Hoàn thiện khung năng lực cho Trưởng Bộ phận Nhân sự

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cho Trưởng Bộ phận Nhân sự Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng (Trang 33)

PHẦN 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO TRƯỞNG BỘ PHẬN NHÂN SỰ CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN XI MĂNG

3.1.2Hoàn thiện khung năng lực cho Trưởng Bộ phận Nhân sự

Năm 2011, Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng đã triển khai khảo sát lấy ý kiến và xây dựng khung năng lực cho cán bộ quản lý. Theo đó, khung năng lực được triển khai theo mô hình A.S. K. Các tiêu chí về thái độ gồm có: Gương mẫu, bản lĩnh, quản lý cảm xúc bản thân, ý thức đổi mới và sáng tạo, lắng nghe và thấu hiểu. Các tiêu chí về kỹ năng gồm có: năng lực hoạch định và tổ chức, năng lực đàm phán và ra quyết định, năng lực huấn luyện, đào tạo và phát triển con người, năng lực tạo động lực và phát triển nhóm, năng lực xấy dựng và phát triển mối quan hệ. Các tiêu chí về kiến thức: kiến thức về chuyên môn, pháp luật, kiến thức về sản phẩm, thị trường, khách hàng, ngoại ngữ.

Tuy nhiên, như đã nhận xét ở phần 2, CFC sử dụng phiếu hỏi phân tích công việc thay cho bản mô tả công việc cũng như khung năng lực tiêu chuẩn và áp dụng cho tất cả nhân viên trong công ty. Điều này đã làm giảm tính chuẩn mực của những quy định về năng lực.

Thứ nhất- kiến thức, mặc dù đòi hỏi Trưởng Bộ phận Nhân sự phải có khả năng soạn thảo các văn bản quy định, quy trình chính sách nhân sự nhưng lại chưa mô tả quy định về kiến thức hành chính.

Thứ hai- kỹ năng, CFC đã xác định được 6 kỹ năng cần thiết đối với

Trưởng Bộ phận Nhân sự, bao gồm: kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng lập kế hoạch và giám sát thực hiện công việc; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng kiểm tra, kiểm soát trong đánh giá thực hiện công việc; kỹ năng phân tích, đánh giá, nhìn nhận về con người. Dễ thấy rằng, tuy đây là những kỹ năng cơ bản nhất, cần thiết nhất nhưng vẫn chưa đảm bảo đủ yêu cầu về những kỹ năng đối với một Trưởng Bộ phận Nhân sự. Hơn nữa, Ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là phòng Hành chính- Nhân sự cần xác định rõ ràng giữa những kỹ năng chung và những kỹ năng đặc thù chỉ riêng có đối với chức danh này.

Thứ ba- phẩm chất, khả năng, những quy định của công ty về phẩm chất của Trưởng Bộ phận Nhân sự vẫn còn chung chung, chưa rành mạch, chưa xác định rõ ràng những phẩm chất cần thiết. Hơn nữa, việc đưa ra yêu cầu về khả năng viết quy trình, quy định, chính sách nhân sự trong khi không yêu cầu về kiến thức hành chính là chưa hợp lý.

Trên những cơ sở đó, tác giả xin đưa ra một số đóng góp để hoàn thiện khung năng lực cho Trưởng Bộ phận Nhân sự như sau:

• Những yêu cầu về kiến thức:

- Kiến thức chuyên môn: Ngoài những quy định của công ty về kiến thức quản trị nhân lực, quản trị doanh nghiệp thì cần bổ sung yêu cầu kiến thức về bảo hiểm xã hội; về hành vi tổ chức, tâm lý; kiến thức về hành chính

- Kiến thức về luật pháp: Am hiểu luật lao động, luật của các tổ chức tín dụng về tổ chức bộ máy, điều lệ công ty, luật doanh nghiệp , luật thuế thu nhập cá nhân cũng như các quy định, thông tin dưới luật về các vấn đề liên quan đến nhân sự, lao động.

- Kiến thức về sản phẩm, thị trường, khách hàng: Am hiểu về sản phẩm, dịch vụ của công ty để lập được các gói dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng: dịch vụ tư vấn xây dựng hệ thống bản mô tả công việc, hệ thống tiền lương, xây dựng phần mềm HRM, phần mềm tạo và quản lý mục tiêu KPI,...

• Những yêu cầu về kỹ năng

- Nhóm kỹ năng chung: Kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, trong đó, kỹ năng giao tiếp cần mô tả cụ thể, rõ ràng hơn (Yêu cầu biết cách lắng nghe, giải thích, xử lý và truyền đạt khéo léo nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về các chính sách nhân sự của công ty tới người lao động). Ngoài ra, trong nhóm kỹ năng này, cần bổ sung kỹ năng làm việc nhóm (hòa đồng, cởi mở, trao đổi thẳng thắn quan điểm, ý kiến của bản thân, tạo ra sự đoàn kết trong nhóm, thúc đẩy nhóm hoạt động hiệu quả,...).

- Nhóm kỹ năng đặc thù, riêng biệt: Gồm có kỹ năng giám sát thực hiện công việc; kỹ năng phân công, giao việc; kỹ năng nhìn nhận con người; kỹ năng hoạch định và tổ chức; kỹ năng giảng dạy; kỹ năng thương thuyết; kỹ năng ra quyết định,...

- Trung thực: Rõ ràng trong các quan điểm, không để tình cảm cá nhân xen vào công việc, cung cấp thông tin về chính sách nhân sự một cách chính xác, kịp thời.

- Gương mẫu: Tuân thủ nội quy, quy định của công ty, giám sát cán bộ nhân viên, đề xuất giải pháp để hoàn thiện các quy định để nhân viên hoàn thiện tốt hơn.

- Biết chịu trách nhiệm về những lời nói, hành vi, quyết định, dám nhận trách nhiệm khi xảy ra sai sót.

- Tích cực: Suy nghĩ tích cực, lạc quan, tạo bầu không khí làm việc hăng say, kích thích tinh thần của người lao động.

- Quản lý cảm xúc của bản thân: Bình tĩnh trong mọi tình huống, không nhìn vấn đề phiến diện, một chiều, không suy nghĩ tiêu cực, không cáu gắt, khó chịu, gây mâu thuẫn trong công ty.

- Lắng nghe, thấu hiểu: Biết cách ghi nhận ý kiến của người khác, chia sẻ những vướng mắc với đồng nghiệp, động viên, an ủi với những khó khăn của họ,

- Ngoài ra, cần phải có những phẩm chất khác như: Cẩn thận, tỷ mỷ, khách quan, công bằng; có tinh thần sáng tạo, có ý chí tiến thủ,...

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cho Trưởng Bộ phận Nhân sự Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng (Trang 33)