6. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Nhịp độ (tốc độ) trần thuật trong Tám triều vua Lý
Nhịp điệu trong văn học là “sự lặp lại, cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng, ngôn ngữ, hình ảnh, mô tip,… nhằm thể hiện sự cảm nhận thẫm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật” [41; tr.238]. Trong văn xuôi, nhịp điệu của tổ chức lời văn được hình thành trên cơ sở sự phân tách văn bản thành chương, hồi, đoạn. Câu văn dài ngắn, khúc khuỷu được lặp lại cũng tạo nên nhịp điệu cảm nhận đời sống.
Nhịp độ trần thuật được hiểu là người kể nhanh hay chậm các sự kiện, câu chuyện trong tác phẩm. Sự thay đổi về nhịp độ trần thuật được G.Genette quy vào bốn vận động cơ bản là hoạt cảnh, lược thuật, tỉnh lược và đoạn ngưng. Bốn vận động trần thuật này sẽ góp phần tạo ra tính phi đẳng thời trong cấu trúc truyện kể. Văn bản co duỗi khác nhau, tùy theo dụng ý nghệ thuật trong việc khám phá, lý giải con người của nhà văn. Sự kết hợp giữa các vận động này tạo ra nhịp điệu kể chuyện trong văn bản tự sự.
Bảng 2.3. Thống kê nhịp độ trần thuật trong Tám triều vua Lý
STT Trật tự sự kiện Thời gian văn bản (số trang) Thời gian sự kiện (năm) Tốc độ trần thuật (trang/năm) 1 Lý Thái tổ ở ngôi 632 18 35.1
2 Lý Thái tông ở ngôi 971 27 35.96
3 Lý Thánh tông ở ngôi 923 18 51.28
4 Lý Nhân tông ở ngôi 762 56 13.6
5 Lý Thần tông ở ngôi 36 10 3.6
6 Lý Anh tông ở ngôi 75 37 2.0
7 Lý Cao tông ở ngôi 60 34 1.76
8 Lý Huệ tông ở ngôi 46 13 3.54
Thời gian trần thuật của Bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý là 3509 trang sách cho một cốt truyện kéo dài 216 năm (trung bình gần 16.24 trang/năm). Trong đó, Thiền
sư dựng nước, thời gian cốt truyện là 18 năm, thời gian truyện kể là 632 trang (trung
bình hơn 35.1 trang/năm). Con ngựa nhà Phật, thời gian cốt truyện là 27 năm, thời gian truyện kể là 915 trang (trung bình hơn 33.89 trang/năm). Bình Bắc dẹp Nam, thời gian cốt truyện là 18 năm, thời gian truyện kể là 923 trang (trung bình hơn 51.28 trang/năm).
Con đường định mệnh, thời gian cốt truyện là 153 năm, thời gian truyện kể là 983 trang
(trung bình hơn 6.42 trang/năm). Như thế, nhịp độ trần thuật trong Tám triều vua Lý khá linh hoạt. Có lúc nhịp kể được đẩy nhanh, gấp gáp, dồn nén (trong Con đường định
mệnh đặc biệt, câu chuyện về bốn vị vua cuối cùng, tốc độ kể được đẩy lên rất nhanh:
Lý Thần tông (trung bình 3.6 trang/năm, Lý Anh tông (trung bình 2.0 trang/năm), Lý Cao tông (trung bình 1.76 trang/năm) và Lý Huệ tông (trung bình 3.54 trang/năm)), có lúc nhịp kể giãn ra, chùng xuống, trải dài (trong Con ngựa nhà Phật (câu chuyện về cuộc đời Lý Thái tông (trung bình 35.96 trang/năm) và Bình Bắc dẹp Nam (nhịp kể về cuộc đời vua Lý Thánh tông diễn ra chậm chạp nhất (trung bình 51.28 trang/năm)). Nhờ tính linh hoạt này mà Tám triều vua Lý mang đến cho người đọc sự hứng thú và tránh được sự nhàm chán, tẻ nhạt. Đồng thời, sự linh hoạt trong nhịp độ kể của người kể chuyện đã thể hiện được dụng ý nghệ thật của tác giả: không xây dựng trọn vẹn các sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời và sự nghiệp của tám vị vua mà chỉ tập trung vào những sự kiện nổi bật về những vị vua có những đóng góp đáng kể vào quá trình khởi nghiệp – hưng thịnh của triều Lý. Nói cách khác, người kể đã thành công khi tái hiện lịch sử bằng cách “kết hợp hài hòa thao tác “điểm” và “diện” trong sự trần thuật” [95; tr.64]. Trong quá trình mô tả, lý giải lịch sử, người trần thuật vừa chú ý đến quy mô rộng lớn của bối cảnh lịch sử, lại vừa xoáy sâu, tạo điểm nhấn bằng việc chọn lọc kỹ những sự kiện, những câu chuyện để đưa vào tác phẩm.