Tịnh-hải-tiết-độ, chưởng thơ-ký, triều-nghị-lang, thị-ngự-sử nội-cung-phụng, tứ phỉ-ngư-đại (được đeo dãi thêu hình con cá), Bùi-Hình soạn.
(Thấy chép ở sách Ung-Chí)
Biển lớn không bờ, xa tít tận chân trời mờ-mịtt, cuồng phong cuồn cuộn, sóng lớn nổi dậy, như gò cát trôi, như núi tuyết dựng, nháy mắt trắng xóa muôn dặm, dầu oai-linh của thuỷ-thần cũng không ngăn cản nổi. Cá voi to sợ sức dày vò, con trạnh lớn mắc vòng vây khốn, loài thuỷ-tộc lớn lao như thế, còn chẳng được yên; huống thuyền bè qua ngang, làm sao đi được. Bởi thế, đã có nhiều thuyền chìm đắm không thể cứu vớt. Có cứu vớt đặng chăng là nhờ Thiên-Oai-Kỉnh ngày nay vậy.
Từ Đông-Hán Mã-Phục-Ba muốn đánh hai chị em họ Trưng để thâu phục Giao-Chỉ, vì đường sá chuyển-vận khó-khăn, phải vượt qua bể cả, bèn đục đá đào núi, để tránh đường biển, nhưng lúc làm công việc, nhân-công chết hàng vạn người cũng không làm nổi; nhiều khi sét đánh làm cho đá lớn trên núi lăn xuống ngáng đường; Phục-Ba chẳng làm sao được, bèn phải đình chỉ công việc.
Từ ngày Hoàng-Đường ta lập cuộc đô-hộ, nghe kể chuyện cũ, nổi giận, muốn kế-tục làm nốt công việc, bèn khiến khởi công làm lại, nhưng hao người tốn của, mà công việc làm cũng không nên, dân phu đi làm, chết chóc bỏ xương đầy đường. Sau đó không ai dám bàn đến việc ấy nữa.
Từ ngày Kỵ-Xạ Bột-Hải-Công ra đánh Mán rợ, vượt bể cả, dẹp yên Giao-Chỉ, thâu phục quận thành, ruổi ngựa mài gươm, lập đồn đóng trại, nhưng chuyển vận lương hướng còn phải xông pha sóng gió; bàn luận mưu chước, chưa được đồng ý về một kế-hoạch nào hay. Bột-Hải-Công nói rằng: "Chúng ta chinh-phục phương Nam, mở rộng oai-phong hoàng-gia, họp binh để an dân, phải chịu tốn kém, mới tiện cho công việc", bèn khiến bọn Trưởng-Sử Lâm-Phúng và Hồ-Nam tướng-quân Dư-Tồn-Cổ lĩnh bản- bộ tướng-sĩ và lấy thêm dân phu hơn một nghìn người, đem đi khai phá Thiên-Uy-Kỉnh. Bột-Hải-Công dụ rằng: "Đạo trời giúp thuận, sức thần phò trì; nay chúng ta đào giòng biển để cứu sinh-linh, nếu làm việc ngay thẳng thì chẳng có gì khó. Các quan đô-hộ trước lại khao quân, mà chẳng đi đến nơi, giữ phép không nghiêm, nhân việc công để thu lợi riêng, bởi thế, người đều biếng trể. Nay ta thì chẳng thế, cốt làm cho được việc nhà vua mà thôi". Bọn Lâm-Phúng vâng lời ra đi.
Bắt đầu từ ngày mồng 5 tháng 4 năm Hàm-Thông thứ 9 (868) mọi người tay cầm cuốc xuổng, dự bị tiền lương, gặp núi đá đào phăng, chẳng sợ gì cứng rắn, gặp những tảng đá lớn và dày, thì đông người hợp sức giúp tay, đập phá cạy xeo, chỉ trong vòng hơn một tháng, đường gần mở xong. Nhưng chặng giữa có hai đoạn, gặp đá lớn chơm chởm, dăng quanh mấy trượng, cứng rắn như sắt, không thể đào thông, đục tra xuống thì mũi cong, búa đập vào thì cán gãy, dân phu ngó nhau ngã lòng, tay chân bải hoãi, chẳng làm thế nào được. Ngày 16 tháng 5, giữa lúc ban ngày, thình lình mây kéo đen đặc, gió thổi ào ào, rừng núi tối mờ, ngữa bàn tay không thấy, bỗng chốc sấm vang chớp nhoáng, ở sở làm có vài trăm tiếng sét đánh dồn, dân phu khiếp đảm, run rẩy, bưng tai bịt mắt, một lát sau, trời quang mây tạnh, chúng chạy ra xem, thì đống đá gan lì bỗng dưng tan nát, có những hòn lớn cồng-kềnh, sức người không sao xeo nổi, đều bị rồng cuốn vứt ra hai bên lèn. Lại ở phía tây có những tảng đá rắn chắc, đến ngày 11 tháng 6, sấm sét lại đánh dữ dội như ở phía đông, chúng chạy đến xem, thấy đá tiêu tan đâu mất, những hòn đá quanh co ở hai bên bị phá vỡ chừng mười trượng. Đi lên phía tây lại gặp phải đá lớn, người chịu bó tay, chỉ vái trời giúp đỡ, thì sấm chớp lại nổi lên, đá bị dđánh tan, suối nước tuôn ra mùi như rượu ngọt. Ấy là càn không giúp sức, thần lực phò-trì, lối hiểm đường nguy, một giây san phẳng, đều nhờ Bột-Hải-Công lòng không riêng vạy, tinh-thần cảm thấu trời xanh, hoàn thành việc lớn, thần
86 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Cửu
diệu vô cùng, được sức mặc-tướng âm-phò, từ xưa không ai sánh kịp. Từ nay một mạch lưu thông, hai hồ liên tiếp, không còn một chút trở ngại; quan quân kinh quá, biển nước chẳng sợ gian nguy, lương hướng chở chuyên, thuyền bè không lo chìm đắm. Từ trước đường đi Giao-Chỉ có ba nơi nguy hiểm:
1.- Mũi Hoa-Chùy ở bãi Tống-Động, có sóng to cuồn-cuộn; 2.- Rặng Thạch-Giốc ở vũng Nữ-Ân có cá mập vẩy vùng;
3.- Sóng thần Đại-Gia dữ-dộ, ai đi qua đó thảy đều rởn óc lạnh mình.
Ngày nay, dòng êm đường phẳng, chẳng phải đi qua những nơi nguy hiểm ấy nữa.
Than ôi! Công cán của Bột-Hải-Công có thể ngang với người đào Hứa-Cừ và mở Quế-Lĩnh để giúp người đời. Bọn Lâm-Phúng và Tồn-Cổ siêng lo việc nước, mẫn cán tinh-chuyên, ngoài công việc chỉ- huy, còn biết xem xét địa-thế, xẻ núi đốn cây, sửa công quán, lập thương-đình, suối đào cho nước thông, cầu bắt ngang như mống dựng, miếu thần chùa phạt, đền thờ Thiên-Lôi và nhà thờ Lão-Tử đều xây cất đầy đủ, để lưu truyền đời đời. Ngày 15 tháng 9 năm nay hoàn thành, bọn Lâm-Phúng và Tồn-Cổ nài xin dựng bia ghi công, để đời sau được biết. Bột-Hải-Công nhân khiến người chưởng-thư chép rõ công việc. Tôi là Bùi-Hình chẳng dám khiêm nhường từ chối, cầm bút làm bài minh rằng:
Trời đất mênh-mông, sức người hèn yếu,
Đường nguy chở gạo, biển cả vượt thuyền, Chẳng mấy lúc yên, đắm nghiêng thường bị, Ông tôi quyết kế, đào núi xẻ ngàn;
Công-tác gian-nam, sấm chớp vang dậy, Biển thông lối chảy, thuyền dễ qua ngang, Sông nước phẳng bằng, thuận đường vận-tải,
Đạo trời khai thái, oai thần phò-trì.
Ngày 13 tháng giêng năm Hàm-Thông thứ 11, (870) dựng bia.
"Nền cũ ở phía nam Giao-Chỉ, thời Hàm-Thông (860-873), Bột-Hải-Công Cao-Biền, đi đánh phương Nam, mở đường vận-tải lương-thực, có sét đánh trời giúp, bèn dựng đá lớn ghi công. Lối đi đặt tên là Thiên-Oai. Đến đời Chiêu-Hy (Chiêu-Tông) (889-903), Hy-Tông (874-888), Trung-Nguyên loạn lạc, bỏ ra ngoài bờ cỏi, không ngó đến, nhà Tống ta nhân theo, cũng chẳng sửa chữa đường đi ngoại bang. Thái-Thú Ung-Châu là Hoắc-Trung-Cẩn tình cờ tìm thấy bản khắc cũ, sợ ở chỗ xa xuôi, lâu ngày vùi lấp thất truyền, bèn khiến thợ khắc đá, dựng ở bên hữu sảnh-đường, ý muốn tỏ cho người xa biết được thánh đức của nhà vua, hằng năm phải lo việc tiến công, không nên trễ nải vậy.
Ngày 21 tháng 1 năm Thiệu-Thánh thứ 51.
Cao-Tầm
Theo Cao-Biền thâu phục Giao-Chỉ có công; vua khiến thay Biền làm chức Tiết-Độ-Sứ.
Tăng-Cổn
Tỳ-tướng của Cao-Biền, thường vì Cao-Biền đi báo tin thắng trận tại An-nam. Trong năm Càn- Phù thứ 4 (877), được bổ-nhiệm chức An-nam đô-hộ. Thời ấy vua Nam-Chiếu là Tù-Long mất, con là Pháp nối ngôi, xưng hiệu Đại-Phong-Nhân, cử quân xâm phạm An-nam, Cổn chạy qua Ung-Châu, đạo binh đồn trú tan rã. Gặp lúc vua Hy-Tông chạy ra đất Thục, Trần-Kỉnh-Huyên đề-nghị hoà với Nam- Chiếu, Lư-Huệ-Đậu và Lư-Trác bèn nói dối với vua rằng: "Từ cuối đời Hàm-Thông (860-873), quân Mán làm phản, xâm nhập bốn Châu: An-nam, Ung, Quản, và Kiềm, thiên-hạ tao loạn đã mười lăm năm nay; quá nửa tô-thuế không nạp về Kinh-Sư, kho-tàng trống rỗng, quân lính bị chết vì lam chướng, đốt xương gửi tro về; người chẳng nghĩ đến nhà, chỉ lo vong mạng làm trộm cướp, thực đáng đau lòng, huống chi quân đồn-thú An-nam ít ỏi, nạn cướp mùa đông rất đáng lo ngại. Nay ta khiến sứ-giả đi báo hoà hão, tuy