0
Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Về phía nhà nước:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGHỆ AN (Trang 105 -105 )

- Hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán hiện thời. Có thể nói, chế độ kế toán hiện hành mà Bộ Tài chính ban hành đã phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý của giai đoạn mở cửa nền kinh tế, tuy nhiên nó vẫn còn nhiều hạn chế cần bổ sung, hoàn thiện. Hạn chế lớn nhất chính là những quy định mang tính “cứng” độ “mở” thấp và chưa dự đoán được những thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế trong xu thế hội nhập. Do vậy, Bộ Tài chính cần nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện chế độ kế toán theo hướng mở, linh hoạt, mang tính hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

- Thực hiện lộ trình công khai hóa BCTC và phân tích BCTC đối với tất cả các doanh nghiệp.

- Thống nhất quy định kiểm toán với tất cả doanh nghiệp. Thực hiện điều này chính là tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp, tăng trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc lập và cung cấp các BCTC.

- Ban hành các chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị liên quan trong việc công bố thông tin. Điều quan trọng để hút vốn đầu tư trong các công ty cổ phần là thông tin.Các nhà đầu tư cần phải được cung cấp đầy đủ các thông tin và có chất chất lượng cao. Để đáp ứng được yêu cầu này các cơ quan quản lý Nhà nước phải có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi gian lận hoặc làm sai lệch về quá trình kinh doanh được thể hiện trên BCTC.

- Ban hành những quy định cụ thể đối với công tác thống kê. Phân tích BCTC sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có thêm số liệu trung bình ngành.Đây sẽ là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của các doanh nghiệp kháccó đặc điểm kinh doanh tương tự, mà đại diện ở đây là trung bình ngành. Thông qua việc đối chiếu chỉ tiêu trung bình ngành nhà quản lý biết được vị thế doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được cụ thể hơn thực trạng tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

4.4.2. Về phía Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An

Để thực hiện các giải pháp nêu trên, Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An cần phải có sự đổi mới phù hợp trong từng hoạt động của Công ty.

- Về trước mắt, công ty cần tổ chức bộ máy kế toán hoạt động một cách khoa học, các bộ phận phối hợp với nhau chặt chẽ đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời. Trên cơ sở đó, Công ty có thể rút ngắn thời gian hoàn thành BCTC, tạo

điều kiện cho bộ phận phân tích thuộc phòng Kế toán Văn phòng Công ty có số liệu phân tích.Bên cạnh đó, Công ty nên thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ.Điều này giúp Công ty phát hiện những sai sót nhầm lẫn và củng cố nề nếp làm việc của bộ máy kế toán, góp phần nâng cao tính chính xác của số liệu kế toán.

Đồng thời, Công ty nên xây dựng các quy định, trách nhiệm của những người liên quan trong quá trình lập, công bố thông tin và phân tích thông tin trên BCTC. Trong Công ty, Hội đồng quản trị, đơn vị đại diện cho toàn bộ cổ đông phải thực sự hiểu vai trò của phân tích BCTC. Khi đã quán triệt điều này, các chính sách đặt ra cho Ban giám đốc, phòng kế toán, bộ phận phân tích về việc thực hiện các yêu cầu này sẽ chính xác, nhanh chóng, thuận lợi.

- Về lâu dài, Công ty nên trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phân tích BCTC. Công tác phân tích BCTC sẽ đạt hiệu quả cao nếu Công ty kịp thời ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là phần mềm phân tích chuyên dụng.Trong ngắn hạn, khi áp dụng việc này sẽ tạo cho Công ty một khoản chi phí tương đối nhưng về lâu dài chúng sẽ đem lại lợi ích thiết thực vì đơn giản, tiết kiệm thời gian, nhân sự và đem lại kết quả chính xác. Bên cạnh đó, Công ty nên có chế độ đào tạo cán bộ làm công tác phân tích BCTC. Nâng cao trình độ chuyên môn cho những người làm công tác phân tích là một trong những biện pháp giúp cho công tác phân tích mang lại hiệu quả cao hơn.

4.5. Đóng góp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Phân tích BCTC là một khâu không thể thiếu được trong quá trình quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Phân tích BCTC tại doanh nghiệp tốt sẽ hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên đây không phải là công việc đơn giản. Phân tích BCTC của doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An nói riêng muốn đạt hiệu quả cao nhất, một mặt đòi hỏi hệ thống chỉ tiêu phân tích phải đầy đủ, phản ánh chính xác hoạt động của công ty. Mặt khác nhà phân tích của công ty cần phải có trình độ, am hiểu và nhạy bén, biết lựa chọn chỉ tiêu phân tích phù hợp, biết kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp và có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

Xác định được điều đó, luận văn “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An” đã đi sâu tìm hiểu thêm về công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An nói riêng. Luận văn đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đưa ra khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu đề tài. Từ đó, luận văn có được một số đóng góp sau đây:

- Luận văn đã tóm tắt toàn bộ phần lý thuyết liên quan đến hoạt động phân tích BCTC tại doanh nghiệp để người đọc có cái nhìn khái quát về hoạt động phân tích tại doanh nghiệp, có công cụ để tiến hành phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động doanh nghiệp được toàn diện hơn.

- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An.Từ việc nêu ra được thực trạng đó, luận văn cũng đưa ra được các ưu điểm và các tồn tại hiện nay trong công tác phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An để trả lời cho một trong các câu hỏi nghiên cứu của đề tài.

- Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra được những giải pháp và các kiến nghị cần thiết để hoàn thiện công tác phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An.

KẾT LUẬN

Trước thực trạng nền kinh tế thị trường với sự hội nhập sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, khủng hoảng kinh tế diễn ra phức tạp, lan rộng khắp toàn cầu, và sự bảo hộ của nhà nước đối với doanh nghiệp trong nước ngày càng bị cắt giảm do thực hiện lọ trình cam kết với tổ chức thương mại thế giới WTO, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp trong cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề tài chính của mình. Sự quan tâm ở đây không chỉ nằm ở số vốn bỏ ra mà quan trọng hơn là hiệu quả của số vốn đã đầu tư đem lại. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình cần tiến hành phân tích BCTC vì công tác phân tích phân tích BCTC là công cụ quản lý đắc lực giúp đánh giá toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, dự đoán những biến động và rủi ro trong kinh doanh, đồng thời có những quyết sách kịp thời, phù hợp với thị trường và bản thân mỗi doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ Antừ khi được cổ phần hóa đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc phân tích BCTC vẫn đang là một lĩnh vực còn thiếu và chất lượng phân tích chưa cao. Do vậy việc tổ chức và phát triển công tác phân tích BCTCởCông ty là rất cần thiết, nó giúp Công ty đánh giá đúng thực trạng tài chính cũng như giúp cho các nhà quản lý có những thông tin đáng tin cậy trong việc lựa chọn và đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả nhất.

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận công tác phân tích BCTC của Công ty, đưa ra và đánh giá được thực trạng công tác phân tích BCTC trên, đề tài đã có những đóng góp một số đóng góp nhất định để hoàn thiện công tác phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An.

Trên thực tế, phân tích BCTC là một công việc phức tạp, đòi hỏi người làm công tác phân tích phải có trình độ chuyên môn sâu rộng cùng với kinh nghiệm thực tế dày dặn. Do vậy, những hạn chế trong quá trình thực hiện đề tài cùng với kinh nghiệm thực tế ít ỏi của tác giả dẫn tới luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

1. Bộ tài chính (2007), “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam”.

2. Công ty Cổ phần Thương mại NghệAn (2008), Điều lệ tổ chức và hoạt động.

3. Công ty Cổ phần Thương mại NghệAn (2010), Báo cáo tài chính.

4. Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An (2011), Báo cáo tài chính.

5. Nguyễn Thị Phương Dung (2011),“Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại

Công ty Cổ phần tư vấn công nghệ và kiểm định xây dựng CONICO", Luận văn thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Hoàng Tiến Dũng (2011), “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tập

đoàn Hòa Phát, Luận văn thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân..

7. Cao Thị Hương Giang (2010), “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại

Tổng Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An”,Luận văn thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân..

8. Nguyễn Thùy Nga (2009), “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính

tại Tổng Công ty Thép Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

9. Phạm Hồ Quỳnh Như (2006), “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại

Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Dương Thu Minh (2009), “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

Cổ phần Thương mại TNG”, Luận văn thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân..

11. Nguyễn Năng Phúc (2011), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.

13. Nguyễn Thị Cẩm Tú (2010), “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại

Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn”,Luận văn thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

14. Trương Thị Phương Thảo (2010), “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại

Tổng Công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân..

15. Lê Hiếu Trung (2011), “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

TRANG WEB

1 Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An, http://www.natraco.vn/. 2 http://www.webketoan.vn/

3 http://www.investopedia.com 4 http://www.cophieu68.com/

Phụ lục 1: Phiếu điều tra đối với đối tượng sử dụng bản phân tích báo cáo tài chính

Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An;

Phụ lục 2: Phiếu điều tra đối với đối tượng thực hiện bản phân tích báo cáo tài

chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An.

Phụ lục 3: Bảng cân đối kế toán năm 2010 của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ

An;

Phụ lục 4: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2010 của Công ty Cổ phần Thương mại

Nghệ An;

Phụ lục 5:Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2010 của Công ty Cổ phần Thương mại

Nghệ An;

Phụ lục 6: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty Cổ phần Thương

mại Nghệ An;

Phụ lục 7: Bảng cân đối kế toán năm 2011 của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ

An;

Phụ lục 8: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2011 của Công ty Cổ phần Thương mại

Nghệ An;

Phụ lục 9:Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2011 của Công ty Cổ phần Thương mại

Nghệ An;

Phụ lục 10: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2011 của Công ty Cổ phần Thương

mại Nghệ An;

THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGHỆ AN

(Tất cả các thông tin về cá nhân thực hiện bản điều tra này sẽ được bảo mật)

1. Thưa ông/bà, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang có sự canh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng. Theo ông/bà, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau hiện nay chủ yếu về lĩnh vực nào?

……… ……… ………

2. Do có sự canh tranh gay gắt đó mà yêu cầu quản lý đặc biệt là quản lý tài chính trở nên vô cùng bức thiết, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã và đều sử dụng phân tích BCTC như là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho công tác quản trị. Tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An, công tác này hỗ trợ ở mức nào cho công tác quản trị doanh nghiệp.

……… ……… ………

3. Theo nhu cầu quản trị doanh nghiệp thương mại, công cụ phân tích báo cáo tài chính cần cung cấp những thông tin gì cho nhà quản trị?

……… ……… ………

4. Trong thời gian tới, Công ty có dự định gì để phát triển thêm mảng công tác phân tích báo cáo tài chính cho doanh nghiệp?

……… ……… ………

THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGHỆ AN

(Tất cả các thông tin về cá nhân thực hiện bản điều tra này sẽ được bảo mật)

1. Thưa Ông/bà, hiện nay tại Công ty đã có văn bản nào quy định cụ thể về công tác phân tích báo cáo tài chính chưa?

……… ……… ………

2. Tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An hiện nay có bao nhiêu cán bộ chuyên trách thực hiện công việc phân tích BCTC tại doanh nghiệp?

……… ……… ………

3. Yêu cầu về trình độ học vấn, chuyên môn của cán bộ phụ trách mảng phân tích báo cáo tài chính hiện nay tại công ty là như thế nào?

……… ……… ………

4. Công ty thực hiện phân tích Báo cáo tài chính bằng phương pháp gì? Hệ thống các chỉ tiêu phân tích bao gồm những chỉ tiêu gì? Theo ông/bà việc phân tích hệ thống chỉ tiêu trên đã đầy đủ và giúp đưa ra cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của công ty hay chưa?

……… ……… ………

5. Các kết luận rút ra từ việc phân tích báo cáo tài chính tại Công ty đã giúp ích gì cho việc ra quyết định kinh tế của các nhà quản trị doanh nghiệp?

……… ……… 6. Hiện tại, công ty có thực hiện việc xem xét đến việc thuê chuyên gia tư vấn

về mảng nội dung phân tích báo cáo tài chính không?

7. Theo Ông/bà, trong thời gian tới công ty cần đầu tư thêm cho công tác phân tích BCTC thì nên tập trung vào việc đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại, hay nâng cao chất lượng nhân sự hay cải tiến quy trình phân tích?

……… ……… ………

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGHỆ AN (Trang 105 -105 )

×