Điểm nhìn trần thuật trong Tám triều vua Lý

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 26)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Điểm nhìn trần thuật trong Tám triều vua Lý

Đối với một tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự, việc lựa chọn một phương thức tự sự là quan trọng, đặc biệt là việc lựa chọn điểm nhìn trần thuật. Một tác phẩm văn học phải được kể theo một thức hay một điểm nhìn nào đó. Như Iu.Lotman từng khẳng định: “Hiếm có yếu tố nào lại liên quan trực tiếp đến việc xây dựng bức tranh thế giới như điểm nhìn nghệ thuật” [66; tr.454]. Trần Đình Sử quan niệm: điểm nhìn là vị trí và trạng thái của người trần thuật dùng để quan sát và kể chuyện. Nó liên kết tác giả, người kể chuyện và người nghe chuyện (người đọc ẩn tàng) và người đọc thực tế thành một hệ thống. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Điểm nhìn nghệ thuật là vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm (…). Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ sự thay đổi điểm nhìn” [41; tr.113].

Khi bàn về chức năng của điểm nhìn nghệ thuật, Manfred Jahn nói: “Điểm nhìn mang ý nghĩa của sự lựa chọn và giới hạn thông tin trần thuật của việc nhìn các sự kiện và cấu trúc của sự kiện từ điểm nhìn của một người nào đó và của việc tạo ra cái nhìn đồng cảm hay mỉa mai ở người quan sát” [53; tr.41]. Điểm nhìn không đơn thuần chỉ sự quan sát bằng thị giác mà điểm nhìn còn gắn với tâm lí, quan điểm, lập trường của nhà văn, thể hiện quan niệm của nhà văn khi nhìn về cuộc sống đó như thế nào. Trong lý thuyết Tự sự học kinh điển, G. Genette đã dùng thuật ngữ tiêu điểm (Focalisation) thay cho điểm nhìn. Và ông đã gắn khái niệm Focalisation với người quan sát và người mang điểm nhìn. Trong Focalisation, Genette đưa ra ba kiểu: Điểm nhìn bằng không hay điểm nhìn không tiêu điểm hoặc không có tiêu điểm ưu tiên; điểm nhìn bên trong hay tiêu điểm bên trong và điểm nhìn bên ngoài hay tiêu điểm bên ngoài. Như vậy, điểm nhìn nghệ thuật là “tâm điểm” của Tự sự học, là một vấn đề then chốt của kết cấu. Đồng thời, điểm nhìn nghệ thuật còn thể hiện và chi phối quan điểm sáng tác của từng nhà văn khác nhau vì: “Điểm nhìn là do tác giả lựa chọn để dẫn dắt câu chuyện”.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w