Trần thuật phức hợp theo kiểu truyện kể lặp đi lặp lại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 61)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2.2. Trần thuật phức hợp theo kiểu truyện kể lặp đi lặp lại

Trần thuật phức hợp theo kiểu kể lặp đi lặp lại chiếm tỉ lệ không nhiều trong Bộ tiểu thuyết song phần nào chúng đã góp phần lý giải những vấn đề to lớn về nguyên nhân suy vong của một triều đại. Trong Thiền sư dựng nước, người kể chuyện chỉ thuật lại một lần những hành động tàn bạo của Lê Long Đĩnh nhưng đã khắc họa sâu sắc bản chất bạo chúa của y: “Sinh thời ông vua này cứ xa giá ra khỏi hoàng cung, là dân chúng chạy dạt đi, y hệt như một bầy dê chợt trông thấy con cọp dữ… Nhà vua luôn nghĩ ra đủ trò ác hiểm để giết dân. Đối với Ngọa triều, bất cứ người dân nào mà ông ta trông thấy đều trở thành tội nhân, và nhà vua đều nghĩ ra cách giết họ một cách thật là khủng khiếp để thỏa lòng hiếu sát của ông” [36; tr.84], “Lê Long Đĩnh là kẻ hiếu sát. Ngày nào không sát sinh, ông ta không chịu nổi...Có điều lạ, ông ta giết súc vật thuần thục hơn các tay đồ tể. Con dao bầu nhọn mũi, ông chỉ chọc một nhát đúng tim, con vật chưa kịp kêu rống thì dòng máu đỏ tươi đã phụt ra và chỉ còn nghe được xác con vật đổ xuống, cũng là lúc Lê Long Đĩnh lau dao máu vào đầu hoặc vào mặt các viên quan cận vệ đứng hầu cạnh ông” [36; tr.131]. Lối sống phóng túng, dâm đãng của Lê thái hậu và mối tình vụng trộm với Đỗ Anh Vũ được người kể chuyện thuật lại chỉ một lần nhưng nó có sức ám ảnh dai dẳng và cả sự khinh bỉ của người đọc về một bậc mẫu nghi thiên hạ: “Lê thị khát dục tới mức điên cuồng, nàng giữ Anh Vũ ở lại trong cung, “bàn quốc sự” tới hai ba ngày đêm liền” [39; tr.812], “Ban ngày,

các buổi thiết triều, nàng luôn bắt Đỗ Anh Vũ ngồi gần phía sau ngai vàng cùng với nàng

để bàn việc…” [39; tr.811]. Lối sống hoang dâm sa đọa, chơi bời trác táng của Lý Cao tông cũng được khắc họa đậm nét qua lời kể của người kể chuyện: “Hằng ngày vua vẫn

cùng cung nữ dong chơi múa hát; lâu đài, cung điện vẫn tiếp tục xây cất. Việc buôn quan bán tước và hối lộ vẫn nhan nhản khắp nơi” [39; tr.907], “Vua là một đấng ngu hèn nên

dân đói mặc dân, giặc cướp nổi lên mặc giặc cướp, việc của vua là chơi bời hưởng lạc”

[39; tr.910], chỉ kể lại một lần nhưng người đọc không sao quên được hình ảnh một bậc chí tôn hoang dâm vô độ, người đã dẫn triều Lý đi vào con đường diệt vong.

Như vậy, thời gian trần thuật trong Tám triều vua Lý đã được người kể chuyện tổ chức bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn những trật tự, nhịp độ và tần suất trần thuật tạo ra các điểm nhấn trong sự trần thuật. Với nghệ thuật xử lý thời gian trần thuật hết sức khéo léo và sáng tạo của người kể chuyện, Bộ tiểu thuyết đã khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo cũng như phong cách nghệ thuật của Hoàng Quốc Hải.

DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ

Diễn ngôn là phương diện quan trọng nhất của thi pháp tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung. Người trần thuật không thể thực hiện vai trò trần thuật nếu không có diễn ngôn, chính diễn ngôn góp phần đáng kể trong việc tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Diễn ngôn là phương tiện trần thuật đồng thời nó cũng có ý nghĩa tự thân là hình thức mang tính quan niệm. Diễn ngôn trần thuật là diễn ngôn của người kể chuyện bởi chính người kể chuyện sử dụng diễn ngôn này để dẫn dắt giới thiệu nhân vật và câu chuyện được kể.

Lý thuyết tự sự học quan niệm rằng diễn ngôn trần thuật là văn bản truyền miệng hay viết được tạo ra bởi hành động kể. Dolezel cho rằng: “Mỗi văn bản trần thuật là sự móc nối và luân phiên giữa diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật”. Vì thế, một văn bản trần thuật bao giờ cũng có hai thành phần diễn ngôn: diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật. Diễn ngôn của người kể chuyện bao gồm tất cả “những phát biểu trần thuật” kể “câu chuyện (không bằng lời) về các sự kiện”, cũng là sự trình bày đánh giá hoặc diễn giải của người kể chuyện. Diễn ngôn của nhân vật hình thành nên trần thuật sự kiện bằng lời/ngôn từ. Khảo sát diễn ngôn trần thuật trong Tám triều vua Lý, chúng tôi tập trung phân tích hai hình thức thể hiện trên, đó là diễn ngôn của người kể chuyện (hay còn gọi là lời gián tiếp) và diễn ngôn của nhân vật (hay còn gọi là lời trực tiếp).

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua lý (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w