Diễn ngôn đối thoại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Diễn ngôn đối thoại

Lời trực tiếp trong văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng là lời các nhân vật đối thoại với nhau. Nhân vật của tiểu thuyết luôn luôn được đặt trong những cuộc đối thoại, hoàn cảnh càng gay go, căng thẳng, tính đối thoại càng quyết liệt. Đối thoại là một trong những đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại, thông qua ngôn ngữ đối thoại, cá tính, quan điểm và suy nghĩ của nhân vật được biểu lộ. Do đó, đối thoại là một biện pháp nghệ thuật, một tín hiệu thẩm mĩ. “Nhờ đối thoại mà các vấn đề tác phẩm đặt ra được xem xét dưới nhiều điểm nhìn khác nhau. Đối thoại trực tiếp có ưu điểm là gây các tình huống bất ngờ, tạo cảm giác thực của đời sống đã khúc xã qua lăng kính của nhà văn… thông qua ngôn ngữ đối thoại hiện thực tâm lý con người có độ sâu hơn và hiện thực cuộc sống được cụ thể hơn” [52; tr.60]. Chính vì vậy, các nhà văn đã sử dụng đối thoại như một biện pháp nhằm thể hiện nhân vật của mình một cách khách quan và toàn diện.

Diễn ngôn đối thoại trong Tám triều vua Lý bao gồm đối thoại từng cặp nhân vật (hình thức song thoại) và đối thoại giữa rất nhiều nhân vật với nhau (hình thức đa thoại). Sau đây là kết quả khảo sát diễn ngôn song thoại và diễn ngôn đa thoại trong Bộ tiểu thuyết:

STT Tên tiểu thuyết trangSố Số lượtthoại Số cuộcthoại Số lượttrên trang

Số lượt trên cuộc

1 Thiền sư dựng nước 184 526 49 2.85 10.73

2 Con ngựa nhà Phật 269 850 87 3.15 9.77

3 Bình Bắc dẹp Nam 206 674 66 3.27 10.22

4 Con đường định mệnh 308 1143 117 3.71 9.76

5 Tám triều vua Lý 967 3193 319 3.30 10.00

Bảng 3.2. Thống kê về diễn ngôn đa thoại trong Tám triều vua Lý

STT Tên tiểu thuyết trangSố Số lượtthoại Số cuộcthoại Số lượttrên trang

Số lượt trên cuộc

1 Thiền sư dựng nước 232 578 54 2.49 10.70

2 Con ngựa nhà Phật 386 1050 82 2.72 12.80

3 Bình Bắc dẹp Nam 416 1165 95 2.80 12.26

4 Con đường định mệnh 284 871 91 3.06 9.57

5 Tám triều vua Lý 1318 3664 322 2.77 11.37

Thông qua kết quả thống kê, chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau:

Nhìn chung, trong Tám triều vua Lý, diễn ngôn song thoại chiếm tỉ lệ thấp hơn diễn ngôn đa thoại: diễn ngôn song thoại chiếm 967 trang, có 3913 lượt lời với 319 cuộc thoại; diễn ngôn đa thoại chiếm 1318 trang, có 3664 lượt lời với 322 cuộc thoại.

Hoàng Quốc Hải ít dùng diễn ngôn của người kể chuyện mà sử dụng đối thoại là chủ yếu để xây dựng chân dung nhân vật. Do đó, diễn ngôn đối thoại chiếm ưu thế hơn diễn ngôn của người kể chuyện và là thành phần quan trọng trong diễn ngôn của Bộ tiểu thuyết. Đối thoại giữa các nhân vật trong Bộ tiểu thuyết có hai đặc điểm: có sự tương quan giữa lời người kể chuyện và lời thoại nhân vật; ngôn ngữ đúng nghi thức lời nói giao tiếp và mang tính cá thể hóa rõ rệt.

Trước hết, diễn ngôn đối thoại trong Tám triều vua Lý có sự tương quan rõ rệt. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy diễn ngôn đối thoại chiếm ưu thế hơn diễn ngôn của người kể chuyện: diễn ngôn đối thoại chiếm 2285 trang trong tổng số 3509 trang của

Bộ tiểu thuyết, chiếm tỉ lệ 65.12%. Phần lớn các cuộc đối thoại của nhân vật có rất nhiều lượt lời: với diễn ngôn song thoại thì trung bình là 3.3 lượt lời/ trang và 10 lượt lời/cuộc thoại, trong đó, có ít nhất là 2 lượt lời/cuộc thoại và nhiều nhất là 44 lượt lời/cuộc thoại; với diễn ngôn đa thoại thì trung bình là 2.77 lượt lời/trang và 11.37 lượt lời/cuộc thoại, trong đó, có ít nhất là 3 lượt lời/cuộc thoại và nhiều nhất là 64 lượt lời/cuộc thoại. Trong Tám triều vua Lý, phần lớn các cuộc thoại của nhân vật luôn đảm bảo nguyên tắc luân phiên lượt lời: “Mỗi lượt lời được xây dựng trên cơ sở những lượt lời trước đó. Vậy là có sự luân phiên lượt lời, luân phiên nói năng trong hội thoại” [11; tr.90]. Tuy nhiên, đôi khi lời nhân vật không được sắp xếp theo thứ tự đối đáp mà đan xen trong lời người trần thuật. Nghĩa là giữa những lời đối thoại, có khi có những lời phát ngôn lạc khỏi giao tiếp, đó là những phát ngôn mang tính độc thoại của nhân vật hay lời gián tiếp tự do trong diễn ngôn trần thuật. Chẳng hạn, trong cuộc song thoại giữa Thái sư Lý Đạo Thành và Nguyên phi Ỷ Lan:

– Dạ, nhân Thái sư nói đến chữ tâm. Chữ tâm bên nhà Phật, tôi đã được đại lão tăng thống Lâm Huệ Sinh chỉ dẫn, vậy chớ còn chữ tâm bên nhà Nho thì nghĩa hiểu ra sao, hành như thế nào, lại nữa tâm Nho với tâm Phật có gì khác nhau không, xin Thái sư cho được thụ giáo.

Nghe nguyên phi hỏi, Thái sư Lý Đạo Thành vừa mừng lại vừa lo.

Mừng vì chưa thấy có người đàn bà nào lại ham học, ham hiểu biết như người này. Ham học hỏi, thành tâm tu tập để hoàn thiện nhân cách ắt sẽ trở thành người thiện đức. Nhưng ham học hỏi để mưu cầu cho một toan tính ích kỷ mà khi quyền lực vào tay thì đó lại là mối nguy cho xã tắc; ấy là chỗ

Đạo Thành lo ngại. Sực nhớ chưa đáp lời Ỷ Lan, Thái sư bèn lên tiếng: – Thưa nguyên phi, theo thiển ý của tôi đã lý hội được Nho cho cái Tâm là phần chủ tể trong con người ta…[38; tr.513–514]

Đoạn văn được in nghiêng là lời gián tiếp tự do trong diễn ngôn trần thuật. Đó là lời của người kể chuyện nhưng mang tư tưởng của nhân vật Lý Đạo Thành, nó chen vào lời trực tiếp của nhân vật và làm gián đoạn cuộc thoại nhằm thể hiện những trăn trở, lo lắng bên trong của nhân vật Đạo Thành về đức tính của Ỷ Lan.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, cuộc thoại của nhân vật có quan hệ trao đáp rất lỏng lẻo, không chặt chẽ, hoặc là không bảo đảm nguyên tắc luân phiên lượt lời. Chẳng hạn, cuộc đối thoại giữa vua Thái tổ và Thiền sư Vạn Hạnh trong Thiền sư dựng nước

từ trang 77 – 80, có 15 lượt lời, trong đó, nguyên tắc luân phiên lượt lời được đảm bảo từ lượt lời thứ 1 đến lượt lời thứ 5 nhưng từ lượt lời thứ 6 đến lượt lời thứ 15 đều là lượt lời của Thiền sư Vạn Hạnh với 10 lượt lời liên tiếp mà không cần có lời đáp của Lý Công Uẩn. Hiện tượng “cướp lời” của nhân vật trong cuộc thoại nhằm bộc lộ những tư tưởng về đường lối xây dựng vương triều của vị thiền sư, đồng thời, tạo khoảng lặng để Công Uẩn có điều kiện lĩnh hội, suy ngẫm để rồi tuôn trào trong dòng suy tưởng ở cuối cuộc thoại.

Nhân vật trong Bộ tiểu thuyết đa số là nhân vật hành động, nói nhiều, ít có đời sống nội tâm. Do đó, ngôn ngữ là phương tiện để nhân vật tự bộc lộ bản thân trước độc giả. Trong đó, diễn ngôn đối thoại đa nhân vật thường xuất hiện trong các buổi thiết triều hay những cuộc bàn quốc sự của các nhân vật. Từ những cuộc đối thoại mang tính tập thể như vậy, người kể chuyện cung cấp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về phẩm chất, tài năng và trí tuệ của từng nhân vật tham gia giao tiếp; diễn ngôn song thoại “Với đặc điểm chứa nhiều thông tin, gãy gọn, sắc sảo, mang dấu ấn riêng của từng nhân vật tham gia đối thoại, các diễn ngôn song thoại đem lại nhiều hiệu quả nghệ thuật khác nhau. Qua diễn ngôn song thoại, các nhân vật tự bộc lộ tâm tư, tình cảm, khát vọng, tính cách, phẩm chất, đạo đức của bản thân” [96; tr.53]. Chẳng hạn, thông qua cuộc đối thoại giữa Lý Thường Kiệt và Lý Đạo thành trong Con đường định mệnh, từ trang 145 – 146, chỉ với 6 lượt lời/cuộc nhưng cả hai nhân vật đều thể hiện được phẩm chất cao trọng của mình. Mặc dù, Lý Đạo Thành là một trong những nạn nhân của cuộc chính biến năm Quý Sửu do bàn tay sắp đặt của Thái hậu Ỷ Lan và sự phò giúp của Lý Thường Kiệt nhưng ông không oán thù xưa, không tham danh lợi và “coi công danh ở đời chỉ là chuyện phù du không kể gì được mất” điều quan trọng nhất đối với ông là chăm “lo đến sự tồn vong của đất nước mà thôi” [39; tr.146]. Lý Thường Kiệt luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên quyền lợi bản thân. Ông không ngần ngại việc mất thể diện để mạnh dạn mời Lý Đạo Thành về phò vua giúp nước vì ông biết rằng: “Việc đại chính phi ngài ra trong lúc này không ai thay thế được”. Đến khi nghe những lời nói cao thượng thốt ra từ đáy lòng của bậc chính nhân quân tử, Lý Thường Kiệt hết đỗi cảm động và vô cùng kính trọng. Trong đáy sâu lòng mình ông tự lấy làm hổ thẹn vì những hành vi đã gây ra: “Xin đại nhân nhận ở Thường Kiệt này một lễ” [39; tr.146].

Đặc điểm thứ hai trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật là ngôn ngữ đúng nghi thức lời nói giao tiếp và mang tính cá thể hóa rõ rệt. “Nghi thức lời nói trong giao tiếp thường

bộc lộ qua lối xưng hô đúng “vai” và việc sử dụng hô ngữ đúng phép tắc” [83; tr.208]. Với tiêu chí phục diện gương mặt lịch sử nên ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong Tám triều vua Lý là ngôn ngữ mang tính chất cổ xưa với lối nói mang tính nghi thức, chuẩn

mực của ngôn từ cung đình, trong đó, có lối xưng hô đúng vai giữa quân – thần: bệ hạ/ hoàng thượng – thần/hạ thần, phụ vương/phụ hoàng – thần nhi/con, mẫu hậu –thần nhi /con; có lối xưng hô đúng vai giữa thần với thần: đại nhân/theo phẩm hàm – tôi; có lối xưng hô giữa người trên và kẻ dưới: đại nhân – kẻ hạ thần; có lối xưng hô giữa chồng và vợ: chàng – nàng, phu quân/tướng công – phu nhân/thiếp…

Ngoài ra, nhân vật của Hoàng Quốc Hải là nhân vật hành động, nhân vật tự thể hiện mình qua suy nghĩ, hành động và lời nói, do đó, ngôn ngữ đối thoại trong Bộ tiểu thuyết còn mang tính cá thể hóa mạnh mẽ của nhân vật. Mặc dù, Hoàng Quốc Hải không dụng công trong việc khắc họa nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, nhưng ông có khả năng xây dựng chân dung nhân vật thông qua ngôn ngữ một cách đặc biệt. Chẳng hạn, để khắc họa sự thay đổi về tính cách của nhân vật Ỷ Lan, nhà văn đã dụng công xây dựng những tình tiết và sự kiện về sự thay đổi bản chất trong con người nhân vật. Cùng với sự thay đổi về tính cách là sự thay đổi trong những phát ngôn của nhân vật khi tham gia giao tiếp. Khi còn là cô gái quê thật thà, chân chất, lời nói của nhân vật mang tính trong sáng, giản dị: “Con không có gì để cúng dường cửa từ bi, nhưng nếu thi thoảng rảnh rỗi, con xin đến làm công quả như quét sân ngõ, dọn lá rụng, nhặt cỏ vườn chùa, chẳng hay hòa thượng có bố thí cho con” [38; tr.398]; nhưng khi trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ, với thủ đoạn độc ác, bất chấp tất cả để nắm trọn quyền lực, lời nói của bà trở nên đáng sợ, chát chúa: “Ta muốn Lý Đạo Thành phải đi khỏi Thăng Long để ta còn rảnh tay làm vài việc lớn. Nếu không, ông ta cứ lải nhải đầu têu chuyện can gián mãi. Sớ của ông ta và các quan chất cả đống kia kìa” [39; tr.77]; đến khi giết cùng lúc bảy mươi ba mạng người vô tội nhưng trong lòng không mảy may xúc động ngược lại, lời nói càng trở nên đanh ác: “Ta gia ân cho bà được nói bất cứ điều gì trước khi bà phải chết… nhưng bà phải biết điều, chớ làm cơn thịnh nộ của ta nổi lên bất chợt, bà sẽ không được nói nữa mà còn bị rút lưỡi, bị ngồi bàn chông hoặc lưỡi cày nung đỏ…” [39; tr.107]

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w