiên;

Sơ đồ xiên thích hợp cho quản lý tiến độ công trình quan hệ công việc là chặt chẽ có tính chu kỳ. Ngược lại những quan hệ phức tạp sử dụng sơ đồ xiên ít hiệu quả;

d) Sơ đồ mạng:

Tiến độ được thể hiện bằng sơ đồ mạng. Mỗi công việc được thể hiện bằng một phần tử của mạng (cung, nút) quan hệ giữa các công việc chính là lôgíc toán sơ đồ. Vì vậy sơ đồ mạng có thể mô phỏng tiến độ xây dựng công trình phức tạp;

Sơ đồ mạng giúp cho việc quản lý tiến độ được dễ dàng nhất là sử dụng cùng chương trình phần mềm máy tính (Microsoft Project).

2.3.2.7. Phân tích tài chính và kinh tế xã hội:

Hiện nay dự án khả thi thì theo phân tích tàu chính và kinh tế thì sẽ đạt được các chỉ tiêu: Giá trị hiện tại thuần (NPV); Suất thu lời nội tại (IRR); Thời hạn thu hồi vốn đầu tư; Tỷ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư; Tỷ lệ lợi ích/chi phí (B/C) theo yêu cầu.

Tuy nhiên nhiều dự án để được đầu tư thì việc xử lý số liệu đầu vào để bằng cách nào đó (như tăng nhiệm vụ của công trình, giảm giá thành của công trình…) để tính toán cho ra kết quả đạt yêu cầu, nhưng thực tế thì công trình không thực hiện đúng nhiệm vụ đề ra hoặc công trình khi triển khai xây dựng phải điều chỉnh, bổ sung nhiều hạng mục.

2.3.2.8. Đánh giá tác động môi trường:

Theo quy định thời điểm lập báo cáo ĐTM cùng tiến hành đồng thời với công tác lập dự án đầu tư. Song hiện nay cũng đã có rất nhiều dự án sau khi làm ĐTM thì đã kiến nghị hủy bỏ không đầu tư dự án hoặc phải có nhiều biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường trước khi triển khai dự án nhằm bảo vệ và phát triển bền vững môi trường;

Bên cạnh những mặt làm được theo tinh thần của Nghị định 29/2011/NĐ-CP và Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT thì cũng tồn tại không ít vấn đề cần phải được khắc phục và có giải pháp chấn chỉnh như sau:

- Nhiều dự án có mức độ ảnh hưởng và tác động xấu đến môi trường không nhiều đến môi trường như cải tạo, nâng cấp các hồ chứa nhỏ có dung tích hồ chứa dưới một triệu m3; Nâng cấp các tuyến đê …thì việc lập ĐTM hiện nay đa phần các chủ đầu tư chỉ làm hình thức để có đủ điều kiện pháp lý để trình phê duyệt dự án.

- Một số dự án vì những yếu tố lợi ích đã bỏ qua những yếu tố tiêu cực ành hưởng xấu tới môi trường để đạt được mục đích thực hiện dự án. Hoặc đánh giá không trung thực để đạt được đầu tư. Sau khi triển khai dự án rất nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng xấu tới môi trường diễn ra dẫn tới phải có nhiều giải pháp để khắc phục.

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 45)