Diễn ngôn của người kể chuyện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 62)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Diễn ngôn của người kể chuyện

Theo Từ điển Thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ người trần thuật là phần lời văn độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ” [41; tr.213]. Như vậy, diễn ngôn người trần thuật chẳng những có vai trò then chốt trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả. Diễn ngôn người trần thuật dưới hình thức lời người kể chuyện còn mang sắc thái, quan điểm bổ sung do lập trường, đặc điểm tâm lý, cá tính của nhân vật – người kể chuyện mang lại.

Diễn ngôn của người kể chuyện có thể là diễn ngôn của tác giả hay diễn ngôn của người trần thuật. Nó bao gồm tất cả những phát biểu trần thuật kể câu chuyện (không

bằng lời) về các sự kiện, hoặc đó cũng là lời đánh giá, diễn giải của người kể chuyện. Người kể chuyện có thể bình phẩm lời diễn ngôn, hay có thể nói trực tiếp với độc giả. Nói cách khác, diễn ngôn của người kể chuyện là phần lời của tác giả, của người kể chuyện (toàn bộ văn bản tác phẩm, ngoại trừ các lời nói trực tiếp của nhân vật), bao gồm việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố trong thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động tả ngoại cảnh, tả nội thất,…; bàn luận; lời nói bán trực tiếp của nhân vật. Nghĩa là những phát ngôn của người kể chuyện chủ yếu tồn tại dưới dạng lời kể, lời tả, lời bình luận hay lời gián tiếp tự do (còn gọi là lời nửa trực tiếp hay lời nói bán trực tiếp). Tuy nhiên, xét theo mục đích phát ngôn, lời nửa trực tiếp không thuộc hệ thống lời tả, lời kể, lời bình luận mà là hiện tượng kết hợp giữa lời gián tiếp của người kể chuyện và lời trực tiếp của nhân vật, là sự kết hợp đồng thời nhiều phát ngôn. Do đó, trong phần này chúng tôi chỉ tập trung khảo sát vào ba kiểu trần thuật: lời kể, lời tả và lời bình luận. Lời nửa trực tiếp, chúng tôi sẽ đề cập riêng trong phần sau.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w