Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1994 (Thời kỳ bao cấp):

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 71)

b) Xác định quy mô dự án:

3.2.2. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1994 (Thời kỳ bao cấp):

Đầu tư xây dựng trong giai đoạn này, có thể nói toàn bộ là sử dụng vốn ngân sách nhà nước cấp. Việc quản lý xây dựng theo cơ chế chỉ đạo tập trung. Thời kỳ này có những văn bản quản lý xây dựng, như sau:

- Trước khi có một Nghị định tương đối toàn diện và đồng bộ về quản lý XDCB điển hình cho thời kỳ bao cấp (Nghị định 232/CP ngày 06/6/1981) thì Chính phủ đã có những văn bản số 354/TTg ngày 05/8/1957 về tăng cường quản lý kiến thiết cơ bản, Nghị định 64/CP ngày 19/11/1960 của Chính phủ ban hành Điều lệ cấp phát kiến thiết cơ bản, Nghị định 242/CP ngày 31/12/1971 của Chính phủ ban hành Điều lệ lập, thẩm tra và xét duyệt thiết kế công trình xây dựng và các Nghị định thông tư khác (số 50/CP ngày 01 tháng 04 năm 1969, số 120-TTG ngày 19/11/1969, số 91-TTG ngày 10 tháng 9 năm 1969, số 113-TTg ngày 25/3/1971, số 217-TTG ngày 13 tháng 6 năm 1975, số 385/HĐBT ngày 07 tháng 11 năm1990). Thời kỳ này kéo dài từ năm 1954 cho đến 20 tháng 10 năm 1994 khi Chính phủ ban hành Nghị định 177/CP.

- Nội dung của những văn bản về công tác quản lý XDCT của thời kỳ này cần phải thể hiện đúng đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vốn đầu tư, khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao động, đất đai và mọi tiềm lực khác… Chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư XDCB

phải góp phần đảm bảo nhịp độ phát triển nền kinh tế một cách cân đối, nhịp nhàng, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng giai đoạn, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, tăng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập quốc dân và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

Ở giai đoạn này, việc quản lý XDCB đảm bảo năm nguyên tắc: - Thực hiện kế hoạch hóa và đồng bộ;

- Quản lý chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư. Thực hiện hạch toán kinh tế và vận dụng các đòn bẩy kinh tế để giải quyết đúng đắn các mối quan hệ về lợi ích;

- Tuân thủ trình tự XDCB;

- Thực hiện sự quản lý thống nhất của Nhà nước;

- Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh, đề cao trách nhiệm của các tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Thời kỳ đầu của chế độ bao cấp, việc XDCB trong lĩnh vực Nhà nước thì chỉ có vốn ngân sách, còn khu vực tập thể là vốn của hợp tác xã, mảng tư nhân không được đề cập đến (tư nhân xây dựng gần như không đáng kể). Giai đoạn sau của thời kỳ bao cấp đã đề cập đến vốn vay và vốn tự có của các doanh nghiệp, huy động vốn góp của tập thể.

3.2.3. Thời kỳ từnăm 1994 đến 2003 (Những tìm kiếm ban đầu cho cơ chế thịtrường):

Một phần của tài liệu Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)