Phân tích cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An (Trang 54)

Cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn của công ty.Nó phản ánh tình hình huy động, sử dụng vốn và các chính sách sử dụng vốn của công ty.Vì vậy, phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn là một nội dung được công ty chú trọng khi tiến hành phân tích BCTC.

Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An đã căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán để so sánh tài sản, nguồn vốn giữa năm hiện tại và năm trước đó cả về số tuyệt đối và số tương đối. Đồng thời, công ty cũng xác định tỷ trọng của từng bộ phận tài sản và nguồn vốn của từng năm để thấy được cơ cấu, mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục đến sự biến động của tài sản và nguồn vốn.

Phân tích cơ cấu tài sản

Công ty đã tiến hành phân tích qua bảng 3.2:

- Về quy mô tài sản: Quy mô tài sản năm 2011 giảm so với năm 2010. Cụ thể: Tổng tài sản của Công ty năm 2010 là 203,373,260,232 đồng, năm 2011 là 184,347,820,732 đồng, giảm 19,025,439,500 đồng tương ứng với giảm 9.35% so với năm 2010.

Trong đó:

+ TSNH năm 2011 giảm 5,747,752,348 đồng, tương ứng giảm 4% so với năm 2010. Nguyên nhân có sự giảm nhẹ về TSNH như vậy là vì Tiền và các khoản tương đương tiền, HTK và Các TSNH khác của Công ty năm 2011 đều giảm và tổng mức giảm cao hơn so với mức tăng của Các khoản phải thu ngắn hạn. Cụ thể:

Tiền và các khoản tương đương tiền: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp

trong tổng tài sản và có tỷ trọng giảm từ 4.57% năm 2010 xuống 3.11% năm 2011. Điều này làm giảm khả năng thanh toán nhanh của công ty.

Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất

trong tổng tài sản và có tỷ trọng trong tổng tài sản tăng từ 40.47 % năm 2010 lên 61.02% năm 2011. Trong năm 2011, các khoản phải thu ngắn hạn là 112,493,262,572 đồng tăng 30,192,309,656 đồng so với năm 2010. Sở dĩ như vậy là do trong năm 2011, các khoản Phải thu khách hàng, Trả trước cho người bán, Phải thu nội bộ ngắn hạn, các khoản phải thu khác của công ty đều tăng và khoản Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi giảm. Cụ thể:

* Phải thu khách hàng tăng vì: Năm 2011 là năm nền kinh tế gặp khó khăn, Nhà nước có chính sách giảm nhập siêu thông qua việc tăng một số loại thuế như thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt,... vào các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng như ô tô, xe máy, hàng điện tử - những mặt hàng nhập khẩu chính của công ty, đẩy giá cả các mặt hàng nhập khẩu này tăng cao. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang gặp nhiều khó khăn, dòng tiền trong lưu thông kém đã làm cho tốc độ lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu của công ty trong thị trường giảm mạnh, đặc biệt là đối với hai mặt hàng ô tô và xe máy nhập khẩu. Việc chậm tiêu thụ hàng hóa của khách hàng làm tăng công nợ của khách hàng đối với công ty.

* Trả trước cho người bán tăng vì: Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế nêu trên, công ty đã có chính sách gia hạn hợp đồng nhập khẩu với các đối tác nước ngoài.

* Phải thu nội bộ tăng: Cùng với sự khó khăn chung của nền kinh tế, các đơn vị trực thuộc công ty cũng kinh doanh không có hiệu quả cao, làm tăng các khoản chiếm dụng vốn của công ty.

* Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi giảm mạnh vì: Trong năm 2011, công ty đã có chiến lược thu hồi nợ khó đòi tốt, thu hồi được cơ bản nợ xấu của công ty.

Hàng tồn kho: Đây là khoản mục có sự biến động về tỷ trọng trong tổng tài

sản khá lớn, từ 19.69% năm 2010 giảm xuống 6.48% năm 2011. Điều này cho thấy Công ty đã có chiến lược kinh doanh hợp lý và chính sách tìm kiếm khách hàng có hiệu quả nên lượng HTK của công ty đã được tiêu thụ với số lượng khá lớn, làm giảm mạnh tỷ trọng HTK.

Tài sản ngắn hạn khác: Đây cũng là khoản mục có sự biến động về tỷ trọng

trong tổng tài sản khá lớn từ 5.21% năm 2010 xuống 0.03 % năm 2011. TSNH khác trong năm 2011 giảm chủ yếu là do trong năm công ty giảm nhập khẩu hàng hóa, dẫn đến giảm mạnh các khoản ký quỹ ký cược ngắn hạn để mở L/C nhập khẩu các lô hàng mới. Trong khoản mục này, tồn tại công nợ tạm ứng khá cao: năm 2010 là 4,125,645,560 đồng và giảm xuống 4,107,755,560 đồng vào năm 2011. Khoản tạm ứng này đã làm giảm một lượng vốn lưu động tương đối lớn trong kinh doanh của công ty. Do đó, công ty cần có biện pháp để xử lý khoản công nợ tạm ứng này để tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Tài sản dài hạn năm 2011 của Công ty giảm 13,277,687,152 đồng, tương ứng giảm 21.7% so với năm 2010.

TSDH giảm chủ yếu là do TSCĐ năm 2011 của công ty giảm. Đây là khoản mục có tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản, chiếm 25.29% năm 2010 và giảm xuống 20.63% năm 2011. Do đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu là xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ nên tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản cao là một khó khăn trong việc phát huy hết nguồn lực kinh doanh của công ty. Trước thực trạng đó, trong năm 2011, công ty đã tiến hành bán một sốTSCĐ không phát huy được hiệu quảđể giảm tối thiểu lỗ trong kinh doanh của đơn vị trực thuộc, tăng vốn lưu động và giảm bớt tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản.

Trong khi đó các khoản đầu tư tài chính của công ty năm 2011 (cụ thể là liên doanh góp vốn với Công ty Toyota Nghệ An) không đổi và TSDH khác tăng nhẹ.

với năm 2010, còn tỷ trọng TSDH so với tổng tài sản năm 2011 giảm so với năm 2010. Cụ thể năm 2010, tỷ trọng TSNH chiếm 69.94% trong tổng tài sản và tăng lên 74.04% trong năm 2011; tỷ trọng TSDH so với tổng tài sản năm 2010 giảm nhẹ từ 30.06% xuống 25.96% trong năm 2011. Sự biến động về cơ cấu của TSNH và TSDH không đáng kể.Từ đó, bộ phận phân tích khẳng định tình hình và năng lực sản xuất của doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức ổn định.Cơ cấu của TSNH và TSDH trên tổng tài sản của doanh nghiệp là tương đối hợp lý với đặc điểm và ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Để phân tích sự biến động về quy mô và cơ cấu của nguồn vốn, bộ phận phân tích tiến hành so sánh về Tổng nguồn vốn và từng khoản mục của nguồn vốn để thấy được mức độ thay đổi.Đồng thời, tính và phân tích tỷ trọng của từng khoản mục so với nguồn vốn để thấy được tóm tắt nhất tình hình huy động vốn. (Bảng 3.3)

Qua bảng 3.3, bộ phận phân tích chỉ ra:

- Về quy mô của nguồn vốn: Quy mô nguồn vốn năm 2011 giảm so với năm 2010. Cụ thể: Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2010 là 203,373,260,232 đồng, năm 2011 là 184,347,820,732 đồng, giảm 19,025,439,500 đồng tương ứng với giảm 9.35% so với năm 2010.

Trong đó:

+ Nợ phải trảnăm 2011 là 116,179,293,853 đồng, giảm 25,414,780,627 đồng, tương ứng giảm 17.95% so với năm 2010. Khoản mục này giảm là do nợ phải trả ngắn hạn của công ty năm 2011 giảm.

Nợ ngắn hạn phải trả của công ty chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn

vốn, cụ thể chiếm tỷ trọng 69.62% trong năm 2010 và giảm nhẹ xuống 63.02% trong năm 2011.Tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong năm 2010, năm 2011 đã làm gia tăng nợ ngân hàng và nợ ngân sách của công ty, đẩy tỷ trọng Nợ ngắn hạn phải trả tăng cao. Năm 2011, tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm do công ty giảm mạnh các khoản vay và nợ ngắn hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, khoản Phải trả người lao động cũng giảm mạnh, do trong năm 2011 công ty đã chú trọng thanh toán các khoản nợ công nhân viên và người lao động trong công ty. Tuy nhiên khoản mục này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn nên sự tăng giảm của nó không ảnh hưởng đáng kể đến nguồn vốn.

Nợ dài hạn phải trả của công ty năm 2011 không đổi và chiếm tỷ trọng rất

+ Nguồn VCSH của công ty năm 2011 tăng so với năm 2010. Cụ thể, năm

2010, nguồn VCSH của công ty là 61,779,185,752 đồng, đến năm 2011 tăng lên 68,168,526,879 đồng, tương ứng tăng 10.34%. Tuy nhiên tốc độ tăng không cao. Xét về tỷ trọng thì tổng nguồn VCSH trên tổng nguồn vốn năm 2011 là 36.98% tăng so với năm 2010 là 30.38%. Nguyên nhân có sự tăng lên như vậy là vì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty năm 2011 tăng so với năm 2010.

Như vậy, công ty vẫn đang kinh doanh có hiệu quả, quy mô nguồn VCSH được mở rộng. Tuy nhiên, công ty chưa chú trọng vào các nguồn kinh phí và quỹ khác như quỹ khen thưởng, phúc lợi. Điều đó cho thấy đời sống và phúc lợi của cán bộ công nhân viên và người lao động trong công ty chưa cao. Công ty cần có chính sách phù hợp để cải thiện đời sống, khích lệ tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên và người lao động trong công ty.

- Về cơ cấu nguồn vốn: Khi phân tích về cơ cấu nguồn vốn bộ phận phân tích tiến hành phân tích tỷ trọng của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn để biết được mức độ rủi ro về tài chính mà công ty phải đối diện. Cụ thể: tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn năm 2010 là 69.62%, năm 2011 giảm xuống còn 63.02%. Trong đó nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 63.02%. Nguyên nhân tỷ trọng nợ ngắn hạn cao như vậy là do đặc điểm kinh doanh của công ty (chủ yếu kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu với số lượng lớn) đòi hỏi lượng vốn lưu động lớn. Chính vì vậy, công ty đã tiến hành vay ngắn hạn của của ngân hàng để phục vụ nhu cầu vốn lưu động, mở L/C nhập khẩu và thanh toán nguyên phụ liệu.

Như vậy, qua phân tích, bộ phận phân tích đã cho thấy tài sản của doanh nghiệp chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn vay.Mặc dù trong năm vừa qua công ty kinh doanh có hiệu quả nhưng nợ phải trả lớn sẽ làm cho công ty không chủ động về mặt tài chính, mức độ tự chủ về mặt tài chính không cao. Do đó, công ty cần đưa ra những quyết định hợp lý trong chính sách huy động vốn sao cho vẫn kinh doanh có hiệu quả nhưng mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính cao trong kỳ tới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An (Trang 54)