Phong cách diễn ngôn trần thuật của Hoàng Quốc Hải trong Tám triều vua Lý

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 85)

6. Kết cấu của luận văn

3.4. Phong cách diễn ngôn trần thuật của Hoàng Quốc Hải trong Tám triều vua Lý

thức này, ngôn ngữ người kể chuyện không lấn át và chi phối ngôn ngữ nhân vật, bên cạnh đó, ngôn ngữ nhân vật lại có khả năng phản hồi ngôn ngữ tác giả, bộc lộ ý thức tác giả tạo một sự kết hợp tinh tế giữa lời nhân vật với lời tác giả.

Nhìn chung, lời nửa trực tiếp chiếm tỉ lệ không nhiều trong Bộ tiểu thuyết nhưng với cách xử lý lời nửa trực tiếp một cách nhuần nhị và tinh tế, nhà văn đã mang đến cho người đọc một thế giới nhân vật có đời sống nội tâm phong phú. Đồng thời, sự hòa trộn giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện còn thể hiện sự gia tăng tốc độ của ngôn ngữ. Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật liền mạch với nhau thể hiện tốc độ trao đổi ngôn ngữ nhanh và gọn. Chính sự kết hợp ấy đã tạo nên nét riêng biệt, góp phần tạo nên phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của Hoàng Quốc Hải.

3.4. Phong cách diễn ngôn trần thuật của Hoàng Quốc Hải trong Tám triều vua

Bên cạnh diễn ngôn trần thuật trong lời người kể chuyện và trong lời nhân vật cùng với lời nửa trực tiếp làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn, Tám triều vua Lý còn mang những đặc trưng rất riêng tạo nên một phong cách độc đáo trong diễn ngôn trần thuật của Hoàng Quốc Hải đó là: ngôn ngữ mực thước, cổ xưa và ngôn ngữ Phật giáo.

Trước hết, với tiêu chí phục dựng lại một giai đoạn “lịch sử như nó vốn có”, Hoàng Quốc Hải đã dụng công trong việc lựa chọn và sử dụng hệ thống từ cổ và từ Hán Việt trong việc xây dựng cốt truyện cũng như hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Tất cả các sự kiện, biến cố trong tác phẩm đều thuộc về quá khứ, nhân vật trong tác phẩm là những con người đã sống và hành động ở một thời đại đã qua trong lịch sử. Do đó, phần lớn ngôn ngữ của nhân vật trong Tám tiều vua Lý là ngôn ngữ cổ xưa, mang tính trang trọng, mực thước nhưng trong sáng và giản dị. Chẳng hạn, đoạn đối thoại giữa hai nhân vật Lý Đạo Thành và Lý Thường Kiệt:

– Một bậc trí tướng như ngài, tôi mạo muội nói các điều trên khác nào một người dốt khoe chữ, mong được đại xá.

– Ồ không, không phải vậy đâu thưa tiên sinh. Bất cứ một người làm tướng nào cũng biết được các điều tiên sinh vừa dạy. Nhưng đưa các điều đó vào trong trận mạc để giành chiến thắng thì không phải người tướng nào cũng làm được. Trong bảy điều tiên sinh nhắc nhở, Thường Kiệt này có thể làm được sáu điều. Duy có một điều Thường Kiệt này bó tay, nhưng nếu không làm được điều đó thù cũng không dám đem quân đi xa.

– Điều gì vậy quan Thái tể, chẳng qua tôi cũng chỉ là một thứ cao đàm

khóa luận thôi, xin đừng chấp với người già lú lẫn lại vừa lắm lời, – Lý Đạo

Thành nói và ông có phần lúng túng.

– Không phải vậy đâu tiên sinh, ngài là hiện thân của một bậc nho giả chân chính, ngài cũng là tấm gương của một một bậc chân giả để người trong nước soi vào. Vừa rồi ngài có đưa ra bảy việc bảo đảm cho một đoàn

quân viễn chinh giành được chiến thắng. Tôi xin bảo đảm làm được sáu điều,

duy có một điều quan yếu vào bậc nhất phải nhờ vào tài đức của tiên sinh, nếu ngài nhận giúp cho chúng ta mới có thể bàn đến việc đưa quân ra khỏi

cõi hoặc chỉ chờ giặc ở biên thùy. Ấy là việc thứ sáu ngài vừa nêu: “Khi

quân đi xa, ở hậu phương phải thật sự yên ổn”.

– Quan Thái tể đánh giá tôi quá cao khiến tôi thêm tổn thọ. Nếu Linh

nhân hoàng thái hậu và quan Thái tể không cho người già là đồ bỏ mà giao trọng trách, tôi đâu dám từ nan, chỉ có điều làm được tới đâu là còn nhờ vào hồng phúc của nước ta và cái đức của hoàng thượng chứ quả thực tôi không

có tài cán gì cả.

– Vậy thì tiên sinh nhận ở Thường Kiệt này một lễ. [39; tr. 185–186] Trong đoạn văn trên, tất cả các từ in nghiêng là từ cổ và từ Hán Việt và chúng được thể hiện qua cách xưng hô: tiên sinh/ ngài – tôi/Thường Kiệt, quan Thái tể – tôi; qua cách dùng danh từ Hán Việt: một bậc trí tướng, một bậc chân nho, một bậc chân giả, trận mặc, một thứ cao đàm khóa luận, đoàn quân viễn chinh, cõi, biên thùy, hậu phương, trọng trách, hồng phúc, một lễ; hay thể hiện qua thái độ của người giao tiếp: mạo muội, đại xá, tổn thọ, đâu dám từ nan,… Hệ thống từ cổ và từ Hán Việt mang đến cho đoạn văn tính chất trang trọng, mực thước, đồng thời, tạo không khí trang nhã, sang trọng giữa những người tham gia giao tiếp.

Ngoài ra, một trong những đặc trưng cơ bản của diễn ngôn trần thuật của Hoàng Quốc Hải trong Bộ tiểu thuyết là mang đậm tính chất của ngôn ngữ Phật giáo. Ngôn

ngữ thiền hay còn gọi là ngôn ngữ Phật giáo là ngôn ngữ được bắt nguồn từ việc tu tập, hàng phục vọng tâm ngay giữa thực tại đời thường. Vượt lên trên cả phương tiện giao tiếp và tư duy của ngôn ngữ thông thường, ngôn ngữ Phật giáo là cách khơi gợi, đánh thức tâm tư người nghe, người đọc trở về đối với bản tâm thanh tịnh của chính mình. Ngôn ngữ Phật giáo trong Bộ tiểu thuyết vừa là “thuật ngữ chuyên môn” của Kinh, vừa là thứ rất riêng của Hoàng Quốc Hải. Trong Tám triều vua Lý, xuất hiện rất nhiều thuật ngữ chuyên môn của nhà Phật và chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm như: những động từ (giác ngộ, giải thoát, khai thị, khai trí, khai tâm, khai mở, hành hóa, …), những danh từ (cái tâm vô nhiễm, cái tâm tuệ, con mắt tuệ, tâm đạo, tâm ấn, chân tâm, vọng tâm, sắc tướng, vô sắc tướng, duyên, nghiệp, cõi tịch tĩnh, cõi Niết Bàn, con đường giải thoát…) và những tính từ (đại từ, đại bi, từ bi hỉ xả, vị tha hỉ xả…). Tất cả hệ thống từ ngữ trên đã được nhà văn vận dụng rất nhuần nhuyễn và tinh tế trong từng trường hợp cụ thể nhằm tạo nên diện mạo rất riêng trong diễn ngôn trần thuật của người kể chuyện cũng như của nhân vật. Chẳng hạn, khi miêu tả tiếng chuông được gióng lên từ bàn tay của sư Đạo Quang, nhà văn đã để cho người kể chuyện và người đọc tự do thả hồn vào không gian trong ráng chiều chạng vạng để lắng nghe tiếng chuông vọng về:

Tiếng chuông trong trẻo thả vào không gian u tịch sự tĩnh lặng sâu xa, khiến người nghe như vừa được khai ngộ. Cứ từng tiếng, từng tiếng nhè nhẹ, dư âm sắp tắt hẳn mới lại tiếp nối tiếng sau. Tiếng chuông như là một trợ niệm vãng sinh,

khiến quỷ thần nghe được tiếng chuông này cũng phải chắp tay kính lễ. Ngay cả

kẻ tội đồ sa địa ngục cũng phải đem lòng tỉnh ngộ.

Rõ ràng người đánh chuông đã phát khởi cái tâm chí thành, tâm đại bi, nên

kẻ hạ căn mà nghe được chuông này, ắt ba nghiệp được gột rửa sạch trong. Và

một khi tiếng chuông được thỉnh từ một người có tâm tuệ thì cả âm dương đều được quan triêm lợi lạc.[37; tr.232]

Đoạn văn trên, nhà văn đã tổ chức hệ thống ngôn từ nhà Phật (in nghiêng) một cách tinh tế nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể, lời tả và lời bình luận trong lời người kể chuyện.

Đặc trưng thứ nhất của ngôn ngữ Phật giáo trong Bộ tiểu thuyết là ngôn ngữ thiền

định, tư duy. Ngôn ngữ thiền định, tư duy là ngôn ngữ của sự tỉnh thức, ngôn ngữ của

sự thực nghiệm, xả ly. Chẳng hạn, đoạn đối thoại giữa Thiền sư Vạn Hạnh và Lý Phật Mã:

– Con chỉ muốn hỏi đại sư, nếu mai này con chết, con sẽ đi về đâu? – Thái tử đã biết mình từ đâu đến chưa?

Lý Phật Mã chợt bừng tỉnh. Sụp lạy đại sư ba lạy. – Con đã tỉnh ngộ lẽ sinh tử rồi ạ. [36; tr.577]

Trong đoạn đối thoại trên, ngôn ngữ của nhân vật là ngôn ngữ thiền định, tư duy mang tính nghịch ngữ, phi logic. Ở đây, Thiền sư Vạn Hạnh đã sử dụng ngôn ngữ này mục đích là đánh mạnh vào tâm tư của nhân vật Lý Phật Mã, dồn ép nhân vật đến chỗ tận cùng khiến nhân vật câu thúc bức bách bởi ngôn ngữ để sau đó thâm nhập vào thế giới thực tại và sẽ bình tỉnh giác ngộ chân lý.

Đặc trưng thứ hai của ngôn ngữ Phật giáo trong Tám triều vua Lý là ngôn ngữ

giàu chất triết lí. Xét từ cấp độ cấu trúc câu, ngôn ngữ triết lí thường được thể hiện

qua tính chất khẳng định (phủ định) để nhấn mạnh những vấn đề mà nhà văn cần thông điệp, triết luận với người đọc. Ý kiến được đưa ra trở thành chân lí. Chẳng hạn, triết lí về quy luật Nhân – Quả: “Nhà Phật xem các việc trong thế gian đều không vượt qua ngoài thuyết nhân – quả. Nghĩa là gieo hạt gì thì được hái quả đó” [38; tr.153]; triết lý về chữ Tâm: “Nếu không đem cái tâm vị tha hỉ xả của Bồ tát ra hành hóa, mà còn có sự phân biệt đối đãi trí ngu, sang hèn, giàu nghèo thì làm sao mà dắt dẫn mọi người tới được bến bờ giải thoát” [36; tr. 560]; triết lý về bản chất tham dục của người đời: “Kẻ nào muốn có tất cả, kẻ đó sẽ mất hết” [36; tr. 562]; triết lý về chữ nghiệp: “Nếu cứ gieo mãi nhân ác thời không thể tránh khỏi điều dữ, phải đọa nhiều kiếp để trả nghiệp này… Quay lại là bờ đấy! hãy mau quay lại với thiện tâm vốn có của mình” [39; tr.111]; triết lý về chữ duyên: “việc giác ngộ đạo thiền cũng là tùy duyên. Duyên thế nào, tất sẽ ứng hợp như thế” [37; tr.142]; triết lý về lẽ sinh tử: “Phật dạy sinh tử là lẽ thường hằng. Rồi Phật lại dạy chớ coi thường chuyện sinh tử. Ý tứ nhẽ đời, nhẽ đạo phải từ đấy mà suy ra mà hành hóa, kẻo lại mắc vào mê ngộ” [36; tr.551] và triết lý về thuyết thiên mệnh: “Mọi sự ở đời đều không thể vượt qua được thiên mệnh” [36; tr.551].

KẾT LUẬN

1. Sự thay đổi của tiến trình văn học, của các hệ hình văn học luôn có sự vận động

của hình tượng người kể chuyện. Từ cách kể chuyện truyền thống với người kể chuyện đóng vai trò “thượng đế” đến sự xuất hiện của cái “tôi” kể chuyện đã tạo một bước đột phá vô cùng lớn lao của tiến trình văn học. Tuy nhiên, trong văn học hiện đại, bên cạnh cái “tôi” là người kể chuyện, các nhà văn hiện đại đã chú ý sử dụng người kể chuyện

ngôi thứ ba với tư cách là một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự. Nhà văn Hoàng Quốc Hải là một trong những nhà văn đã tận dụng triệt để vai trò và chức năng của người kể chuyện dị sự – ngôi thứ ba trong cách xây dựng hình tượng người kể chuyện, và Tám triều vua Lý là một minh chứng cụ thể.

Tám triều vua Lý được kể bởi người kể chuyện ngôi thứ ba giấu mặt; người kể

chuyện đứng bên ngoài những sự kiện, biến cố của câu chuyện và khách quan kể lại câu chuyện. Đó là người kể chuyện toàn năng, bởi thông qua người kể chuyện mà người đọc được cung cấp những hiểu biết và một cái nhìn tương đối toàn diện và sinh động về một triều đại oai hùng trong lịch sử Việt Nam – triều đại nhà Lý. Với phương thức trần thuật này, người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải vừa mang dáng dấp của người kể chuyện truyền thống khi được nhà văn trao cho vị trí “thượng đế” trong lối kể, trong việc xây dựng nhân vật, thậm chí trong việc “sắp xếp” số phận nhân vật nhưng lại vừa mang dáng dấp của người kể chuyện hiện đại khi tác giả đã khéo léo trao điểm nhìn cho nhân vật tạo nên phương thức trần thuật nhân vật hay hiện tượng nhường vai trần thuật. Sự kết hợp nhiều gương mặt người kể chuyện đã tạo nên sự di động điểm nhìn và sự luân phiên trần thuật, từ đó, nhà văn giúp người đọc có khả năng cảm nhận đa chiều về hiện thực cuộc sống và lịch sử mở ra cận cảnh hơn. Chính sự cách tân nghệ thuật trong việc xây dựng hình tượng người kể chuyện trong Bộ tiểu thuyết, nhà văn đã làm cho chúng ta có cảm giác như tất cả các sự kiện, biến cố, chi tiết, tình huống trong câu chuyện cũng như số phận nhân vật được người kể chuyện thâu tóm trong ống kính của nhà quay phim, sau đó, trình chiếu cho người xem, làm cho tất cả mọi diễn biến trong câu chuyện như là những thước phim cuộc đời có thật trong lịch sử. Thậm chí trong chừng mực nào đó, người đọc dường như cảm thấy câu chuyện trong tiểu thuyết lịch sử chân thực hơn trong cả chính sử.

2. Thông qua điểm nhìn trần thuật từ người kể chuyện dị sự, ngôi thứ ba cũng

chính là tác giả hàm ẩn mà các sự kiện và nhân vật lịch sử triều Lý đã “trở mình” sống lại trước mắt người đọc hết sức chân thực và sinh động. Cùng với sự phức hợp, đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật và sự di chuyển điểm nhìn vào nội tâm nhân vật, Bộ tiểu thuyết lịch sử đã đi sâu khám phá đời sống nội tâm nhân vật, làm cho hình tượng nhân vật hiện lên đầy đặn hơn, đa chiều hơn.

3. Nhà văn đã hết sức khéo léo khi trao quyền “toàn năng” cho người kể chuyện

trong vấn đề xử lý thời gian trần thuật. Trong bối cảnh không gian lịch sử rộng lớn, Hoàng Quốc Hải đã để cho người kể chuyện sử dụng những chiêu thức xử lý thời gian trần thuật rất độc đáo. Toàn bộ tác phẩm được trần thuật theo trật tự thời gian tuyến tính, mang tính chất biên niên sử, tuy nhiên, việc bẻ gãy trục thời gian tuyến tính cùng với nhiều hình thức xử lý thời gian nghệ thuật bằng đảo thuật và dự thuật cùng sự kết hợp nhịp điệu trần thuật một cách linh hoạt như quãng ngưng và tỉnh lược tạo nên những tăng tốc và giảm tốc trong nhịp kể. Ngoài ra, sự xuất hiện của nhiều dạng tần suất trần thuật như trần thuật theo kiểu lặp lại và trần thuật theo kiểu lặp đi lặp lại góp phần tạo nên tính chất phi đẳng thời trong thời gian trần thuật. Với việc kết hợp giữa thời gian biên niên và phi đẳng thời trong thời gian trần thuật, Bộ tiểu thuyết đã mang đến cho người đọc những cảm xúc thú vị cùng sự chiêm nghiệm độc đáo về một thời đại huy hoàng đã qua trong lịch sử.

4. Tám triều vua Lý là sự kết hợp hài hòa giữa diễn ngôn của người kể chuyện và

diễn ngôn của nhân vật. Với lời tả, lời kể và lời bình luận cùng sự hòa trộn giữa ba kiểu lời trong diễn ngôn của người kể chuyện, tác phẩm đã cung cấp cho người đọc toàn bộ bức tranh toàn cảnh về hiện thực đời sống hết sức sinh động, về chân dung của những con người đã sống và đi vào sử sách. Sự tương quan giữa diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn đối thoại của nhân vật đã làm nên những nét độc đáo trong diễn ngôn của tác phẩm. Thông qua diễn ngôn độc thoại và sự tự ý thức của nhân vật, nhà văn đã giúp người đọc đi sâu khám phá con người tâm lý, khám phá bản thể của nhân vật trong hành trình của cuộc sống. Đặc biệt, với sự hòa phối diễn ngôn giữa người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật thông qua lời nửa trực tiếp đã tạo nên tính chất đa thanh trong diễn ngôn trần thuật. Đồng thời, sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ cổ xưa, mực thước mang tính trang trọng với ngôn ngữ nhà Phật đã khẳng định một phong cách rất riêng làm nên cá tính sáng tạo của Hoàng Quốc Hải.

5. Trong điều kiện cho phép của luận văn, chúng tôi chỉ đi sâu khai thác bốn

phương diện cơ bản trong nghệ thuật trần thuật của tác phẩm như hình tượng người kể

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w