Phân tích rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An (Trang 33)

Khi hoạt động, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đương đầu với các rủi ro. Rủi ro kinh doanh là sự rủi ro của các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp chưa xem xét ảnh hưởng của các khoản nợ vay. Rủi ro tài chính là phần rủi ro của chủ sở hữu phải gánh chịu ngoài phần rủi ro kinh doanh cơ bản do doanh nghiệp sử dụng vốn từ các khoản vay nợ. Do vậy, khi xem xét rủi ro tài chính thường phải xem xét gián tiếp qua cơ cấu nợ và người ta thường sử dụng số liệu trên Bảng cân

Tỷ suất chi trả lãi

cổ phần =

Cổ tức của cổ phiếu

(2.34) Thu nhập của cổ phiếu

đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tính toán các chỉ tiêu sau: - Hệ số khả năng thanh toán ngay: Công thức (2.21)

Nếu hệ số này ≥ 1 thì doanh nghiệp có thể bảo đảm khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn.Còn nếu hệ số này < 1 thì doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh nợ đến hạn và có thể gặp rủi ro là bị phá sản.

- Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay: Chỉ tiêu này đo lường khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp. Nếu hệ số này < 1: doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ, lợi nhuận thu được không đủ chi trả lãi vay. Nếu hệ số này = 1: lợi nhuận thu được vừa đủ chi trả lãi vay, không đủ để nộp ngân sách và chia cho các cổ đông. Hệ số này > 1: doanh nghiệp kinh doanh có lãi, lợi nhuận thu được đủ bù đắp lãi vay, nộp thuế và chia cho cổ đông.

Hệ số khả năng thanh

toán lãi tiền vay

= Lợi nhuận trước thuế TNDN và chi phí lãi vay (2.37) Chi phí lãi vay

[11, tr193]

2.3.Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một phương pháp sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích, nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong phân tích Báo cáo tài chính. Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc kỳ là kỳ kế hoạch, hoặc là kỳ kinh doanh trước. Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo thỏa mãn các điều kiện so sánh như: đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu, đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu, đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu, đồng thời cũng phải cùng phương hướng kinh doanh, điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Nội dung so sánh, bao gồm:

-So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước (định gốc hoặc liên hoàn) nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, qua đó đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi

của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

-So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kế hoạch, số dự toán, định mức để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch đã đặt ra.

-So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá được tình hình của doanh nghiệp tốt, bình thường hay yếu kém.

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng. Nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích nào của doanh nghiệp. Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng ba hình thức:

+ So sánh theo chiều ngang trên các BCTC của doanh nghiệp nhằm so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tương đối và số tuyệt đối trên từng chỉ tiêu, trên từng BCTC.

+ So sánh theo chiều dọc trên các BCTC của doanh nghiệp là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC, giữa các BCTC của doanh nghiệp.

+ So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên BCTC được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng, kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

2.3.2. Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ là một phương pháp nhằm xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Trên thực tế, phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai dạng: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.

- Phương pháp số chênh lệch[11, tr32-tr35]

Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Bởi vậy, trước hết phải biết được số lượng các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức lượng hóa sự ảnh hưởng của nhân tố đó. Tiếp đó, phải sắp xếp và trình tự xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần tuân theo quy luật lượng biến dẫn đến chất biến. Nghĩa là nhân tố

số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau.Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng và nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau. Trình tự xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cũng được thực hiện theo quy tắc trên. Có thể khái quát mô hình chung phương pháp số chênh lệch nhằm xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích như sau:

Nếu gọi chỉ tiêu X cần phân tích, X phụ thuộc vào 03 nhân tố ảnh hưởng và được sắp xếp theo thứ tự a, b, c.

Trường hợp 1: Các nhân tố này có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích X. Như vậy, chỉ tiêu X được xác định cụ thể nhưu sau: X = a.b.c

Nếu quy ước kỳ kế hoạch là k, kỳ thực hiện được ký hiệu bằng số 1. Từ quy ước này, chỉ tiêu X kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện lần lượt được xác định:

X1 = al .bl .cl và Xk = ak .bk. ck

Đối tượng cụ thể của phân tích được xác định: * Số tuyệt đối ∆X = X1– Xk

* Số tương đối X = 1

k

X

X . 100

∆X là số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch. Bằng phương pháp số chênh lệch, có thể xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố a, b, c đến chỉ tiêu phân tích X như sau:

* Do ảnh hưởng của nhân tố a: ∆Xa = (al - a k) .bk .ck

* Do ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Xb = (bl - b k) .a1 .ck

* Do ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Xc = (cl - c k) .a1.bl

Cuối cùng là tổng hợp, phân tích và kiến nghị: ∆X = ∆Xa + ∆Xb + ∆Xc

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, cần rút ra những kết luận và kiến nghị những giải pháp xác thực, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của chỉ tiêu phân tích.

Trường hợp 2: Các chỉ tiêu a, b, c có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng kết hợp cả tích số và thương số. Chỉ tiêu phân tích X có thể được xác định cụ thể như sau: X= a bc . 100 Kỳ kế hoạch là Xk = k k a b .ck

Kỳ thực hiện là X1 = 1 1

a b . c1

Đối tượng phân tích

* Số tuyệt đối ∆X = Xl– Xk = 1 1 a b .c1 - k k a b .ck * Số tương đối ∆ k X X . 100

Các nhân tố ảnh hưởng được xác định như sau: * Do ảnh hưởng của nhân tố a: ∆Xa = (al - a k). k

k

c b

* Do ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Xb = 1 1

b – 1

k

b (a l .ck) * Do ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Xc = (cl - c k) .(cl- c k) . 1

1

a b

Cuối cùng là tổng hợp, phân tích và kiến nghị: ∆X = ∆Xa + ∆Xb + ∆Xc

- Phương pháp thay thế liên hoàn: [11, tr37-tr38]

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nhất định. Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Còn các chỉ tiêu chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ kế hoạch, hoặc kỳ kinh doanh trước (kỳ gốc). Chênh lệch giữa kết quả thay thế nhân tố lần sau với kết quả thay thế lần trước chính là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu. Đối với chỉ tiêu phân tích có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố phải thay thế và cuối cùng tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố bằng một phép cộng đại số. Như vậy, có thể khái quát trình tự chung phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích qua các bước sau:

+Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;

+Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, các nhân tố này đòi hỏi phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số;

+Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng;

+Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên cứu một cách lần lượt. Sau mỗi lần thay thế, xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng bằng cách lấy kết quả

thay thế lần sau trừ kết quả thay thế lần trước.

+Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. Qua đó, đưa ra nhận xét, kết luận, đánh giá sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu cũng như ảnh hưởng của các nhân tố.

Phương pháp thay thế liên hoàn được khái quát ở mô hình sau đây:

Trường hợp 1: Các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích X được biểu hiện dưới dạng tích số. Có thể khái quát như sau:

Đối tượng phân tích:

* Số tuyệt đối ∆X = Xl– Xk

* Số tương đối X= a

b . c . 100

Các nhân tố ảnh hưởng:

* Do ảnh hưởng của nhân tố a: ∆Xa = al bkck - a k bk ck

* Do ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Xb = al bl ck - a l bkck

* Do ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Xc = al bl cl - a l bl ck

Cuối cùng là tổng hợp, phân tích và kiến nghị.

Trên cơ sở phân tích sự ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, cần kiến nghị những giải pháp xác thực, nhằm không ngừng nâng cao kết quả hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.

Trường hợp 2: Các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ kết hợp dưới dạng tích số và thương số với chỉ tiêu phân tích X. Có thể khái quát như sau:

Đối tượng phân tích

* Số tuyệt đối ∆X = Xl– Xk * Số tương đối X =∆ k X X . 100 Các nhân tố ảnh hưởng:

* Do ảnh hưởng của nhân tố a: ∆Xa = al bkck - a k bk ck

* Do ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Xb = al bl ck - a l bkck

* Do ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Xc = al bl cl - a l bl ck

Cuối cùng là tổng hợp, phân tích và kiến nghị.

Nếu trong trường hợp từng nhân tố lại bao gồm nhiều yếu tố thì sẽ dùng dấu ∑ ở trước tích số hoặc tích số kết hợp với thương số đã được trình bày trên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w