Dự thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 45)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Dự thuật

Theo M.Bakthine, đặc trưng của sử thi là tiên đoán, sấm truyền, còn đặc trưng của tiểu thuyết là lời tiên đoán, dự báo,… “Nếu đảo thuật với đặc trưng là thời gian trong quá khứ được hồi tưởng và kể lại thì ngược lại, dự thuật sẽ hướng tới tương lai” [51; tr.80]. Với đặc điểm là kể những sự việc chưa từng xảy ra nhưng liên quan đến hành vi và sự kiện trong cuộc đời nhân vật trung tâm cũng chính là của người kể chuyện, nên trước hết dự thuật là những lời tiên cảm, dự đoán. Tuy vậy, chúng ta cần phải nhận thức rằng, không phải lúc nào và không phải bất cứ lời tiên đoán, dự báo nào cũng được xem là dự thuật mà nó chỉ trở thành dự thuật khi gắn cụ thể với sự kiện nhân vật đang trải qua ở thì hiện tại. Trong Tám triều vua Lý, chúng tôi khảo sát được 27 lần dự thuật với kết quả cụ thể sau:

Bảng 2.3. Thống kê số lần dự thuật trong Tám triều vua Lý

STT Thời điểm dự báo Thời gian sẽ xảy ra điều dự báo

Sự kiện có ý nghĩa dự báo

1 Năm Kỷ Mão(979) năm Kỷ DậuTháng 10 (1009)

Lý Công Uẩn sẽ là bậc minh vương thánh đế [36; tr.50] 2 Ngày Mậu Tuất, tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009) Ngày Tân Hợi, tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009)

Lê Long Đĩnh phát bệnh và chết “Trong bảy ngày nữa, tức là ngày Ất Tị, bệnh nhà vua tái phát. Đau trong bảy ngày rồi cứ thế mà đi. Nhà vua đi vào giờ Dậu ngày Tân Hợi” [36; tr.57] 3 Năm Canh Tý(1000)–Ất Tị (1005) Tháng 2 năm Canh Tuất (1010)

Đại La sẽ trở thành kinh đô Đại Việt “Linh khí nước Nam tụ kết nơi đây” [36; tr.82] 4 Năm CanhThìn (980) năm Kỷ DậuTháng 10

(1009)

Lý Công Uẩn sẽ đứng đầu thiên hạ “Ta trông người cốt cách tuấn tú phi phàm, mai sau tất sẽ đứng đầu thiên hạ” [36; tr.97]

5 Năm Tân Sửu(1001) Thìn (1028)Năm Mậu Lý Đức Chính lớn lên ắt đứng đầu trăm họ. Sẽlà người có công hoàng dương phật pháp [36; tr.191] 6 Tháng 12 năm Canh Thân (1020) Tháng 12 năm Canh Thân (1020) Thần đồng Cổ báo mộng cho Lý Phật Mã: “Nếu thái tử vào đất giặc đem theo cái tâm thiện trừ kẻ ác, giữ được sự an lành cho dân, thời ta sẽ phù trợ cho được thắng trận trở về” [36; tr.457]

7 năm Tân DậuMùa xuân, (1021)

Ngày 6 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028)

Lý Phật Mã sẽ trở thành vị vua giỏi thương dân: “Ông ấy nhân đức lắm! Sau này nhất định sẽ là một ông vua giỏi. Vua biết thương dân” [36; tr.500]

8 Năm Kỷ Mùi(1019) Sửu (1037)Năm Đinh

Ngô Tuấn lớn lên thành võ tướng: “Thằng bé lúc sinh lại ra ngược, một tay nắm chặt cuống nhau, tay kia thì che bụng…có cái vẻ như người vừa thủ thế vừa công thế, sau này làm tướng võ chăng?” [36; tr.546]

9 Năm Tân Dậu(1021) Mùi (1043)Năm Quý

Lý Thường Kiệt trở thành quan hoạn: “Cậu bé này ra đời làm vượng cho nước … Chỉ tiếc một nỗi…”

[36; tr.547] 10 Năm Quý Hợi(1023)

Ngày 6 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028)

Lý Phật Mã dẹp loạn tam vương để lên ngôi hoàng đế: “Con tuổi Canh Tý, tới năm Mậu Thìn, tức là năm năm nữa tới kỳ đại hạn. Hạn tam hợp này lại biến tam tai, cuối cùng con vẫn trụ được” [36; tr.551] 11 Năm Giáp Tý (1024) Ngày 1 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1054)

Lý Nhật Tôn sẽ lên ngôi vua “Thằng bé này có nhân cách đế vương” [36; tr.555] 12 Tháng 7 nămẤt Sửu (1025) Ngày 5 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028)

Khi Lý Thái tổ băng hà, ba vương làm loạn, Lý Phật Mã phải trừng trị thì sẽ tránh được đại họa [36; tr.576]

13 Tháng 7 nămẤt Sửu (1025)

Năm Quý Mùi (1043)

Gia đình Ngô An Ngữ có duyên nghiệp lâu dài với nhà Lý [36;tr.576] 14 Tháng 2 nămMậu Thìn (1028) Ngày 5 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028)

Lý Thái tổ “chơi Hồ Dâm Đàm, bỗng nhiên một trái trứng ngỗng trời đẻ rơi trúng bên tả của ta. Chiếc trứng vỡ nát, lòng đỏ, lòng trắng chảy tràn nửa thân áo ta. Bởi vậy, ta ngờ có chuyện người trong một bọc gây họa” [36; tr.630]

15 Ngày 4 tháng3 năm Mậu Thìn (1028)

Ngày 5 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028)

Thần Đồng Cổ báo mộng cho Lý Phật Mã: “Vua mơ thấy thần núi Đồng Cổ hiện về, nói các việc ba vương sẽ làm phản vào ngày hôm sau, hãy đem quân đi đánh dẹp ngay đi” [36; tr.645] 16 Năm Mậu Thìn (1028) Tháng 10 năm Bính Thìn (1076)

Ngô Tuấn “sẽ là một vĩ nhân, là cây trụ chống cho xã tắc không nghiêng đổ…Cậu bé này quãng đầu đời gặp nhiều trắc trở với những nỗi buồn vĩ đại…Mọi sự rồi sẽ qua đi, cả tấm thân của cậu cũng không còn, nhưng sự nghiệp của cậu sẽ ở lại cùng sông núi…” [37; tr.525–tr.527]

17 Năm NhâmNgọ (1042) Mùi (1043)Năm Quý Tai họa giáng xuống nhà họ Ngô [37; tr.602–tr.604] 18 Ngày Nhâm Tháng 7 năm “Việc chinh phạt Chiêm Thành lúc đầu sẽ khó

Dần tháng Dần năm Giáp Thân (1044) Giáp Thân (1044)

nhọc nhưng sau sẽ là niềm vui lớn” [37; tr.660] 19 Tháng 12 năm Giáp Thân (1044) Tháng 10 năm Quý Tị (1053)

Nùng Trí Cao sẽ chết về tay người khác [37; tr.728]

20 Năm Canh Tí(1060) năm Bính TýTháng 11 (1096)

Vụ án oan ức của Thái sư Lê Văn Thịnh: “Ta chỉ tranh cái thiên hạ không tranh”Hoặc “Ta chỉ tranh cái thiên hạ không tranh được”. Nếu không cháu sẽ có nhiều kẻ thù. Lại nữa quyền hành lớn thì tai họa cũng lớn lắm đấy [38; tr.334]

21 Năm Canh Tí(1060)

Tháng 3 năm Quý Mão

(1063)

“Khiết có tướng lạ, nhưng chỉ thoáng hiện nơi con ngươi như là một lóe chớp rồi vụt tắt. Đó là thần khí” [38; tr.334]. 22 Tháng 2 năm Quý Mão (1063) Tháng 3 năm Quý Mão (1063)

Lê Thị Khiết trở thành Nguyên Phi Ỷ Lan “Mặt Khiết bừng sáng lạ thường. Những đường nét tiềm ẩn đang dần sáng lên… Con sắp có hỷ tín, tâm con đã an trụ rồi đó. Phước duyên con cầu xin Phật Đà đang có cơ may thành tựu.Con ráng giữ lấy nguồn tâm” [38; tr.400]. 23 Tháng 3 nămẤt Tị (1065) Giờ Hợi, ngày 25 tháng 01 năm Bính Ngọ (1066)

Nguyên Phi Ỷ Lan sẽ sinh đặng hoàng nam [38; tr.503] 24 Ngày Nhâm Tý tháng 01 năm Nhâm Tý (1072) Năm Quý Sửu (1073)

Có một cuộc đổ máu sẽ xảy ra (Hoàng Thái hậu Thượng Dương và 72 cung nữ bị sát hại) [39; tr.36–tr.37] 25 Tháng 9 nămCanh Ngọ (1050) Tháng 12 Năm Canh Ngọ (1050)

“Điện tiền Vũ Cát Đái là đồ cứt đái, sao tham của đút mà không tiếc cái thân mình. Hãy nhớ lời ta, bọn các ông sẽ bị Đỗ Anh Vũ sát hại cho bằng chết. Các ông sẽ thân bại danh liệt một cách nhục nhã” [39; tr.834]

26 Tháng 4 nămQuý Hợi (1203)

Năm Ất Dậu (1225)

Triều Lý sẽ sụp đổ và được thay thế bởi một triều đại khác: “Nay cung thất vừa làm xong mà chim thướt đã đến làm tổ, thần ngu muội nghĩ rằng rồi sẽ có họ khác đến ở” [39;tr.903]

27 Năm Ất Dậu (1225) Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn (1400)

Nhà Trần sẽ sụp đổ và được thay thế bởi triều đại nhà Hồ: “Thiên hạ của nhà ta đã về tay ngươi, người lại còn rắp tâm giết ta. Ngày nay ta chết, đến lượt con cháu ngươi sẽ bị kẻ khác soán đoạt và giết chết thảm thương. Hãy chờ xem quả báo!” [39; tr.982]

Dự thuật trong Tám triều vua Lý không phân tán mà chỉ tập trung vào một số nhân vật tiêu biểu và những biến cố đặc biệt. Trong đó, 2 lần về Lý Công Uẩn (dự thuật 1và 4); có 7 lần dự thuật liên quan đến cuộc đời vua Lý Thái tông (các dự thuật 5,6,7,10,12,15,18), 3 lần về tương lai của Lý Thường Kiệt (các dự thuật 8,9,16), 3 lần về cuộc đời Nguyên phi Ỷ Lan (các dự thuật 21,22,23), loạn tam vương được người kể chuyện dự thuật với tần suất 4 lần (các dự thuật 10,12,14,15), chính biến năm Quý Sửu với 1 lần dự thuật (dự thuật số 24) và dự báo về sự sụp đổ của nhà Lý (dự thuật số 26,)…

Dự thuật chủ yếu tập trung vào những con người mà dường như tạo hóa đã ban tặng cho họ cái trực giác và độ nhạy cảm hiếm có trong tâm hồn. Do đó, trong 27 dự thuật trong Bộ tiểu thuyết, có đến 7 dự thuật của Thiền sư Vạn Hạnh và 6 dự thuật của các vị thiền sư khác. Là người xuất gia nhưng Thiền sư rất quan tâm vận nước hưng suy. Chính Thiền sư là người đã làm những lời sấm truyền và ủng hộ Lý Công Uẩn lên làm vua. Bởi lẽ, lần đầu tiên gặp Công Uẩn, Thiền sư đã tiên cảm về một vị anh quân, một chân mệnh đế vương. Từ đó, Thiền sư ra sức rèn dạy để Công Uẩn trở thành một bậc minh quân tài giỏi và là người sẽ đưa đất nước thoát khỏi cảnh “trì bế, nát rối” hiện tại (dự thuật số 1). Sự tiên đoán của Thiền sư thể hiện tầm nhìn thấu thị trong việc xét đoán bản chất và tính cách con người: “Lý Đức Chính lớn lên ắt đứng đầu trăm họ. Sẽ là người có công hoàng dương Phật pháp” [36; tr.191] (dự thuật số 5). Tầm nhìn ấy còn được thể hiện trong việc quan sát và xét đoán sự việc: Đại La sẽ trở thành kinh đô Đại Việt bởi vì, “Linh khí nước Nam tụ kết nơi đây” [36; tr.82](dự thuật số 3) và đoán định được tương lai: “Con tuổi Canh Tý, tới năm Mậu Thìn, tức là năm năm nữa tới kỳ đại hạn. Hạn tam hợp này lại biến tam tai, cuối cùng con vẫn trụ được” [36; tr.551] (dự thuật số 10,12).

Những dự thuật liên quan đến nhân vật Ngô Tuấn (Lý Thường Kiệt) có chức năng dự báo, tiên tri về cuộc đời bất hạnh, về số phận gắn chặt với lịch sử dân tộc và sự hưng vong của triều đại. Dự thuật số 8,9 và 16 là những lời tiên đoán, dự cảm về sự nghiệp

lẫy lừng của một bậc tướng lỗi lạc, và sự xuất hiện của ông trên cõi đời này để gánh vác trọng trách mà lịch sử giao phó: “Cậu bé này ra đời làm vượng cho nước …”, sứ mệnh của ông là phải làm “cây trụ chống cho xã tắc không nghiêng đổ”. Tuy nhiên, cuộc đời riêng, ông phải gặp nhiều bất hạnh với những nỗi buồn đau “vĩ đại”. Dự thuật số 9,16 và 17 báo trước những tai họa liên tiếp giáng xuống cuộc đời ông: năm mười ba tuổi cha mất đột ngột khi đi tuần thú ở Ái Châu. Mười lăm tuổi mất mẹ. Cưới vợ được ba ngày phải làm lễ tang nhạc phụ. Trong sáu bảy năm trời, thít chặt trên đầu ba vành khăn tang. Sống bên vợ chưa được bao lâu thì tai họa khủng khiếp giáng xuống gia đình bé nhỏ của ông. Ông phải tĩnh thân vào cung làm chi cục hậu. Vợ đau buồn bỏ nhà ra đi. Tất cả những phong ba bão táp giáng xuống đầu ông. Liệu ông có đứng vững hay bị gió bão dập vùi? Nhưng đúng như lời thiền sư đã tiên đoán: “Mọi sự rồi sẽ qua đi, cả tấm thân của cậu cũng không còn, nhưng sự nghiệp của cậu sẽ ở lại cùng sông núi…” [37; tr.527]. Vượt qua những nỗi buồn đau đầu đời, vượt qua những thác ghềnh và cả sự vấp ngã, Lý Thường Kiệt đã trở thành một bậc anh tài hiếm thấy trong lịch sử nước nhà. Cuộc đời ông đúng như người xưa từng nói: “Nhân bất phong ba vị lão tài”.

Trong Tám triều vua Lý, ngoài những lời tiên đoán, dự báo về số phận và cuộc đời nhân vật, người kể chuyện còn mang đến cho người đọc những dự báo về những sự kiện và biến cố lịch sử. Các dự thuật số 10,12,14 và 15 có ý nghĩa dự báo về việc ba vương làm loạn trong Thiền sư dựng nước. Đó là những lời tiên đoán của Thiền sư Vạn Hạnh về vấn nạn mà Lý Phật Mã phải trải qua trong những ngày đầu nối ngôi: “Con tuổi Canh Tý, tới năm Mậu Thìn, tức là năm năm nữa tới kỳ đại hạn. Hạn tam hợp này lại biến tam tai, cuối cùng con vẫn trụ được” [36; tr.551]. Để trải qua đại nạn đó, Lý Phật Mã phải trừng trị kẻ làm điều gian manh, ác hiểm. Biến cố loạn tam vương còn được dự báo qua những lời tiên đoán của vua Lý Thái tổ và Thần Đồng Cổ. Dự thuật số 26,27 trong Con đường định mệnh mang ý nghĩa dự báo về vận mệnh nhà Lý cũng như quy luật suy vong của các triều đại phong kiến. Triều Lý sẽ sụp đổ và được thay thế bởi một triều đại khác: “Nay cung thất vừa làm xong mà chim thướt đã đến làm tổ, thần ngu muội nghĩ rằng rồi sẽ có họ khác đến ở đó” [39; tr.903]. Và đến lượt, triều Trần cũng phải theo quy luật vận động của lịch sử: sự lạc hậu, trì bế của triều này tất yếu phải được thay thế bởi một triều đại khác tiến bộ hơn. Những dự thuật này vừa mang ý nghĩa dự báo đồng thời, còn mang ý nghĩa cảnh báo sâu sắc, không chỉ cho thể chế xã hội đã kết thúc vai trò trong lịch sử mà cả các thể chế xã hội của hiện tại và tương lai.

Dự thuật trong tác phẩm còn được thể hiện dưới dạng những giấc mơ, chẳng hạn trong Thiền sư dựng nước, khi đi chinh phạt Chiêm Thành ở trại Bố Chính, Thái tử Lý Phật Mã nằm mộng thấy thần Đồng Cổ hiện về như báo trước chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt. Hay trong cuộc chính biến loạn tam vương, Thần cũng hiện về báo mộng, nhờ đó, Lý Phật Mã đã kịp thời chuẩn bị đối phó và giành được ngôi nước, ổn định lòng dân.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w