Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An (Trang 58)

Tình hình công nợ và khả năng thanh toán phản ánh rất rõ chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Vì vậy, qua phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty, các nhà quản trị có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính của công ty.

Bảng 3.2: Phân tích cơ cấu tài sản của công ty

TT Tài sản

số

Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm 2011 với năm

2010 Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 142,234,578,751 69.94 136,486,826,403 74.04 -5,747,752,348 95.96

I Tiền và các khoản tương đương

tiền 110 9,296,523,290 4.57 5,725,641,678 3.11 -3,570,881,612 61.59 II Các khoản phải thu ngắn hạn 130 82,300,952,916 40.47 112,493,262,572 61.02 30,192,309,656 136.69 III Hàng tồn kho 140 40,045,201,950 19.69 11,946,125,371 6.48 -28,099,076,579 29.83 IV Tài sản ngắn hạn khác 150 10,591,900,595 5.21 6,321,796,782 0.03 -4,270,103,813 0.60

B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 61,138,681,481 30.06 47,860,994,329 25.96 -13,277,687,152 78.28

I Tài sản cố định 220 51,440,026,779 25.29 38,037,037,944 20.63 -13,402,988,835 73.94 II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 8,400,000,000 4.13 8,400,000,000 4.56 0 100.00 III Tài sản dài hạn khác 260 1,298,654,702 0.64 1,423,956,385 0.77 125,301,683 109.65

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 203,373,260,232 184,347,820,732 -19,025,439,500 90.65

Bảng 3.3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty

TT Tài sản Mã số

Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm 2011 với năm 2010

Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A NỢ PHẢI TRẢ 300 141,594,074,480 69.62 116,179,293,853 63.02 -25,414,780,627 82.05 I Nợ ngắn hạn 310 141,588,074,480 69.62 116,173,293,853 63.02 -25,414,780,627 82.05 II Nợ dài hạn 330 6,000,000 6,000,000 100.00 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 61,779,185,752 30.38 68,168,526,879 36.98 6,389,341,127 110.34 I VCSH 410 61,778,967,352 30.38 68,168,526,879 36.98 6,389,559,527 110.34

II Nguồn kinh phí và quỹ

khác 220 218,400 -218,400

TỔNG CỘNG NGUỒN

VỐN 270 203,373,260,232 184,347,820,732 -19,025,439,500 90.65

Phân tích tình hình công nợ

Để phân tích tình hình công nợ, bộ phận phân tích đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu và các khoản phải trả trên Bảng cân đối kế toán. Qua đó nhằm đánh giá tình hình tài chính của công ty cũng như mức độ bị chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của công ty.

Công ty đã tiến hành phân tích tình hình công nợ công ty qua Bảng 3.4. Qua đó, bộ phận phân tích đã chỉ ra:

- Tình hình thanh toán nợ phải thu: Công ty không có các khoản phải thu dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 100% trong các khoản phải thu. Khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 tăng 30,192,309,656 đồng, tương ứng tăng 36.69% so với năm 2010, cho thấy lượng vốn công ty bị chiếm dụng tăng.

Do công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, sản để xuất sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia,... và nhập khẩu ô tô, xe máy từ Italia, Thái Lan, Trung Quốc với số lượng lớn và áp dụng hình thức mua, bán buôn nên khi nhập hàng cần trả trước (đặt cọc) cho khách hàng một lượng tiền lớn, đồng thời khi khi xuất bán cũng theo hinh thức đặt cọc và trả dần nên số tiền khách hàng thanh toán thường chậm, có thể lên đến cả tháng từ khi xuất hàng. Chính vì vậy, các khoản mục Phải thu khách hàng và Trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các khoản phải thu. Đồng thời, hai khoản mục này đều tăng so với năm 2010. Cụ thể: Khoản phải thu khách hàng năm 2010 chiếm tỷ trọng là 37.48% và tăng lên 43.76% năm 2011, về số tuyệt đối năm 2011 tăng 18,382,074,731 đồng, tương ứng tăng 59.59% so với năm 2010; Khoản Trả trước cho người bán năm 2010 chiếm tỷ trọng 51.88% và giảm xuống 41.91% năm 2011, tuy nhiên về số tuyệt đối năm 2011 lại tăng 4,451,921,208 đồng, tương ứng 10.43% so với năm 2010.

Ngoài ra các khoản phải thu còn lại như: Phải thu nội bộ ngắn hạn, Các khoản phải thu khác, Dự phòng các khoản phải thu khó đòi cũng đều tăng.

Qua đó cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn trong ngắn hạn.

- Tình hình thanh toán nợ phải trả: Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 100%, nợ dài hạn rất ít, chiếm tỷ trọng không đáng kể. Nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2011 đã giảm 25,414,780,627 đồng, tương ứng giảm 17.95% so với năm 2010, cho thấy lượng vốn công ty chiếm dụng trong ngắn hạn giảm.

Bảng 3.4: Phân tích tình hình công nợ

T

T Chỉ tiêu Mã số

Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm 2011 với năm2010 Số tiền (đồng) Tỷ trọng Số tiền (đồng) Tỷ trọng Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 2 3 4 5 6 7 8 9

A CÁC KHOẢN PHẢI THU 82,300,952,916 100.00 112,493,262,572 100.00 30,192,309,656 136.69 I Các khoản phải thu ngắn hạn 130 82,300,952,916 100.00 112,493,262,572 100.00 30,192,309,656 136.69

1 Phải thu khách hàng 131 30,848,344,097 37.48 49,230,418,828 43.76 18,382,074,731 159.59

2 Trả trước cho người bán 132 42,697,584,874 51.88 47,149,506,082 41.91 4,451,921,208 110.43

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 3,490,977,936 4.24 4,492,400,964 3.99 1,001,423,028 128.69

4 Các khoản phải thu khác 135 10,879,591,195 13.22 11,630,936,698 10.34 751,345,503 106.91

5 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 (5,615,545,186) -6.82 (10,000,000) -.01 5,605,545,186 0.18

II Các khoản phải thu dài hạn 210 0 .00 .00 0 -

B CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ 141,594,074,480 100.00 116,179,293,853 100.00 -25,414,780,627 82.05 I Nợ ngắn hạn 310 141,588,074,480 100.00 116,173,293,853 99.99 -25,414,780,627 82.05

1 Vay và nợ ngắn hạn 311 91,486,172,955 64.61 50,338,677,190 43.33 -41,147,495,765 55.02

2 Phải trả người bán 312 6,624,455,813 4.68 8,235,202,567 7.09 1,610,746,754 124.32

3 Người mua trả tiền trước 313 19,150,443,733 13.52 26,733,934,701 23.01 7,583,490,968 139.60

4 Thuế và cac khoản phải nộp Nhà nước 314 9,186,939,658 6.49 16,457,715,464 14.17 7,270,775,806 179.14

5 Phải trả người lao động 315 1,315,535,160 0.93 245,389,000 0.21 -1,070,146,160 18.65

6 Chi phí phải trả 316 82,991,031 0.06 85,506,189 0.07 2,515,158 103.03

7 Phải trả nội bộ 317 3,312,241,484 2.34 4,384,687,608 3.77 1,072,446,124 132.38

8 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 10,429,294,646 7.37 9,692,181,134 8.34 -737,113,512 92.93

II Nợ dài hạn 330 6,000,000 .00 6,000,000 .01 0 100.00

1 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 6,000,000 .00 6,000,000 .01 0 100.00

Nợ phải trả của công ty giảm chủ yếu là do các khoản Vay và nợ ngắn hạn năm 2011 giảm mạnh: giảm 41,147,495,765 đồng, tương ứng 44.98% so với năm 2010. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải trả: chiếm 64.61% trong năm 2010 và giảm xuống còn 43.33% trong năm 2011, do đó áp lực thanh toán đối với công ty trong thời gian ngắn là tương đối lớn.

Khoản mục người mua trả tiền trước cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong các khoản phải trả: chiếm 13.52% trong năm 2010 và tăng lên 23.01 % trong năm 2011. Năm 2011, khoản mục này tăng 7,583,490,968 đồng, tương ứng 39.6% so với năm 2010.

Khoản mục Thuế và các khoản phải nộp nhà nước có tỷ trọng tăng tương đối nhanh, từ 6.49% năm 2010 lên 14.17% năm 2011, về số tuyệt đối năm 2011 tăng 7,270,775,806 đồng, tương ứng tăng 79.14% so với năm 2010.

Ngoài ra, các khoản mục Phải trả người bán, Chi phí phải trả, Phải trả nội bộ có xu hướng tăng và các khoản Phải trả người lao động, Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác có xu hướng giảm. Tuy nhiên các khoản mục này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong các khoản phải trả nên sự biến động của các khoản mục nêu trên không làm ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của các khoản phải trả.

Như vậy qua phân tích tình hình công nợ, bộ phận phân tích đã cho thấy: Trong cơ cấu các khoản phải trả của công ty nợ ngắn hạn là chủ yếu nên áp lực thanh toán đối với công ty trong thời gian ngắn là tương đối cao. Các khoản phải thu của công ty tăng lên với tỷ trọng cao trong khi các khoản phải trả giảm xuống. Điều này cho thấy tình trạng công nợ dây dưa kéo dài đang làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty và công ty đang bị chiếm dụng vốn với tốc độ nhanh hơn là đi chiếm dụng vốn.

Phân tích khả năng thanh toán

Bên cạnh việc phân tích tình hình công nợ thì Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An cũng nhận định rằng khả năng thanh toán là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, công ty đã tiến hành phân tích khả năng thanh toán năm 2010, năm 2011 thông qua việc tính toán, so sánh và đưa ra các nhận xét trên các chỉ tiêu cơ bản như: Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với nợ phải trả, hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh. Số liệu được sử dụng để phân tích lấy từ Bảng

cân đối kế toán năm 2010, năm 2011 của Công ty. Qua bảng 3.5, bộ phận phân tích đã chỉ ra:

Bảng 3.5: Phân tích khả năng thanh toán của công ty

Chỉ tiêu Công thức Năm

2010 Năm 2011 Chênh lệch Tỷ lệ các khoản nợ phải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thu so với nợ phải trả Tổng số nợ phải thu

Tổng số nợ phải trả 0.58 0.97 0.39 Hệ số khả năng thanh

toán nợ ngắn hạn Tổng giá trị thuần của TSNH

Tổng số nợ ngắn hạn 1.005 1.17 0.165 Hệ số khả năng thanh

toán nhanh

Tiền, các khoản tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn

Tổng số nợ ngắn hạn

0.066 0.049 -0.017 Hệ số khả năng thanh

toán tổng quát Tổng số tài sản

Tổng số nợ phải trả 1.44 1.59 0.15

(Nguồn số liệu do Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An tính toán từ Bảng cân đối kế toán năm 2010, năm 2011 của Công ty – Phụ lục 3, 7)

- Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả của công ty năm 2010 là 0.58 và tăng lên0.97 trong năm 2011. Hai tỷ lệ này đều nhỏ hơn 1, cho thấy số vốn công ty đi chiếm dụng đang lớn hơn số vốn công ty bị chiếm dụng.Tuy nhiên, vốn bị chiếm dụng của công ty năm 2011 tăng với tốc độ khá nhanh. Công ty cần có chính sách thích hợp để thu hồi nợ của khách hàng, trong nội bộ,... để giảm lượng vốn bị chiếm dụng.

- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2010 là 1.005 và tăng lên 1.17 trong năm 2011 cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đang biến chuyển tích cực. Hai tỷ lệ này đều lớn hơn 1, cho thấy tình hình tài chính của công ty khả quan, công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về việc huy động các tài sản có khả năng chuyển đổi ngay thanh tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này của công ty rất thấp, năm 2010 là 0.066 và giảm xuống 0.049 trong năm 2011. Nguyên nhân là vì các khoản Tiền và tương đương tiền của công ty đã được sử dụng tối đa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, lượng tiền mặt hiện có tại quỹ và ngân hàng là rất ít.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty năm 2010 là 1.44 và tăng lên 1.59 trong năm 2011. Điều này cho thấy khả năng thanh toán tổng quát của

Công ty tăng so với năm trước và đảm bảo tốt cho việc thanh toán (vì hệ số này >1). Như vậy, qua phân tích bộ phận phân tích đã cho thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng lên, thể hiện tình hình tài chính của công ty được nâng cao và ổn định. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty lại quá thấp, do đó công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh các khoản công nợ. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm, do đó mức độ khó khăn trong thanh toán nhanh ngày càng cáo. Nguyên nhân là do dự trữ tiền mặt công ty thấp, vốn bằng tiền được sử dụng tối đa vào sản xuất, kinh doanh. Khi dự trữ vốn bằng tiền thấp hơn nhu cầu làm cho công ty gặp kho khăn trong việc thanh toán các khoản nợ tức thời, làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty hoặc sẽ làm cho công ty rơi vào tình trạng phải bán gấp hàng hóa để trả nợ. Do đó, công ty cần xem xét lại mức dự trữ tiền cần thiết để đảm bảo hoạt động tài chính của công ty luôn thông suốt và ổn định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Nghệ An (Trang 58)