6. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Đảo thuật
Đảo thuật (hay còn gọi là sự hồi cố) là cách thức người kể chuyện đứng ở hiện tại hồi nhớ lại quá khứ và kể về quá khứ. Trong Tám triều vua Lý người kể chuyện đã thực hiện hai dạng đảo thuật: đảo thuật bên ngoài và đảo thuật bên trong hay còn gọi là hồi cố bên ngoài và hồi cố bên trong. Theo Mieke Bal thì “Hồi cố bên ngoài là sự hồi cố xảy ra hoàn toàn ngoài chiều dài thời gian của cốt truyện chính. Hồi cố bên ngoài thường cung cấp những chỉ dẫn về lai lịch, quá khứ của nhân vật, quá khứ đó có thể giải thích sự kiện” [78; tr.83]. Đảo thuật bên ngoài được thực hiện khi người kể chuyện bẻ gãy trục thời gian tuyến tính, đan xen vào câu chuyện đang kể những chuyện đã xảy ra trong quá khứ nhằm lý giải, làm rõ thêm về những sự kiện và nhân vật lịch sử. Đảo thuật bên ngoài bổ sung cho người đọc lượng thông tin đáng kể về cuộc đời, số phận của các nhân vật hay đặc điểm, tính chất của các sự kiện lịch sử. Sự hồi cố này tạo nên lớp thời gian truyện kể bên ngoài. Theo thống kê, chúng tôi xác định được 24 lần đảo thuật bên ngoài với kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Thống kê đảo thuật bên ngoài trong Tám triều vua Lý
STT Thời gianhiện tại được hồi cốThời gian Sự kiện được hồi cố
1 Ngày Tân Hợi, tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009) Mùa đông, tháng 10 năm Ất Tị (1005)
Lê Long Đĩnh giết anh ruột là Lê Trung tông, tự lập làm vua [36; tr.38]
2 Tháng 10, KỷDậu (1009) 1007 – 1009 Lời sấm truyền về việc họ Lý sẽ thay họ Lê nắm quyền thiên hạ [36; tr.41] 3 Tháng10 nămKỷ Dậu
(1009)
Năm Quý
Dậu (973) Sự ra đời mang yếu tố kỳ ảo của Lý Công Uẩn[36; tr.47–52] 4 Ngày Đinh Mùi, 10 năm Kỷ Dậu (1009) Ngày Bính Ngọ, tháng 10, năm Kỷ Dậu (1009)
Đào Cam Mộc ngỏ lời mời Lý Công Uẩn lên ngôi báu [36; tr.53–54] 5 năm CanhTháng 02 Tuất (1010) Tháng 02 năm Giáp Tuất (974)
Thân thế của Lý Công Uẩn và việc Thiền sư Vạn Hạnh nhận dạy dỗ Công Uẩn [36; tr.71] 6 năm CanhTháng 02
Tuất (1010)
Năm Canh Ngọ (970)
Thiền sư Vạn Hạnh giúp vua Lê Hoàn phá Tống, bình Chiêm [36; tr. 74]
7 năm CanhTháng 02 Tuất (1010)
Năm Kỷ Dậu (1009)
Tiểu sử cánh tai cụt của sư Quách Ngang [36; tr.85]
Tí (1012) (1001) Hạnh ghé thăm lúc Đức Chính chưa tròn một tuổi [36; tr.191]
9 Năm Nhâm
Tí (1012)
Năm Kỷ Dậu (1009)
Mai Mạnh Minh nhớ về những ngày cùng học với Lý Đức Chính [36;tr.208–209]
10 Mùa xuân,Năm Giáp Dần (1014) Năm Canh Tuất (1010) – tháng Giêng, năm Giáp Dần (1014)
Vua Thái tổ thân chinh dẹp loạn nhiều cuộc nổi dậy của người man [36; tr.314]
11 Năm Ất Mão
(1015) 1005 –1009 Tội ác của Lê Long Đĩnh [36; tr.430] 12
Tháng 12 năm Tân Dậu
(1021)
Tháng Giêng, năm Giáp Dần (1014)
Quân ta đánh tan quân man Tống và chuyện đi sứ nhà Tống [36; tr.522] 13 Tháng 7 nămẤt Sửu (1025) Năm Giáp Tuất (974) đến năm Kỷ Dậu (1009)
Thiền sư Vạn Hạnh nhận dạy dỗ Lý Công Uẩn thành bậc đại trí, đại dũng để đứng đầu thiên hạ [36; tr.571]
14 Tháng 03năm Mậu Thìn (1028)
Năm Bính
Tuất (866) Cao Biền yểm trấn Đại La nhằm triệt long mạch của nước Việt [36; tr.617] 15 năm Bính TíTháng 10 (1036) Năm Giáp Dần (1014) Năm Canh Thân (1020)
Lý Thái tổ đánh tan quân man Tống do Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí cầm đầu
Lý Thái tổ đánh thắng quân Chiêm Thành [37; tr.256]
16 01/02/1037 1026–1036 Tiểu sử Ngô Tuấn [37; tr.377–391] 17 năm GiápTháng 12
Thân (1044)
Năm Giáp Dần (1014)
Lý Thái tổ đánh tan âm mưu xâm lược của nhà Tống [37; tr.728 –729]
18 Năm Quý Tị (1053)
Năm Quý Dậu (1033)
Cuộc tao ngộ giữa vua Thái tông, Mai Mạnh Minh và Thiền sư Viên Chiếu với Thiền sư Định Hương tại chùa Cảm Ứng [37; tr.859] 19 năm Canh TíTháng 02
(1060)
Năm Kỷ Tị (1029)
Nhân duyên giữa Công chúa Bình Dương và Thân Diệu Thái [38; tr.258]
20 Năm Tân Sửu (1061)
Năm Kỷ Tị (1029)
Mưa ra gạo đổ xuống thềm chùa Vạn Tuế [38; tr.353]
21 Năm Tân Sửu
(1061) Thân (1044)Năm Giáp Vua Thái tông chinh phạt Chiêm Thành [38; tr.354] 22 Năm Tân Sửu
(1061)
Năm Kỷ Sửu
(1049) Sự tích về chùa Diên Hựu [38; tr.355] 23 Tháng 12
(1069) 24 Năm Đinh Tị
(1077) Năm Tân Tị(981) Lê Hoàn được thần phù trợ đã đánh tan quân Tống trên sông Bạch Đằng [39; tr.556] Với 24 đảo thuật trên, nhà văn đã sử dụng như một cách phát triển câu chuyện, góp phần lý giải về những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của các nhân vật trung tâm. Chẳng hạn, với đảo thuật 1,7 và 11, người kể chuyện đã xoáy sâu vào tội ác của Lê Long Đĩnh: giết anh ruột cướp ngôi, mua vui bằng những hành vi man rợ, giết người để thỏa lòng hiếu sát,… nhằm đối lập giữa tính nhân đạo trong triều đại nhà Lý với tính tàn bạo trong triều đại Lê Long Đĩnh. Sự hồi cố của Thiền sư Vạn Hạnh trong đảo thuật số 2,3,5 và 13 góp phần lý giải nguồn gốc xuất thân và tư chất hơn người của Lý Công Uẩn. Với đảo thuật số 8 và 9, người kể chuyện đã lý giải về tiểu sử tên gọi Lý Phật Mã cũng như nhân cách hơn người của Lý Thái tông. Cuộc bình Chiêm năm Giáp Thân (1044) trong đảo thuật số 21, giúp người đọc thấu hiểu tấm lòng nhân đạo của vua Thái tông. Ngoài ra, còn rất nhiều sự hồi cố nhỏ chỉ dẫn về lai lịch và tiểu sử của một số nhân vật làm nền cho Bộ tiểu thuyết như: Lê Phụng Hiểu, Ngô An Ngữ, Lương An, Lê Văn Thịnh, Nguyễn Sĩ Thoại, Lý Kế Nguyên, Thái hậu Thượng Dương, Đỗ Anh Vũ,… Theo Mieke Bal thì “Hồi cố bên trong là sự hồi cố xảy ra bên trong của cốt truyện chính. Theo bà, hình thức hồi cố bên trong có vai trò như một sự lặp lại một sự kiện được mô tả trước đó, tạo nên một sự thay đổi hay nhấn mạnh ý nghĩa của một sự kiện nào đó, khiến cho cốt truyện vẫn như vậy, song ý nghĩa đã thay đổi” [78; tr.83]. Hồi cố bên trong nhằm cung cấp, bổ sung thông tin về một nhân vật mới được giới thiệu. Đảo thuật bên trong trong Tám triều vua Lý chủ yếu là sự hồi tưởng của các nhân vật về những sự kiện liên quan trực tiếp đến bản thân và những bi kịch của chính mình. Theo thống kê, chúng tôi xác định có 10 lần đảo thuật bên trong trong Tám triều vua Lý. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Thống kê đảo thuật bên trong trong Tám triều vua Lý
STT Thời gian hiệntại được hồi cốThời gian Sự kiện được hồi cố
1 năm Giáp DầnTháng Giêng, (1014)
Tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009)
Lý Thái tổ nhớ lại ngày tới chùa Tiêu Sơn để gặp Thiền sư Vạn Hạnh [36; tr. 254]
2 30/03/1032 1012 – 1015 Vua Thái tông hồi tưởng về những ngày đi mở phủ ở Tam Sơn [37; tr.137]
3 Bính Tí (1036)Tháng 10 năm 1000 – 1035 Những sự kiện đã xảy ra trong đời Lý Thái tông [37; tr.264–269] 4 Tháng 2 năm Canh Thìn (1040) Năm Ất Mão (1015) Lý Thái tông học nghề dệt gấm [37; tr.356]
5 Đinh Sửu (1037)Tháng 3 năm Tháng 7 năm ẤtSửu (1025) Hồi ức của vua Thái tông về lời dạy của Thiền sư Vạn Hạnh [37; tr.462] 6 Năm Nhâm Ngọ(1042) Năm Mậu Thìn(1028) Lý Thái tông nhớ lại lời căn dặn đạo trị nước của Lý Thái tổ lúc sắp băng
hà [37; tr.536]
7 Năm Ất Mùi(1055) 1027 – 1043 Hồi ức về nỗi đau trong quá khứ luôn ám ảnh Lý Thường Kiệt [38; tr.84–89] 8 Năm Tân Sửu(1061) 1026 – 1043
Những kỉ niệm thời thơ ấu của vua Thánh tông và Lý Thường Kiệt [38; tr.367]
9 Năm Mậu Thân
(1068) 1027 – 1068
Nỗi đau trong quá khứ luôn ám ảnh Lý Thường Kiệt [38;tr.366–459] 10 Năm Ất Dậu
(1069) 1056 – 1063
Ỷ Lan nhớ về những kỉ niệm thời thơ ấu [38; tr.729–732] 11 Năm Giáp Dần (1074) Năm Mậu Thìn (1028) Năm Ất Mùi (1055)
Lý Thường Kiệt nhớ về tuổi thơ giữa ông và vua Thánh tông
Lý Thường Kiệt nhớ về lần gặp gỡ chàng thiếu niên trên Vân Đồn [39; tr.135–136]
Trong tổng số 11 lần hồi cố bên trong của nhân vật đã có 5 lần hồi cố của vua Lý Thái tông về những sự kiện liên quan đến cuộc đời mình. Đồng thời, trong tổng số 3509 trang tiểu thuyết kể về cuộc đời và sự nghiệp của tất cả tám vị vua triều Lý đã có hơn 1393 trang (chiếm 39,7%) kể về những sự kiện có liên quan trực tiếp đến cuộc đời và sự nghiệp của ông. Điều đó, chứng minh rằng, trong Bộ tiểu thuyết, nhà văn đặc biệt dành sự ưu ái cho nhân vật này. Với 5 lần hồi cố bên trong, theo dòng hồi tưởng về quá khứ của nhân vật, người kể chuyện đã góp phần lý giải thêm những điều thú vị về thế giới nội tâm của bậc minh quân này. Với đảo thuật số 2, Thái tông có dịp lần tưởng về quá khứ với những khoảng thời gian đẹp, được làm việc với những người dân lam lũ, học được nghề dệt lụa, dệt gấm, được gặp người bề tôi trung thành, tài giỏi như Mai Mạnh Minh, đặc biệt, cưới được nàng Mai Thị Minh Nguyệt, người mà ông thầm yêu trộm nhớ. Trong đảo thuật số 3, Thái tông hồi tưởng về chuỗi năm tháng đã qua trong cuộc đời với bao vui buồn cùng những băn khoăn, lo lắng cho sự trường tồn của dân tộc. Với đảo thuật số 5, lời dạy quý báu của Thiền sư Vạn Hạnh như những hạt châu ngọc mà Lý Thái tông luôn
khắc ghi trong tâm khảm để rồi suốt đời thực hiện theo lời răn dạy ấy. Với sự hồi cố của Thái tông về lời răn dạy của vua cha trong đảo thuật số 6, người kể chuyện giúp người đọc hiểu thêm về sự ảnh hưởng của Phật giáo trong đường lối trị nước của các vua triều Lý: gần dân và yêu dân chính là đường lối bất biến của các vua triều Lý “Phải chăm sóc dân, nuôi vỗ dân, vì nếu không có dân thì cũng không có nước” [37; tr.545].
Với 3 lần hồi cố bên trong trong Tám triều vua Lý, Lý Thường Kiệt đã hồi tưởng
về bi kịch của chính mình. Mỗi dòng hồi tưởng là một sự ám ảnh khủng khiếp về nỗi đau trong quá khứ luôn đeo bám ông theo những bước thăng trầm trong cuộc đời. Trong Con ngựa nhà Phật, nhân vật Lý Thường Kiệt hiện lên với đủ chiều kích. Một chàng trai đang trong độ xuân sung mãn với hạnh phúc gia đình vẹn nguyên, thế nhưng quyền lực tột đỉnh của người đứng đầu thiên hạ buộc ông phải từ bỏ gia đình, vợ con để dấn thân vào chốn vương quyền đầy cạm bẫy. Bị tước đoạt quyền hạnh phúc riêng tư và quyền sống như một người đàn ông thực thụ, Lý Thường Kiệt rơi vào vực thẳm cuộc đời. Nỗi đau ấy luôn ám ảnh ông và ông đã cố chôn chặt chúng vào lòng. Nhưng sự xuất hiện của chàng thiếu niên trên cảng Vân Đồn đã làm trỗi dậy những kỉ niệm đớn đau mà đã từ lâu ông cố chôn kín. Những ký ức tuổi thơ sống lại với những đớn đau, giằng xé, với những ngổn ngang của cuộc đời. Ông trở thành quan hoạn, người vợ bỏ đi. Những lời lẽ trong lá thư mà Thuần Khanh để lại như những nhát dao cứa vào óc não ông. Chúng hiện lên trước mắt, làm ông cảm thấy như đó chính là những lời khinh miệt mà người vợ đã dành cho ông: “Quả là nàng khinh ta. Coi ta chỉ là một kẻ háo danh, trọng danh hơn trọng nghĩa” [38; tr.89] (đảo thuật số 7). Câu nói vô tình của Mai Thái hậu “Ngô Tuấn có khuôn mặt đẹp như Phan An. Tiếc quá, ngươi tự cung hình, nếu không thời đã con cái đề huề” [38; tr.367], như mũi dao đâm xuyên qua trái tim vốn có vết thương rất lớn của ông và kéo ông một lần nữa trở về quá khứ đau buồn của cuộc đời mình. Bà đâu biết rằng: “Chính chồng bà (Thái tông) và con bà (Thánh tông) đã nhẫn tâm khiến ta phải làm điều đó” [38; tr.458]. Đó chính là điều tàn nhẫn nhất, là góc tăm tối nhất của đời ông và ông phải mang nỗi đau này suốt cuộc đời (đảo thuật số 9).
Tóm lại, đảo thuật không những mang lại sự hấp dẫn cho người đọc mà còn thể hiện được cái nhìn mới mẻ về hiện thực và con người được phản ánh trong câu chuyện. Vì vậy, lối trần thuật này mang một ý nghĩa rất lớn: “Sự mô tả của chúng ta về thời hiện tại lịch sử cho phép soi sáng ý nghĩa và chức năng hoàn toàn hiện sinh của hồi ức” [51; tr.80].