Trần thuật phức hợp theo kiểu truyện kể lặp lại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2.1.Trần thuật phức hợp theo kiểu truyện kể lặp lại

Trong Tám triều vua Lý, tính lặp lại chủ yếu xảy ra trên hai cấp độ: cốt truyện và ngôn từ. Dưới đây là kết quả thống kê mà chúng tôi đã khảo sát được trong Bộ tiểu thuyết:

Bảng 2.4. Thống kê về tần suất lặp lại trong Tám triều vua Lý

Cấp độ

lặp lại STT Tình tiết – sự kiện lặp lại

Số lần lặp lại

Vị trí lặp lại trong Bộ tiểu thuyết

Cốt

truyện 1 Lý Công Uẩn cho bỏ các hình phạt man rợ 3 [36; tr.41],[37; tr.85][37;tr.275] 2 Lý Công Uẩn ôm xác vua Lê Trung tông khóc ròng tỏ lòng trung 3 [36; tr.38],[36; tr.46][36; tr.53] 3 Thân thế Lý Công Uẩn 3 [36; tr.47], [36; tr.71],

[36; tr.87] 4 Lê Long Đĩnh là hiện thân của cái ác 10

[36;tr.87],[36;tr.131] [36;tr.170],[36;tr.430] [36;tr.567],[36;tr.580] [37;tr.274],[37;tr.337] [37;tr.455],[37;tr.513] 5 Tiểu sử về Lý Phật Mã – người có công hoằng dương Phật pháp 4 [36;tr.191],[36;tr.208][36;tr.389],[36;tr.588] 6

Thiền sư Vạn Hạnh giúp Công Uẩn trong việc chọn Đại La làm kinh đô

nước Việt 2 [36; tr.82] [36; tr.615]

7

Sau khi lên ngôi, Lý Thái tổ tha tô thuế trong ba năm liền và ba lần

trong 18 năm trị vì 5

[36;tr.114],[36;tr.255] [37;tr.42],[37;tr.275] [37;tr.295]

8 Thần Đồng Cổ phù trợ Thái tông trong cuộc chinh phạt Chiêm Thành năm Canh Thân (1020)

5 [36;tr.447],[37;tr.200] [37;tr.446],[37;tr.716] [38; tr.640]

9 Cao Biền yểm trấn Đại La nhằm triệt long mạch của Đại Việt 3 [36;tr.617],[37;tr.237][37;tr.255] 10 Thân phận của người cung nữ trong hậu cung 5

[37;tr.30],[37;tr.37] [37;tr.323],[37;tr.350] [37;tr.472]

11 Nùng Tồn Phúc xưng vương 2 [37;tr.560],[37;tr.574] 12 Hai chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền (938)

và Lê Hoàn (981) 2 [37;tr.477],[37;tr.902] 13

Nùng Trí Cao dẫn quân tiến thẳng vào thành Ung Châu khiến triều

đình nhà Tống hoảng hốt 5

[38;tr.62],[38;tr.272] [38;tr.535],[39;tr.319] [39;tr.328]

14 Cuộc chinh phạt Chiêm Thành nămGiáp Thân (1044) của vua Thái

tông 5

[38;tr.158],[38;tr.602] [38;tr.623],[38;tr.638] [38;tr.833]

15 Hồi ức về quá khứ đau buồn của Lý Thường Kiệt 3 [38;tr.84],[38;tr.456] [39;tr.135]

16 Cuộc chính biến năm Quý Sửu (1073) 11

[39;tr.110],[39;tr.113] [39;tr.116],[39;tr.123] [39;tr.179],[39;tr.276] [39;tr.293],[39;tr.311] [39;tr.596],[39;tr.696] [39;tr.731] Ngôn từ 17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Còn giặc giã ư? Giặc là ai? Chính

là dân đó” 4 [37;tr.464],[37;tr.469]

18 “Cái họa phương Bắc là họa muôn đời, không bao giờ được lơi là. Lơi là với phương Bắc là mất nước” 3

[38;tr.105],[38;tr.534] [38;tr.918]

19 “Một thước, một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay quân thù”

6 [38;tr.219],[38;tr.535][39;tr.25],[39;tr.307] [39;tr.643],[39;tr.867] 20 “Kẻ nào còn giết bậy người Chiêm nữa thì sẽ giết không tha” 3 [37;tr.701],[38;tr.158][39;tr.354] 21 “Thắng Chiêm Thành lần này côngem lớn lắm” 2 [37;tr.714],[38;tr.572]

22

“Nếu cứ gieo mãi cái nhân ác thời không thể tránh khỏi điều dữ, phải đọa nhiều kiếp để trả nghiệp này. Hãy sớm tỉnh ngộ, quay đầu lại là bờ”

11 [39;tr.111],[39;tr.143][39;tr.291],[39;tr.293] 23 “Phải học kỹ về binh pháp, về võ

nghệ. Khi lên trị vì phải nắm lấy việc binh” và “bậc quân trưởng khi

3 [38;tr.916],[39;tr.284] [39;tr.609]

đã nắm việc binh rồi thì ra trận tự mình phải làm tướng, phải giữ quyền tổng quản, nhưng cũng phải biết lắng nghe các tướng đã dày dạn gió sương, tung hoành trận mạc”

24 “Đánh Chiêm Thành là để rảnh tay đối phó với nhà Tống” 3 [38;tr.571],[39;tr.181][39;tr.309] 25

“Có cái chí muốn theo “Vệ Thanh, Hoắc Khứ” lo đi xa vạn dặm để lập công, lấy được ấn phong hầu, để làm vẻ vang cho cha mẹ”

3 [37;tr.378],[39;tr.277][39;tr.561]

26

“Ngô Tuấn có gương mặt đẹp như Phan An. Tiếc quá, ngươi tự cung hình, nếu không thời đã con cái đề huề”

2 [38;tr.367],[38;tr.457]

27

“Nước ta non sông gấm vóc, nhân tài tuấn kiệt, đất thiêng, châu ngọc bảo bối không cái gì không có, nước khác không thể nào ví được. Con hãy giữ nước cẩn thận”

3 [39;tr.874],[39;tr.884][39;tr.935]

Ở cấp độ cốt truyện, có 16 câu chuyện được lặp lại với những tần suất khác nhau. Trong đó, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là những truyện kể lặp lại xoáy sâu vào cuộc đời các nhân vật lịch sử: 01 câu chuyện về cuộc đời Lê Long Đĩnh (lặp lại 10 lần), 04 câu chuyện về cuộc đời Lý Công Uẩn (14 lần), 01 câu chuyện về tiểu sử tên Lý Phật Mã của Lý Thái tông (4 lần), 01 câu chuyện về thân phận người cung nữ trong hậu cung (5 lần) và 01 câu chuyện về cuộc đời bất hạnh của Lý Thường Kiệt (3 lần). Chẳng hạn, trong Thiền sư dựng

nước, việc Lý Công Uẩn cho xóa bỏ các hình phạt man rợ ngay khi lên ngôi được kể 3 lần:

2 lần người kể chuyện dị sự kể với người đọc, Thiền sư Định Hương kể với Lý Thái tông; câu chuyện về việc Lý Thái tổ sau khi lên ngôi đã tha tô thuế cho nhân dân trong ba năm liền và ba lần trong 18 năm trị vì được kể 5 lần: 02 lần người kể chuyện kể lại với người đọc, Lý Công Uẩn hồi tưởng lại, Thiền sư Định Hương kể với Lý Thái tông và Mai Mạnh Minh kể lại cho vua Thái tông nghe. Qua những lần kể ấy, Lý Thái tổ hiện lên là một bậc vua nhân từ, đức độ, giàu lòng thương yêu dân. Hoặc câu chuyện về thân phận của những người cung nữ được kể 5 lần: cung nữ Quỳnh Hoa tự kể về số phận của mình cũng như những cung nữ khác trong chốn hậu cung, Lý Huyền Sư kể với Quỳnh Hoa, 2 lần người kể chuyện kể về cuộc đời của Thu Lan và những cung nữ khác của Lý Thái tổ, Mai hoàng hậu kể cho Thái tông nghe. Mỗi lần kể lặp lại là dường như một lần làm tô đậm thêm nỗi bất

hạnh của những người cung nữ. Thân phận của họ như những món hàng nhằm mua vui cho những bậc vua chúa. Nếu may mắn được vua sủng ái và hứng được giọt máu rồng thì cuộc đời một bước lên mây, ngược lại phải sống chết mòn trong cung cấm, lại còn bị những tên thái giám đe nẹt, dụ dỗ. Đối với họ chốn hậu cung như là nỗi ám ảnh khủng khiếp, bởi lẽ, không nơi nào thối nát và đê tiện như ở chốn hậu cung của cung đình.

Bên cạnh, những câu chuyện về cuộc đời của các nhân vât, nhiều sự kiện trong Bộ tiểu thuyết cũng được nhắc lại nhiều lần, trong đó, cuộc chinh phạt Chiêm Thành năm Giáp Thân (1044) của vua Thái tông được kể lại 5 lần và cuộc chính biến năm Quý Sửu (1073) được kể lại 11 lần. Mỗi lần kể là mỗi lần người kể chuyện (hoặc nhân vật) khắc họa thêm một nét về chiến công lừng lẫy của vua tôi Đại Việt đặc biệt, là tài thao lược của bậc minh quân thánh đế. Cách kể lặp lại 11 lần về sự kiện cuộc chính biến năm Quý Sửu, dường như nhà văn muốn khắc sâu thêm những bi kịch của tham vọng quyền lực và Thái hậu Thượng Dương cùng bảy mươi hai cung nữ chính là những nạn nhân của tấn bi kịch ấy. Cuộc chính biến đã làm nên một vết nhơ cho triều đại nhà Lý và việc Linh nhân thái hậu Ỷ Lan tàn sát dã man 73 mạng người đã “gióng lên hồi chuông báo tử cho triều đại nhà Lý vốn coi là thuần từ” [39; tr.109]

Ở cấp độ ngôn từ, có 11 lời nói được lặp lại, trong đó, có 7 lời khuyên dạy về đạo trị nước và chống giặc ngoại xâm của các vị thiền sư và các vua nhà Lý. Chẳng hạn, lời khuyên về đạo trị nước của Thiền sư Vạn Hạnh trong lần gặp gỡ cuối cùng với Lý Phật Mã ở chùa Tiêu Sơn: “Còn giặc giã ư? Giặc là ai? Chính là dân đó” đã được vua Lý Thái tông hồi tưởng lại trong trang 464 và trang 469; hay lời dạy của vua Thánh tông về đạo làm vua trong Bình Bắc dẹp Nam: “Phải học kỹ về binh pháp, về võ nghệ. Khi lên trị vì phải nắm lấy việc binh” và đạo làm tướng: “bậc quân trưởng khi đã nắm việc binh rồi thì ra trận tự mình phải làm tướng, phải giữ quyền tổng quản, nhưng cũng phải biết lắng nghe các tướng đã dày dạn gió sương, tung hoành trận mạc” được nhắc lại 2 lần trong Con đường định

mệnh: câu nói đó được lặp lại trong chương VIII với lời nhắc nhở của Linh nhân hoàng

thái hậu về đạo trị nước và thuật nắm binh quyền của một bậc trí vương với thầy sư phó của vua là Lê Văn Thịnh, câu nói ấy còn xuất hiện trong chương XVIII trong cuộc trò chuyện giữa Lý Đạo Thành và Lý Nhân tông; trong Con đường định mệnh, từ thời vua Lý Thần tông, đất nước trượt dài trên con đường suy thoái nhưng bốn vị vua cuối cùng không đủ tài đức để vực dậy thế nước, họ không có đóng góp gì đáng kể cho sự trường tồn của quốc gia dân tộc, tài sản quý báu nhất mà họ để lại cho đời sau chỉ là lời di ngôn: “Nước ta non sông gấm vóc, nhân tài tuấn kiệt, đất thiêng, châu ngọc bảo bối không cái gì không có, nước khác không thể nào ví được. Con hãy giữ nước cẩn thận”. Ngoài ra, đó còn là những răn dạy trong thuật chống giặc ngoại xâm. Chẳng hạn, lời di ngôn của Thái tổ cao hoàng đế trong việc phòng chống giặc phương Bắc: “Cái họa phương Bắc là họa muôn đời, không

bao giờ được lơi là. Lơi là với phương Bắc là mất nước” và chống giặc phương Nam: “Đánh Chiêm Thành là để rảnh tay đối phó với nhà Tống” được Lý Thánh tông nhắc lại nhiều lần trong Bình Bắc dẹp Nam và Con đường định mệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 57)