TrấnNam Vương tên là Thoát Hoan.

Một phần của tài liệu an nam chi luoc-170 (Trang 167)

168 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Thập Cửu

phá ải Nội-Nha, tiến giữ sông Bình-Giang, An-nam, day lưng ra sông dàn trận, đốt hết nhà cửa, bắn tên thuốc loạn xạ. Lúc canh năm, quân bị tan vỡ, Sảnh-Đô-Sự bọn Hầu-đô mấy nghìn người chạy lạc đường đều bị vây hãm. Một mình Tắc dẫn Đạt-Vạn-Hộ, Tiều-Thiên-hộ (tên gì chưa tường) và Thiêm-Sự-Viện Lĩnh-Phủ-Phán Lê-Yến. Yến, trên ngựa bồng cậu bé chín tuổi, con của An-nam quốc-vương, tước-hiệu Đại-Thúc-Hầu, cộng tất cảo hơn sáu mươi kỵ-mã-quân, giết lính giữ ải, chạy về phương bắc. Ngựa Lê- Yến sức yếu, chạy thụt đường sau, gần bị nam-quân đuổi theo bắt kịp, Tắc thương hại, đổi ngựa khỏe của mình cho Yến, mình cỡi ngựa đi sau quất ngựa Yến chạy tới để thoát nạn. Khốn nỗi, đường trước cũng bị nam-quân đón đánh, hai mặt giáp công vất vã muôn lần suýt chết, giong ruổi suốt mấy trăm dặm, từ nửa đêm đến mờ sáng, đến ải Châu-Chiếu lạy mừng. Tết Nguyên-đán năm Mậu-Tý (1288), Vạn- Hộ, Thiên-Hộ, mở tiệc rượu đãi Tắc, đem gấm lụa tạ ơn nói rằng: "Ông chủ-trương chạy ra cửa ải, khiến chúng tôi còng sống đến ngày nay, ấy là đẻ chúng tôi lại một lần nữa vậy". Lê-Yến dẫn Đại-Thúc-Hầu cầm ngọc-tỷ, đội mão tế-đằng1 có khảm ngọc thạch bính-nê, đến tạ ơn. Tắc nói: "chúng ta hãm vào tử địa, mà nay được toàn sinh, ấy là nhờ ơn đức của đấng Thượng-đế", đều từ khước không lấy của tạ. Yến lớn hơn Tắc bảy tuổi, gọi Tắc bằng cha và lấy một hạt hoàng-nê-thạch, hai cây vải Cao-ly tạ ơn, Tắc cũng từ khước. Mọi người về đến Tư-Minh, chờ lệnh quân địch. Quan Tuyên-Uỷ Triệu-Tu làm thơ khen ngợi và mỗi lúc đem quân đi tuần biên-cảnh, đều mời Tắc cùng đi. Tắc giúp sức như thế được ba tháng, thì gặp lúc Trấn-Nam-Vương lấy cớ vì An-nam oi-bức độc-địa, kéo quân trở về, bọn Tắc cũng trở về Hán- Dương. Tắc có giao-du với người bạn văn-học tên Chu-Khởi, người ở Mân-Trung. Nguyên trước Chu-Khởi cùng tôi nhà Tống là Tăng-Uyên-Tử di-cư qua An-nam, sau theo Chương-Hiến-Hầu quy thuận, triều đình cho tước trật, ban cấp tiền lụa. Chu-Khởi theo quan-quân giúp việc, đến lúc về, ở chung với Tắc, được ít năm thì mất. Tắc thương bạn không có gia-quyến, mua nghĩa-địa ở núi Phụng-Thê chôn cất. An-nam quốc-vương nghĩ Tắc giúp việc có công, tiến cử lên triều-đình. Năm Nhâm-Thìn (1292), Tắc được ban cấp sắc điệp hàm Phụng-Sự-Lang, lĩnh hư chức đồng-tri-châu An-Tiêm. Lúc đầu bản-quốc (An-nam) loạn lạc, cha mẹ, gia quyến ly tán, Tắc vào Trung-Châu, mười năm sau cưới Tôn-nữ họ Lý, con quốc-vương trước, làm vợ. Lý Tôn-nữ theo cha nuôi là Chương-Hoài-Hầu Trần-Tuyên-Uỷ2 hàng phụ Trung-Quốc. Chương-Hoài-Hầu được cung cấp lương ăn áo mặc, sau bãi cung cấp, cho hai khoảnh ruộng để dưỡng lão. Năm Quý-Tỵ (1293), triều-đình lập An-nam Hành-Sảnh, còn đặt chức Đồng-Bình-Chương-Sự, Toa-Đô khiến Tắc cùng Sảnh-Lang Hồ-Tổ-Quảng, Hán-Khanh, Vạn-Hộ Hồ-Kế-Ân ruổi ngựa trạm ra Giang-Chiết để lo tính việc quân. Lại từ Hàng-Châu trải qua ... (đoạn nầy thiếu).

Tháng 7 năm Canh-Tuất (1790), Trúc-Đình cư-sĩ Tiền-Đại-Hân mượn đọc hết. (Trong lúc đi thuyền ở Nhiệm-Thành)3

Trên đây bộ An-nam Chí-Lược còn mười chín quyển, (đoạn sau có thiếu) nguyên bản sao của Hồ-Từ-Thôn, mà ông sui của tôi là Viên-Thọ-Gia giữ được. Tiền-Thiếu- Thiềm có mượn đọc qua một lượt, dùng bút mực, bút son sửa chữa và chấm câu lại. Hiềm vì bản cũ sai sót rất nhiều, nên chấm câu chưa được hoàn toàn. Tôi mướn người chép theo bản của họ Viên và chép cả lời đính-chính, rồi tự tay chấm câu lại, thật là một bản sách hiếm có vậy. Chỉ có hàng khoảng theo nguyên bản sai lệch không giống nhau và có chỗ sai lầm, nay cũng y theo bản hiệu-chính của Thiếu-Thìm, tu-chỉnh hàng khoảng và sửa chữa lại các chỗ sai lầm. Tôi đã đọc lại xong, xin ghi đầu đuôi của bản sách nầy như trên.

Năm Nhâm-Thân (1812), sau tiết mang-chủng một ngày.

Phục Ông

Lời bạt của Phục-Ông

Tháng tám, sau tiết Trung-thu một ngày, Ngô-Xuân-Sanh đến thăm tôi, thấy bản sách nầy, nguyên bản cũ của nhà sách Ngũ-Nghiên-Lầu, có bút tích của Thiếu-Thiềm, tỏ

Một phần của tài liệu an nam chi luoc-170 (Trang 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)