Qua nghiên cứu thực trạng phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An, nhận thấy công ty đã đưa ra phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thực trạng tài chính của công ty, tác giả xin được bổ sung và hoàn thiện thêm một số chỉ tiêu phân tích như sau:
4.3.2.1.Bổ sung các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.Như vậy, phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp bao gồm việc phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Tuy nhiên, tại công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An việc phân tích cấu trúc tài chính chỉ mới dừng lại ở việc phân tích cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản mà chưa làm nổi bật được mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản, do vậy các nhà quản trị khó có thể đưa ra những kết luận chính xác. Do đó công ty nên đưa vào phân tích thêm các chỉ tiêu để phản ánh mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn như: Hệ số nợ so với VCSH, Hệ số nợ so với tài sản, hệ số tài sản so với VCSH.
Căn cứ số liệu trên Bảng cân đối kế toán năm 2010, năm 2011 của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An ta lập bảng phân tích các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nêu trên như sau: (Bảng 4.1)
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính
Chỉ tiêu Công thức tính Năm
2010 Năm 2011 Chênh lệch +/- % 1. Hệ số nợ so
với VCSH Vốn chủ sở hữuNợ phải trả
2.29 1.70 (0.59) 74.23 2. Hệ số nợ so với tài sản Nợ phải trả Tổng tài sản 0.69 0.63 (0.06) 91.3 3. Hệ số tài sản
so với VCSH Vốn chủ sở hữuTổng tài sản
3.29 2.7 (0.59) 82.07
(Số liệu được tính toán từ Bảng cân đối kế toán năm 2010, 2011 của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An – Phụ lục3, 7)
Qua bảng 4.1, ta thấy:
+ Hệ số nợ so với VCSH năm 2011 là 1.7, giảm 0.59 và bằng 74.23% so với năm 2010.
Hệ số nợ so với VCSH cho biết mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ số này càng cao thì lại càng không tốt. Năm 2010, hệ số này của công ty là 2.29 cho biết cứ 01 đồng tài sản tài trợ bằng VCSH thì tương ứng công ty cần 2.29 đồng tài trợ bằng nợ phải trả. Việc giảm hệ số nợ so với VCSH của công ty trong năm 2011 cho thấy công ty đang cố gắng để giảm nợ phải trả, nhằm tăng khả năng độc lập về mặt tài chính.
+ Hệ số nợ so với tài sản năm 2011 là 0.63, giảm 0.06 và bằng 91.3% so với năm 2010.
Hệ số này cho biết mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ.Việc giảm trị số của hệ số này trong năm 2011 là dấu hiệu tốt, cho biết mức độ độc lập về tài chính của công ty có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, công ty cần cố gắng giảm tỷ lệ này hơn nữa để đảm bảo sự an toàn cho tình hình tài chính công ty.
+ Hệ số tài sản so với VCSH năm 2011 của công ty là 2.7 giảm 0.59 và bằng 82.07% so với năm 2010.
Hệ số này cho biết mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng VCSH.Trị số của chỉ tiêu này qua các năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty đang sử dụng cả VCSH và nợ phải trả để tài trợ tài sản.Như vậy, mức độ độc lập tài chính của công ty chưa cao.Tuy nhiên, hệ số này trong năm 2011 đang có xu hướng giảm cho thấy mức độ đảm bảo tài chính của công ty có dấu hiệu tăng.Tuy nhiên, để công ty thực sự tăng cường được tính tự chủ về mặt tài chính thì các nhà quản trị công ty cần tìm biện pháp hữu hiệu để giảm tối đa tỷ lệ nợ phải trả trên VCSH.
Như vậy, qua phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của công ty cho thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của công ty chứng tỏ tình hình tài chính của công ty chưa thực sự tốt, mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty chưa cao, còn phụ thuộc vào các khoản nợ mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm qua các năm cho thấy tình hình đảm bảo tài chính và độc lập tài chính của công ty đang được cải thiện, nâng cao dần.
4.3.2.2.Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
- Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của công ty hay chính
là phân tích cân bằng tài chính của công ty. Phân tích cân bằng tài chính sẽ cho nhà quản lý biết được sự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như những nhân tố có thể ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Đây cũng là một bước quan trọng trong phân tích BCTC nhưng trên thực tế Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An chưa tiến hành phân tích.
Áp dụng công thức 2.10 về cân bằng tài chính của doanh nghiệp dưới góc độ luân chuyển vốn và góc độ ổn định nguồn tài trợ:
Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn tài trợthường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời
Ta lập bảng phân tích về cân bằng tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An năm 2010, năm 2011 như sau: (Bảng 4.2, bảng 4.3)
Bảng 4.2: Nguồn tài trợ của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An năm 2010
Đơn vị tính: Đồng Tổng số tài sản 203,373,260,232 Tài sản dài hạn 61,138,681,481
- Phải thu dài hạn: 0 - Tài sản cố định: 51,440,026,779 - Bất động sản đầu tư: 0 - Đầu tư tài chính
dài hạn: 8,400,000,000 - Tài sản dài hạn khác: 1,298,654,702 - Nguồn Vốn chủ sở hữu:61,779,185,752 Nguồn tài trợ thường xuyên 61,785,185,752 Tổng số nguồn tài trợ 203,373,260,232 - Vay dài hạn: 6,000,000 Tài sản ngắn hạn 142,234,578,751 - Tiền và tương đương tiền: 9,296,523,290 - Đầu tư tài chính
ngắn hạn: 0 - Phải thu ngắn hạn: 82,300,952,916 - Hàng tồn kho: 40,045,201,950 - Tài sản ngắn hạn khác: 10,591,900,595 - Phải trả người bán: 6,624,455,813 - Nợ phải trả ngắn hạn: 91,486,172,955 - Người mua trả tiền trước: 19,150,443,733 - Thuế và các khoản phải nộp: 9,186,939,658 - Chiếm dụng ngắn hạn khác: 12,508,992,001 Nguồn tài trợ tạm thời (nợ ngắn hạn) 141,588,074,480
(Số liệu được tính toán từ Bảng cân đối kế toán năm 2010 của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An – Phụ lục 3)
Bảng 4.3: Nguồn tài trợ của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Tổng số tài sản 184,347,820,732 Tài sản dài hạn 47,860,994,329
- Phải thu dài hạn: 0
- Tài sản cố định: 38,037,037,944
- BĐS đầu tư: 0
- Đầu tư tài chính dài hạn: 8,400,000,000 - Tài sản dài hạn khác: 1,423,956,385 - Nguồn vốn chủ sở hữu:68,168,526,879 Nguồn tài trợ thường xuyên 68,174,526,879 Tổng số nguồn tài trợ 184,347,820,732 - Vay dài hạn: 6,000,000 Tài sản ngắn hạn 136,486,826,403
- Tiền và tương đương tiền: 5,725,641,678 - Đầu tư tài chính ngắn hạn:
0 - Phải thu ngắn hạn 112,493,262,572 - Hàng tồn kho: 11,946,125,371 - Tài sản ngắn hạn khác: 6,321,796,782 - Phải trả người bán: 8,235,202,567 - Nợ phải trả ngắn hạn: 50,338,677,190 - Người mua trả tiền trước:
26,733,934,701 - Thuế và các khoản phải nộp:
16,457,715,464 - Chiếm dụng ngắn hạn khác 14,407,763,931 Nguồn tài trợ tạm thời (nợ ngắn hạn) 116,173,293,853
Qua 02 bảng trên ta thấy: nguồn tài trợ tạm thời (cũng chính là số nợ ngắn hạn) của các năm đều nhỏ hơn TSNH hay TSDH nhỏ hơn nguồn tài trợ thường xuyên, do đó vốn hoạt động thuần của công ty hai năm 2010, năm 2011 đều lớn hơn 0.
Áp dụng công thức2.12, 2.13:
Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Hay:
Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn
Từ bảng 4.2, bảng 4.3 ta phân tích chỉ tiêu vốn hoạt động thuần của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An như sau: (Bảng 4.4)
Bảng 4.4: Phân tích chỉ tiêu vốn hoạt động thuần
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 so với
năm 2010 Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) 1. Tài sản dài hạn 61,138,681,481 47,860,994,329 (13,277,687,152) 78.28 2. Tài sản ngắn hạn 142,234,578,751 136,486,826,403 (5,747,752,348) 95.96 3. Nguồn tài trợ thường xuyên 61,785,185,752 68,174,526,879 6,389,341,127 110.34 4. Nguồn tài trợ tạm thời 141,588,074,480 116,173,293,853 (25,414,780,627) 82.05 5. Vốn hoạt động thuần 646,504,271 20,313,532,550 19,667,028,279 3142.06
(Số liệu được tính toán từ Bảng cân đối kế toán năm 2010, năm 2011 của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An – Phụ lục 3, 7)
Vốn hoạt động thuần của công ty năm 2010 là 646,504,271 đồng, năm 2011 là 20,313,532,550 đồng. Như vậy vốn hoạt động thuần của công ty trong 02 năm đều dương và năm sau tăng mạnh so với năm trước, cụ thể năm 2011, vốn hoạt động thuần của công ty tăng 19,667,028,279 đồng, tương ưng tăng3142.06% so với năm 2010. Điều này cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên của công ty không những được dùng để trang trải cho TSDH mà còn dùng một phần tài trợ cho TSNH. Cân bằng tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An trong trường hợp này được coi là “cân bằng tốt” an toàn và bền vững vì công ty có 01 lượng vốn hoạt động thuần cần thiết để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dữ trự HTK. Lượng vốn hoạt động thuần năm 2011 tăng lên so với năm 2010 cho thấy khả năng thanh
toán của công ty tăng so với năm 2010.
Vốn hoạt động thuần lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty cao. Công ty nên xem xét sự biến động của từng loại tài sản, từng nguồn tài trợ cũng như vốn hoạt động thuần trong vài năm liên tục để có căn cứ đánh giá tính ổn định và bền vững của cân bằng tài chính.
- Ngoài ra, công ty có thể sử dụng thêm các chỉ tiêu về cân bằng tài chính như hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời, hệ số VCSH so với TSDH và hệ số giữa TSNH so với nợ ngắn hạn để có nhận xét chính xác và toàn diện hơn về tình hình tài chính. Cụ thể: (Bảng 4.5).
Bảng 4.5: Phân tích các chỉ tiêu về cân bằng tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An
Chỉ tiêu Công thức tính Năm
2010 Năm 2011 Chênh lệch +/- % 1. Hệ số tài trợ
thường xuyên Nguồn tài trợ thường xuyên
Tổng nguồn vốn 0.30 0.37 0.07 1.23 2. Hệ số tài trợ
tạm thời Nguồn tài trợ tạm thời Tổng nguồn vốn
0.70 0.63 (0.07) 0.9
3. Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên
Vốn chủ sở hữu
Nguồn tài trợ thường xuyên 0.99 0.99 0 1
4. Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với TSDH
Nguồn tài trợ thường xuyên
Tài sản dài hạn 1.01 1.42 0.41 1.4 5. Hệ số giữaTSNH vớinợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn 1.00 1.17 0.17 1.17
(Số liệu được tính toán từ Bảng cân đối kế toán năm 2010, năm 2011 của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An – Phụ lục 3, 7)
Qua bảng 4.5 ta thấy:
1.23% so với năm 2010.
Hệ số tài trợ thường xuyên cho biết so với tổng nguồn vốn của công ty thì nguồn vốn thường xuyên chiếm mấy phần. Theo phân tích tại bảng 3.2 và bảng 4.5 thì nguồn vốn thường xuyên năm 2011 tăng 10.34% và tổng nguồn vốn năm 2011 giảm 9.35% so với năm 2010. Như vậy, hệ số tài trợ thường xuyên tăng do tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên trong tổng nguồn vốn tăng. Đi sâu vào phân tích cơ cấu nguồn vốn thường xuyên ta nhận thấy nguồn vốn thường xuyên tăng do nguồn VCSH tăng, điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty năm 2011 tốt hơn năm 2010.
+ Hệ số tài trợ thường xuyên của công ty tăng lên đồng nghĩa với hệ số tài trợ tạm thời của công ty giảm xuống. Năm 2010, hệ số tài trợ tạm thời của công ty là 0.70%, năm 2011 giảm xuống 0.63%.
Như vậy, tính ổn định và cân bằng tài chính của công ty cao hơn năm 2010 nhưng tình hình tài chính của công ty vẫn phụ thuộc vào các khoản chiếm dụng trong ngắn hạn từ bên ngoài.
+ Hệ số VCSH so với nguồn tài trợ thường xuyên năm 2011 và năm 2010 bằng nhau và xấp xỉ bằng 1.
Hệ số VCSH so với nguồn tài trợ thường xuyên cho biết trong tổng nguồn tài trợ thường xuyên, VCSH chiếm mấy phần.Như vậy, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn tài trợ thường xuyên qua các năm của công ty là rất lơn, chứng tỏ công ty đã sử dụng lượng lớn vốn chủ sở hữu để đầu tư vào TSDH.
+ Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với TSDH và hệ số giữa tài sản ngăn hạn so với nợ ngắn hạn 02 năm đều cao (lớn hơn 1) và năm 2011 tăng so với năm 2010. Điều này cho thấy sự ổn định và bền vững trong cân bằng tài chính của công ty.
Như vậy, trong hoạt động của mình, công ty đã rất chú ý đến sự cân bằng tài chính. Điều này là tốt vì sự vững vàng trong cân bằng tài chính sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của công ty ổn định, không phải đối mặt với các khó khăn trong thanh toán. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công ty cũng cần phải chú ý duy trì tỷ trọng VCSH trong nguồn tài trợ thường xuyên, tỷ trọng nguồn tài trợ thường xuyên trong tổng nguồn vốn phù hợp để tránh lãng phí trong việc sử dụng vốn.
4.3.2.3.Bổ sung các chỉ tiêu về phân tích khả năng thanh toán
Trong hoạt động kinh doanh không thể tránh được tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau. Vì vậy, để đánh giá mức độ chiếm dụng vốn, khi phân tích khả năng thanh toán, công ty nên tiến hành phân tích thêm các chỉ tiêu: hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả.
Hệ số các khoản phải thu phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, có công thức:
Hệ số các khoản
phải thu = Các khoản phải thuTổng tài sản (4.1) Hệ số các khoản phải trả phản ánh mức độ chiếm dụng vốn bên ngoài của doanh nghiệp, có công thức:
Hệ số các khoản
phải trả =
Các khoản phải trả
(4.2) Tổng tài sản
Căn cứ số liệu trên BCTC của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An, ta lập bảng phân tích như sau: (Bảng 4.6).
Bảng 4.6: Bảng phân tích tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Năm 2011 so với năm 2010
+/- Tỷ lệ
(%)
1. Các khoản phải thu 82,300,952,916 112,493,262,572 30,192,309,656 136.69 2. Các khoản phải trả 141,594,074,480 116,179,293,853 -25,414,780,627 82.05 3. Tổng tài sản 203,373,260,232 184,347,820,732 -19,025,439,500 90.65 4. Hệ số các khoản phải thu 0.40 0.61 0.21 152.5 5. Hệ số các khoản phải trả 0.69 0.63 -0.33 91.3
(Số liệu được tính toán từ Bảng cân đối kế toán năm 2010, năm 2011 của Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An – Phụ lục 3, 7)
Qua bảng phân tích trên, ta thấy trong năm 2011, hệ số các khoản phải thu của công ty tăng so với năm 2010, hệ số các khoản phải trả của công ty giảm so với năm 2010.Như vậy, năm 2011, mức độ bị chiếm dụng vốn của công ty có xu hướng gia tăng, bằng 152.5% so với năm 2010 và mức độ chiếm dụng vốn bên ngoài của công ty giảm, bằng 91.3% so với năm 2010.
Như vậy, công ty cần có biện pháp giảm vốn chiếm dụng thông qua việc đòi nợ khách hàng, xử lý nợ nội bộ,... để tăng vốn trong hoạt động kinh doanh.
4.3.2.4.Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh
Bên cạnh việc phân tích kết quả kinh doanh năm 2011, Công ty còn tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu: sức sinh lời của doanh