Lời nửa trực tiếp và sự hòa phối giữa diễn ngôn của người kể chuyện vớ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 83)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.Lời nửa trực tiếp và sự hòa phối giữa diễn ngôn của người kể chuyện vớ

diễn ngôn của nhân vật

Trong Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Bakhtin đã khẳng định tính đa thanh của tiểu thuyết hiện đại. Theo ông, đa thanh là “Tính nhiều tiếng nói và nhiều ý thức độc lập không hòa đồng với nhau, tính phức điệu thực thụ của những tiếng nói có đầy đủ giá trị” [6; tr.234]. Trong văn bản đa thanh chứa nhiều tiếng nói khác nhau được Genette gọi là diễn ngôn đảo. Diễn ngôn đảo là “đối thoại được đưa ra theo lối nói gián tiếp nhưng vẫn giữ được dấu ấn ngôn từ riêng của nhân vật (còn gọi là lời gián tiếp tự do)” [3; tr.100]. Vận dụng lí thuyết Genette khi đi sâu tìm hiểu tính chất đa thanh của ngôn ngữ trần thuật trong Bộ tiểu thuyết, trong đó, sự hòa trộn giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật là một trường hợp tiêu biểu.

Theo Trần Đình Sử, lời nửa trực tiếp là “lời của nhân vật có vẻ bề ngoài thuộc về tác giả (chấm câu, ngữ pháp), nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật” [80; tr.187]. Như vậy, lời nửa trực tiếp là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn và tinh tế giữa diễn ngôn tác giả, người kể chuyện và diễn ngôn nhân vật. Nó tạo nên mối quan hệ qua lại giữa các ý thức, có thể là đồng tình, khẳng định, có thể là phản đối, phủ định hoặc giễu nhại. Nó là diễn ngôn đa chủ thể, nhiều giọng điệu. Một trong những đặc điểm cơ bản của lời nửa trực tiếp là tính song điệu. Đây là kiểu lời nói có sự hòa trộn giữa diễn ngôn người kể chuyện và diễn ngôn nhân vật, giọng người kể chuyện hòa lẫn vào giọng nhân vật. Diễn ngôn nhân vật và diễn ngôn của người kể chuyện đan xen vào nhau tạo nên sự thân mật, gần gũi và nhà văn có thể thâm nhập sâu hơn vào đời sống nhân vật. Chẳng hạn, khi miêu tả những chuyển biến trong suy nghĩ của Lý Thường Kiệt về những việc đã xảy ra trong ngày thiết triều đầu tiên của vua Lý Nhân tông, nhà văn đã thành công trong việc sử dụng lời nửa trực tiếp để khám phá thế giới bên trong tâm hồn của nhân vật: “Chắp nối lại, ông thấy có phần đúng. Rằng tại sao trong việc

buông rèm thính chính, Thái sư lại gạt hoàng thái phi ra ngoài. Rằng tại sao nhà vua mới có sáu tuổi, hoàng hậu đã lập chánh cung… Thái sư Lý Đạo Thành do Thánh tông

cất nhắc. Lão Thái thái lại là mẹ sinh của Thánh tông, vậy bà muốn gì Thái sư chẳng phải vâng phục. Suy ra thái hậu Thượng Dương mới là người mưu lược. Hóa ra ta đã

nhầm, từ trước ta vẫn cho bà là người nhân hậu, người vô tâm, chỉ ưa hưởng nhàn chứ không cần sự rắc rối. Chao ôi lòng người thật khó lường thay. Ngẫm nghĩ một lát, Lý Thường Kiệt òa vỡ một chân lý. Thì ra lòng người tự như một thế trận. Trong thế trận

cái nơi không có gì đáng ngờ nhất có khi lại là nơi nguy hiểm nhất” [39; tr.58]. Trong

đoạn văn trên những câu được in nghiêng được diễn tả bằng lời gián tiếp của người kể chuyện nhưng suy nghĩ và giọng điệu thì lại là của nhân vật Lý Thường Kiệt. Ở đây, giọng người kể chuyện và giọng nhân vật hòa lẫn vào nhau, khó phân định rạch ròi. Tác giả đã thâm nhập vào ý thức nhân vật để miêu tả tâm trạng, ý thức của họ. Ở đây, là tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật Lý Thường Kiệt về sự tranh chấp quyền lực xảy ra trong nội bộ triều chính và ông đã nhận ra một chân lý về cách hành xử “giương đông kích tây” của con người cũng giống như trong binh pháp. Từ những suy nghĩ đó, cùng với lời di huấn của tiên đế đã thôi thúc ông quyết tâm hậu thuẫn cho mẹ con Ỷ Lan thực hiện cuộc chính biến nhằm nắm quyền nhiếp chính. Tuy nhiên, những suy nghĩ sai lầm về nhân cách thái sư Lý Đạo Thành và thái hậu Thượng Dương đã gây ra những hậu quả khôn lường và để lại trong ông niềm hối hận không nguôi. Qua đó, nhà văn đã giúp người đọc hiểu và cảm thông sâu sắc tấm lòng tận trung với nước, tận nghĩa với vua trong nhân cách một con người vĩ đại, suốt đời hiến mình cho sự tồn vong của triều Lý. Lời nửa trực tiếp mang đậm ý thức nhân vật là một kiểu biến dạng của lời độc thoại nội tâm. Đó là những dòng độc thoại không ghi trong ngoặc kép, không có lời dẫn, nó vẫn theo mạch văn trần thuật nhưng bộc lộ rất rõ ý thức nhân vật. Sử dụng phương thức này, nhà văn có thể tự do khai thác nội tâm nhân vật, từ những phản ứng nhỏ cho đến ý thức về số phận và cuộc đời, những cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, những cuộc đấu tranh, giằng xé giữa hai phần tối và sáng, giữa cái thiện và cái ác. Với Lý Thường Kiệt, sự ra đi của người vợ Thuần Khanh cùng với giọt máu của mình đã để lại trong lòng ông nỗi đau cùng niềm hối hận khôn nguôi:

Về phần mình, quả thực Lý Thường Kiệt không có ý định dò tìm để rồi bức bách mẹ con Thuần Khanh phải theo ông, mà ông chỉ muốn biết đích xác dòng máu của mình chưa bị tuyệt diệt. Và nếu có thể được, sẽ kín đáo giúp đỡ mẹ con nàng. Thế nhưng tất cả đều rơi vào hư ảo. Nhiều lúc ông tự răn mình phải cố quên đi, phải đè nén ký ức không cho nó trỗi dậy. Tuy

nhiên, không phải lúc nào điều đó cũng có thể làm được. Như bữa nay là một ví dụ, ký ức trỗi dậy như một tiếng sét đánh bất thình lình. Không biết nó còn rình rập, còn dày vò ông tới bao giờ nữa. Có nhẽ ông còn phải mang ký ức khổ đau này cho tới lúc xuống mồ. Và nếu như có kiếp sau, thì kiếp sau ông phải trả nợ mẹ con nàng [38; tr.459].

Đoạn văn trên cho thấy lời người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật có sự hòa trộn với nhau đến mức khó phân biệt rạch ròi, người đọc khó có thể phân biệt

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 83)