Những ưu điểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An (Trang 71)

Công tác phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An hiện nay có một số ưu điểm chính sau đây:

- Số liệu sử dụng trong công tác phân tích tại công ty được lấy trên các BCTClàBảng cân đối kế toán vàBáo cáo kết quả kinh doanh.Các số liệu này được sử dụng trực tiếp từ phần mềm kế toán của công ty nên đảm bảo tính chính xác và cập nhật của số liệu.

- Công ty đã áp dụng tốt phương pháp so sánh trong phân tích để chỉ ra biến động tốt, xấu của các chỉ tiêu và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

- Việc phân tích BCTC của Công ty đã đề cập được một số mặt cơ bản của hoạt động tài chính tại Công ty như:Tổng quan về tình hình tài chính, cơ cấu nguồn vốn, tài sản, tình hình công nợ, khả năng thanh toán, kết quả hoạt động kinh doanh.

- Một số chỉ tiêu đã được công ty phân tích tương đối kỹ như phân tích tình hình công nợ. Chỉ tiêu này được tính dưới góc độ tổng các khoản phải thu, tổng các khoản phải trả cũng như đối với từng khoản phải, từng khoản phải trả. Việc lập bảng phân tích tình hình công nợ đã tạo điều kiện cho người sử dụng dễ dàng nắm bắt được thông tin về tình hình công nợ của công ty.

- Các kết luận đưa ra trong quá trình phân tích BCTC bám sát thực tế và bước đầu giúp các nhà quản trị công ty đưa ra chính sách hợp lý trong điều hành hoạt động công ty.Cụ thể như, thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản, bộ phận phân tích đã chỉ ra TSCĐ là khoản mục có tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản (chiếm 25.29% năm 2010 và giảm xuống 20.63% năm 2011). Do đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu là xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ nên tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản cao là một khó khăn trong việc phát huy hết nguồn lực kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, tỷ trọng tiền và tương đương tiền trong tổng tài sản tương đối

thấp (dưới 5%). Do đó, bộ phận phân tích đã đề xuất ban quản trị công ty tiến hành rà soát, xắp xếp, phân loại và bán một trong các TSCĐ không phát huy được hiệu quả. Năm 2011, ban quản trị Công ty đã quyết định bán Xí nghiệp lắp ráp xe máy (gồm quyền thuê đất, nhà xưởng máy móc thiết bị của Xí nghiệp lắp ráp xe máy Thương mại) là một đơn vị nhiều năm kinh doanh thua lỗđể giảm tối thiểu lỗ trong kinh doanh của đơn vị trực thuộc, giảm bớt tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản và tăng vốn lưu động.

4.1.2.Những tồn tại và nguyên nhân

- Tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm đạt được nêu trên, công tác phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An còn có những tồn tại như sau:

Về hệ thống thông tin phục vụ công tác phân tích báo cáo tài chính

Hệ thống thông tin tài chính kế toán của Công ty hiện tại được thực hiện chủ yếu tập trung vào yêu cầu cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, nguồn thông tin phục vụ cho công tác quản trị tài chính chưa được chú trọng.

Độ tin cậy của cơ sở dữ liệu phân tích BCTC Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ Anchưa cao vì từ khi được cổ phần hóa đến nay hệ thống BCTC của Công ty chưa được kiểm toán.

Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích còn thiếu thông tin về tình hình tài chính của các đơn vị khác trong cùng ngành cũng như các số liệu trung bình của ngành thương mại.

Về đội ngũ nhân sự thực hiện công tác phân tích báo cáo tài chính

Nhân sự luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bất cứ một công việc nào.Chính vì vậy, để công tác phân tích BCTC đưa lại kết quả tốt, công ty cần chú trọng đến yếu tố này. Tuy nhiên, tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An đội ngũ cán bộ làm công tác phân tích BCTC của Công ty còn ít về số lượng (02 người), chưa được đào tạo bài bản về kỹ thuật phân tích. Bên cạnh đó, do Công ty chưa thành lập bộ phân phân tích riêng và đang giao cho phòng Kế toán Văn phòng Công ty đảm nhiệm nên cán bộ thực hiện công việc này đang phải kiêm nhiệm, dẫn đến không thể tránh khỏi những thiếu sót trong phân tích.

Về nội dung phân tích

Công ty chỉ mới thực hiện công việc phân tích BCTC thông qua một số nhóm chỉ tiêu cơ bản như nhóm chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình tài chính, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán, nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh.

Số lượng các chỉ tiêu phân tích còn ít vàtrong mỗi chỉ tiêu chưa phân tích đầy đủ các khía cạnh. Ví dụ: Khi phân tích cấu trúc tại chính, công ty chỉ mới dừng lại ở việc phân tích về quy mô, cơ cấu của tài sản, nguồn vốn mà chưa đề cập đến mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

Một số chỉ tiêu chỉ được tính toán đơn thuần mà chưa được so sánh với kỳ trước (định gốc hoặc liên hoàn) để thấy được mức độ biến động của từng chỉ tiêu. Cụ thể: Khi phân tích hiệu quả kinh doanh năm 2011 thông qua các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE, công ty chỉ dừng lại ở việc tính toán các con số rồi đưa ra nhận xét mà không thực hiện so sánh các chỉ tiêu này với kỳ gốc để thấy được mức độ tăng giảm của từng chỉ tiêu dẫn đến nhận xét đưa ra của bộ phận phân tích công ty còn mang tính chủ quan, độ chính xác chưa cao.

Một số chỉ tiêu được phân tích tương đối kỹ như cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ trọng của từng bộ phận, tình hình công nợ, khả năng thanh toán.Tuy nhiên, các chỉ tiêu này chỉ được so sánh với năm trước đó nên chưa đánh giá hết cốt lõi vấn đề, chưa lý giải kỹ được nguyên nhân của sự tăng hay giảm của mỗi chỉ tiêu. Do đó nó mới chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn, còn về lâu dài để có những nhận định vững vàng công ty cần so sánh ít nhất 03 năm liền kề nhau.

Chính vì vậy, thông tin từ phân tích BCTC của công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An chưa thực sự có chất lượng cho nhà quản trị điều hành hoạt động của công ty cũng như các nhà đầu tư.

Về phạm vi phân tích

Việc phân tích BCTC trong Công ty chỉ mới dừng lại ở phân tích các chỉ tiêu từ hai báo cáo là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy mà thông tin phân tích BCTC sẽ không đầy đủ. Ngoài hai loại báo cáo trên công ty nên tiến hành phân tích các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.

Về phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích được công ty sử dụng là phương pháp so sánh với 02 hình thức so sánh ngang và so sánh dọc dưới dạng số tuyệt đối và số tương đối.Phương pháp này cho phép đánh giá được những mặt cơ bản nhất của hoạt động tài chính khi người phân tích đảm bảo được các điều kiện so sánh và gốc so sánh. Tuy nhiên, công ty chỉ mới so sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm nay và năm trước, như vậy khi rút ra kết luận về tình hình tài chính sẽ có phần mang tính chủ quan, hơn nữa khi so sánh các chỉ tiêu công ty không tiến hành so sánh so

sánh với các chỉ tiêu bình quân của ngành để có cơ sở vững chắc hơn khi đánh giá về tình hình tài chính của công ty, nhưng đây cũng là nguyên nhân mang tính khách quan vì ở Việt Nam hiện nay số liệu về chỉ tiêu bình quân của ngành chưa tập hợp được. Mặt khác công ty chưa áp dụng các phương pháp khác như phương pháp loại trừ, phương pháp Dupont,… vào phân tích. Do đó, các chỉ tiêu như ROS, ROA, ROE được tính hết sức đơn giản và rời rạc, chưa thể hiện được sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động chung của các chỉ tiêu cần phân tích, cũng như chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này với nhau. Điều này đã hạn chế đến việc cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định.

Về tổ chức phân tích

Những năm gần đây công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An đã bắt đầu triển khai phân tích BCTC, tuy nhiên công tác phân tích BCTC chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tại, công ty vẫn chưa có bộ phân phân tích BCTC riêng mà đang giao cho phòng Kế toán công ty đảm nhiệm. Bên cạnh đó, công tác phân tích BCTC vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa thấy được tầm quan trọng của việc phân tích, thể hiện rõ qua các bước của quá trình phân tích tại công ty đang thực hiện như sau:

+ Về công tác chuẩn bị phân tích: Trong bước này người phân tích cần lập kế hoạch phân tích, tức là xác định trước nội dung, phạm vi, thời gian và cách thức phân tích. Tại công ty, công tác lập kế hoạch trong khâu chuẩn bị gần như là không có, hay nếu có thì cũng rất sơ sài, qua loa, chủ yếu trên cơ sở các năm trước làm như thế nào thì năm nay tiếp tục thực hiện như thế.Công tác phân tích thường được thực hiện sau khi đã hoàn thành BCTC.

+ Giai đoạn tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch, thực chất đây là sự kết hợp hài hòa giữa con người, phương pháp phân tích, tài liệu sử dụng để đạt được các thông tin theo mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, do công tác phân tích chưa được chú trọng, bước lập kế hoạch cũng sơ sài nên bước tiến hành tại công ty chỉ đơn giản là người phân tích, một kế toán viên kiêm nhiệm, căn cứ vào các số liệu trên BCTC để tính toán ra các chỉ tiêu cần thiết và căn cứ vào các số liệu trên BCTC để tính toán ra các chỉ tiêu cần thiết và căn cứ vào kết quả tính toán đưa ra những nhận xét cơ bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giai đoạn hoàn thành công việc phân tích: Đây là giai đoạn sau cùng của việc phân tích báo gồm viết báo cáo phân tích và tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ phân tích. Báo cáo phân tích là bảng tổng hợp những đánh giá cơ bản cũng những tài liệu chọn lọc để minh họa cho những kết luận rút ra từ quá trình phân tích, đồng thời

thông qua báo cáo phải nêu rõ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp khả thi về những vấn đề phân tích. Tuy nhiên, tại công ty, công tác phân tích chỉ mới dừng lại ở việc tính toán, nhận xét các chỉ tiêu một cách đơn giản, chưa có cái nhìn sâu sắc về thực trạng tài chính.Các thông tin từ việc phân tích này chủ yếu cung cấp cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc để đánh giá và tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm.

Tóm lại, công tác phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An mặc dù đã được tiến hành và đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, hiệu quả của việc phân tích chưa cao, chưa phát huy hết sự hữu ích của công cụ phân tích BCTC trong điều hành hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị tại công ty.

- Nguyên nhân

+ Ban quản trị Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An đã có sự quan tâm đến công tác phân tích BCTC nhưng chưa thật sự đầy đủ. Ban quản trị mới chỉ coi phân tích BCTC là hoạt động phụ trợ, là một thao tác nhỏ của người quản lý trong quá trình thực hiện công tác quản trị doanh nghiệp chứ chưa đặt ra yêu cầu cụ thể cho phòng Kế toán về sắp xếp, tổ chức công tác này. Chính vì vậy, công tác phân tích BCTC đang mang tính hình thức và chưa thể hiện hết vai trò đối với công tác quản lý doanh nghiệp.

+ Công ty đang thiếu một quy trình phân tích BCTC rõ ràng, rành mạch. Xuất phát từ việc đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của phân tích BCTC, công tác phân tích BCTC tại công ty đang được thực hiện khá sơ sài, thiếu đồng bộ và được kiêm nhiệm tại phòng Kế toán công ty. Đồng thời, những người trực tiếp thực hiện công tác phân tích BCTC tại phòng Kế toán chưa được đào tạo bài bản về công tác này, do đó chưa đủ trình độ chuyên môn để đưa ra những phân tích sâu sắc, có giá trị ứng dụng cao. Bên cạnh đó, hiện nay, chưa có một văn bản hướng dẫn nào của cơ quan cấp trên về công tác phân tích BCTC để công ty thực hiện theo.

+ Thiếu thông tin về tình hình tài chính của các đơn vị khác trong cùng ngành cũng như các số liệu trung bình của ngành Thương mại.Bên cạnh đó,công ty quy mô lớn và hoạt động đa ngành nghề nên rất khó để xây dựng và ứng dụng hệ thống tỷ số bình quân ngành có ý nghĩa tại công ty.

+ Hạn chế trong phân tích BCTC của công ty còn do sự thiếu hoàn thiện, thống nhất và thường xuyên thay đổi trong các quy định của Nhà nước về chế độ kế toán, tài chính, thuế,... qua các giai đoạn. Điều này làm ảnh hưởng đến số liệu sử

dụng khi phân tích, làm cho công việc tổng hợp và lập kế hoạch tài chính gặp nhiều khó khăn.

+ Ngoài ra, hiện nay chưa có một văn bản mang tính chất pháp lý nào yêu cầu các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích BCTC. Bộ Tài chính mới chỉ quan tâm đến một số chỉ tiêu tài chính cơ bản, chủ yếu phục vụ công tác quản lý nhà nước do đó chưa bắt buộc được các công ty phải thực hiện công tác phân tích BCTC. Chỉ có doanh nghiệp nào thấy rõ tầm quan trọng của phân tích BCTC thì mới tiền hành còn một số doanh nghiệp khác chủ yếu thực hiện phân tích theo kiểu tự phát.

4.2.Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An

4.2.1.Yêu cầu về hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính

Để việc hoàn thiện phân tích BCTC đạt được hiệu quả thì Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Coi trọng công tác phân tích BCTC của công ty và xem đây như điều kiện khách quan trong quá trình quản lý, điều hành.

- Phương pháp phân tích và kỹ thuật tính toán các chỉ tiêu cần đảm bảo thống nhất, lựa chọn các chỉ tiêu mang tính cơ bản, đặc trưng cho hoạt động của công ty trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ,... Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính có thể so sánh được và đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty qua các thời kỳ.

- Hệ thống chỉ tiêu phân tích phải được dựa trên nguồn số liệu của báo cáo kế toán nói chung và báo cáo tài chính nói riêng. Tên gọi của các chỉ tiêu phải được thể hiện bằng ngôn ngữ đơn giản nhưng rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với thuật ngữ chuyên ngành theo quy định hiện hành. Việc tính toán các chỉ tiêu phải dựa trên những công thức tính toán đơn giản, dễ ứng dụng. Hệ thống chỉ tiêu phân tích BCTC phải đáp ứng được yêu cầu đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động của công ty trong một thời kỳ kinh doanh nhất định.

4.2.2.Nguyên tắc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính

Để công tác phân tích đạt được hiệu quả, thông tin của phân tích BCTC có giá trị hữu ích đối với người sử dụng thì công tác phân tích BCTC tại công ty cần tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Hệ thống chỉ tiêu phân tích BCTC phải phản ánh được đúng thực trạng tài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An (Trang 71)