Tiền Triều Thư Sớ

Một phần của tài liệu an nam chi luoc-170 (Trang 47 - 49)

Mân-Việt đánh Nam-Việt, Hán-Vũ-Đế cử binh đánh Mân-Việt, Hoài-Nam-Vương là Lưu-An dâng thư can vua đại lược nói rằng:

Bệ-hạ làm vua cả thiên-hạ, thi ân huệ, hoản hình phạt, đánh nhẹ các thứ thuế, thương xót kẻ quan, quả, cô, độc nuôi ông già bà lão, chẩn tế người túng thiếu. Đức thịnh đầy nhẩy ở trên, ơn hoà khắp nhuần xuống dưới, người ở gần tới cầu thân phụ thuộc, người ở xa hoài-vọng đức-độ, cả thiên-hạ êm đềm, người được sống yên ổn, tự-tất suốt đời không thấy giặc là gì.

Nay nghe nhà đương cuộc cử binh, toan qua đánh nước Việt, tôi tên là An, trộm nghĩ mà lo cho Bệ-Hạ. Đất Việt ở ngoài địa-phương Trung-Quốc, dân họ đều cắt tóc vẽ mình, không thể dùng pháp-độ của Trung-Hoa là nước đai mũ mà cai trị được.

Từ nhà Hán định quốc đến nay là 72 năm, 2 nước Mân và Việt đánh nhau không biết mấy lần, nhưng Thiên-Tử chưa từng cử binh vào đất ấy. Nam-Việt không có thành quách, làng xóm, chỉ ở trong khe suối, hang đá và vườn tre, từ xưa tập luyện thuỷ chiến; đất đại ở sâu xa, tối tăm mà nhiều khe suối rất hiểm; sông núi cách trở gay go, cây cối rậm rạp, lui tới khó khăn không xiết kể. Mới trông qua, như tuồng là dễ, mà muốn tới thì khó khăn. Thiên-hạ nhờ anh-linh của tổ-tông, cả nước đều yên, người từ trẻ đến tóc bạc không hề thấy giặc, giữa nhân dân, vợ chồng và cha con đều được yên-ổn là nhờ ân-đức của Bệ-hạ. Người Việt tiếng là làm tôi, những đồ cống hiến không đem vô Đại-Nội, một tên lính cũng không dùng gì vào việc bề trên. Nay chúng nó đánh nhau, mà Bệ-Hạ đem quân ra cứu viện, tức là lấy người Trung-Quốc mà chiều chuộng bọn mọi rợ. Hơn nữa, người Việt có tính khinh bạc, phản phục không

1 Hậu-Chí: Đời nhà Hạ vua Đại-Võ họp 800 nước Chư-hầu, chỉ có nước Phòng-Phong tới sau, bị vua Võ giết. 2 Quyền "Phế-trí" tức quyền có thể tự lập hoặc tự phế vua. 2 Quyền "Phế-trí" tức quyền có thể tự lập hoặc tự phế vua.

48 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Ngũ

thường, họ không tuân theo pháp-độ của Trung-Quốc đã lâu rồi. Hễ không phụng chiếu-chỉ, bèn cử binh qua đánh, thì tôi tưởng việc binh-cách không khi nào nghĩ ngơi được. Phát quân vào đất Việt là vấn-đề quan trọng, phải đi kiệu qua núi, chèo đò vào sông; đi vài trăm ngàn dặm toàn là tiếp giáp rừng sâu, tre rậm, dòng nước trên dưới đều vấp phải đá, trong rừng lại nhiều rắn độc, cọp dữ, đến mùa hè, trời nắng, thi sinh ra chứng thổ tả, hoắc loạn, gian-nan, vất vả và tật bệnh tiếp nối với nhau. Quân lính chưa từng cầm gươm giao chiến, nhưng người từ trần và bị thương chắc đã đông. Tôi lại nghe sau khi đánh giặc, ắt bị mất mùa, vì dân mọi người đầy khí sầu khổ, làm cho âm dương mất điều-hoà và ảnh-hưởng tới trời đất, do đó mà sanh ra tai hại.

Bệ-Hạ đức sánh với trời đất, ơn thấm đến cỏ cây, có một người nào đói rét không hưởng trọn tuổi trời mà chết, thì cũng lấy làm thương xót, trong nước không trộm cướp gì đáng lo sợ mà lại khiến cho binh lính phơi thây nơi chiến-trường, tắm dầm chỗ hang núi, dân ở biên-giới ban ngày phải đóng cửa, tối đi làm ăn, mà vẫn không đủ ấm no. Tôi là tên An nầy, trộm nghĩ rằng Bệ-Hạ nên trong việc dân là phải hơn. Tôi lại còn nghe nước Việt khác với Trung-Quốc, trời đã hạn cho một dãy núi cao, xưa nay không ai bước chân tới, xe ngựa không thông, hình như trời đất đã cách biệt nước trong và nước ngoài vậy. Huống chi phương Nam nóng nực và ẩm thấp, gần mùa hè thì khí độc và nóng nảy khó chịu, nhân- dân phải trần truồng ở dưới nước. Có nhiều sên, rắn và các giống sâu độc, bệnh dịch thường xảy ra, người chưa chết vì gươm giáo mà hai, ba phần mười đã chết bệnh; tuy lấy hết cả nước Việt, cũng không đủ bù lại sự hao tổn. Gần đây, tôi nghe người đi đường nói, vua Mân-Việt bị em là Giáp giết rồi Giáp lại bị diệt, dân đó chưa thuộc vào ai, nếu Bệ-hạ phái một trọng-thần tới làm điều nhân-đức và treo thưởng chiêu-vỗ, thì dân đó từ già đến trẻ, tất sẽ đua nhau quy thuận Thánh-đức; nếu không dùng tới, thì nối tiếp dòng vua đã đoạn-tuyệt, dựng lại nước đã diệt vong, lập Vương-Hậu, để bảo tồn nước Việt, tất nước Việt sẽ đem con cháu qua làm tin, chịu làm chư-hầu và dâng lễ cống. Như vậy, Bệ-Hạ chỉ tốn một cái ấn tấc vuông và sợi giây gấm thêu một trượng hai (để vấn vào ấn) mà trấn ngự được một phương chư-hầu, không phiền một tên lính, không sờn một cây giáo, mà cả ân lẫn oai đều được rõ rệt. Đời Tần sai quan Uý là Đồ-Thư qua đánh nước Việt, người Việt trốn vào rừng núi, đánh không được, đóng quân ở đám đất không, lâu ngày quân lính mệt mõi, rồi người Việt ra đánh, quân lính Tần đại-bại, bèn đem các người đi đày qua để giữ gìn. Trong lúc ấy, trong nước ngoài nước đều tao động, dân sự rối ren, người đi không về, kẻ qua không trở lại, người người không vui sống, đua nhau chạy trốn, đâm ra trộm cướp, gây thành mối hoạ tại Sơn-Đông. Lão-Tử nói: "Hễ quân lính ở đâu, mọc chông gai ở đó", là thế. Vì dụng binh là việc dữ, một chỗ có giặc, thì bốn mặt đều theo; tôi sợ đều biến sinh ra, trộm cướp nổi dậy, do nơi cuộc đánh Mân-Việt mà ra. Sách Chu-Dịch nói: "Vua Cao-Tông đánh nước Quỉ-Phương đến ba năm mới hơn được". Quỉ-Phương là nước mọi nho nhỏ mà Cao-Tông là ông vua cường-thịnh nhà Ân. Một ông vua cường-thịnh một nước lớn mà đánh một nước mọi rợ rất nhỏ, còn đến ba năm mới thắng, thì biết dụng binh không thể khinh thường được. Tôi nghe rằng: "đạo binh của Thiên-Tử có "chinh"1 chứ không "chiến"2, nghĩa là đi đánh đâu không ai dám đánh lại. Nếu như người Việt có đứa liều chết, cầu may, nghịch với viên Chấp- Sự của nó mà xung phong đi trước, dầu một tên phu-xe, gặp khi không phòng bị, cũng giết được mà đem đầu về dâng lấy công. Như vậy tuy lấy được đầu của vua Việt, thì nhà Đại-Hán cũng lấy làm thẹn. Bệ-Hạ coi chín châu như một nhà, dân đâu cũng là thần thiếp cả. Bệ-Hạ chỉ lấy đức hoá mà che chở, khiến nhân-dân đều an sinh lạc-nghiệp, ơn để muôn đời, truyền xuống con cháu vô cùng vô tận, cả thiên-hạ yên như núi Thái-Sơn, bốn phương ràng buộc lấy nhau, một cách vững vàng. Còn như cảnh thổ của mọi rợ, không đáng giá động phiền đến binh-mã một ngày.

Lúc bấy giờ quân nhà Hán chưa qua khỏi đất Lĩnh-Nam, vừa gặp dịp người em vua Mân-Việt là Dư-Thiện giết vua đem đầu nạp cho Vương-Khôi. Khôi nhân tiện đóng quân, cáo với Hán-An-Quốc và đem đầu về báo. Vua Hán ra lời chiếu bãi-binh. Sau đó khiến Nghiêm-Trợ tuyên lời dụ cho Nam-Việt. Vua Việt là Hồ cúi tạ nói: "Đức Thiên-Tử vì tôi mà dấy binh trị nước Mân-Việt, tôi không biết lấy gì báo đáp", rồi khiến Thái-Tử Anh-Tề qua Trung-Quốc chầu hầu vua Hán. Vua Hán ban lời khen ngợi ý-nghĩ của Hoài-Nam-Vương.

1 Chinh: Tới mà chính tội-danh, người trên trị tội, người dưới phải chịu tội, không kháng cự lại, nghĩa là để giữ trật-tự.

2 Chiến: Tới đánh có ý cướp đất đai của cải, cho nên phe bị đánh phải dùng võ-lực kháng-cự, có cuộc thắng bại, không kể trật-tự, ai mạnh nấy được. mạnh nấy được.

49 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Ngũ

Trong năm đầu hiệu Vĩnh-Nguyên (89), đời vua Hán-Hoà-Đế, các quan Lĩnh-Nam dâng những quả lệ-chi tươi. Đường-Khương dâng thơ can rằng: "Tôi nghe người trên không lấy đồ ngon vật lạ làm đức, người dưới không lấy sự cống hiến đồ ăn làm công, chúng tôi thấy bảy quận ở Giao-Chỉ dâng những trái long-nhã, lệ-chi, v.v... thì phải trong khoảng mười dặm để một trạm ngựa, năm dặm một nơi nghĩ, để tiện ngày đêm chuyển đạt. Xét lại đất Nam nóng nẩy, khắp các ngã đường đều có ác-thú, khiến cho nhiều người bị chết dọc đường; vã lại, hai vật nầy được dâng lên triều-đình, vị tất có thể làm cho sống lâu thêm". Vua Hoà-Đế bèn hạ chiếu nói rằng: "của quí của nước xa lạ mà đem về vốn để dâng lên phụng thờ tôn tổ; nếu có sự tổn-hại đến nhân-dân, thì trái với lòng thương dân. Vì vậy, hạ sắc dụ cho các quan lớn không nên cống-hiến lệ-chi và long-nhãn nữa".

Trong thời đại Hán-Thuận-Đế (126-144), dân ở quận Tượng-Lâm nổi giặc đánh giết quan Trưởng-Sử, Thứ-Sử Giao-Châu là Phàn-Diễn thảo-phạt mà không được thắng, triều-đình đề-nghị sai các tướng phát quân lính ở châu Kinh, châu Dương, châu Duyện và châu Dự, cả thảy 40.000 người tới đánh giặc ấy. Lý-Cố bác lời nghị ấy và nói rằng: "Đảng trộm cướp ở châu Kinh, châu Dương đương còn kết bè kết lủ, chưa tan rã, quân mọi rợ ở quận Võ-Lăng và Nam-Quận chưa được xếp đặt yên-ổn; quận Trường- Sa và quận Quế-Dương hay bị mấy chuyến trưng binh, nếu sinh ra việc tao-động gì, ắt lại thêm sự hoạn- nạn, ấy lẽ thứ nhất không nên làm. Người ở châu Duyện và châu Dự đi xa đến 10.000 dặm và không có kỳ-hạn trở về; nếu hạ chiếu để cưỡng bách họ ra trận, thì họ phải làm phản trốn đi, ấy là lẽ thứ hai không nên làm. Thuỷ-thổ ở Nam-Châu ẩm-thấp lại thêm dịch-lệ, sẽ làm cho trong mười người phải chết bốn, năm, ấy là lẽ thứ ba không nên làm. Đường đi muôn dặm, quân lính mõi mệt, vừa tới miền Lĩnh- Ngoại đã không còn sức để đánh giặc, ấy là lẽ thứ tư không nên làm. Mực đi của quân-lính một ngày là 30 dặm, mà từ Châu-Duyên, châu Dự tới quận Nhật-Nam cả thảy 9.000 dặm, vậy phải đi 300 ngày mới đến; mỗi người ăn một ngày hết 5 thăng gạo, vậy phải dùng gạo đến 600.000 hộc, chưa kể vật-thực của các tướng, lại, ngựa và lừa, hễ cử binh thì sở-phí như thế, ấy là lẽ thứ năm không nên làm. Đặt quân lính trú tại đâu, ắt là người bị chết số đông, đã không đủ sức chống với địch, thì phải phát thêm quân và dân ở đó để sung vào quân ngạch, như vậy, đã là một việc không thể kham được, phương chi lính bốn châu mà đi cứu tai-nạn ở quảng đường muôn dặm, lao khổ biết chừng nào, ấy là lẽ thứ sáu không nên làm.

Ngày trước Trung-Lang-Tướng là Doãn-Tựu tới đánh mọi Khương làm phản ở Ích-Châu, dân Ích- Châu căm hờn mà ca rằng: "Tặc lại thượng khả, Doãn lai sát ngã" nghĩa là quân giặc tới còn dễ chịu, ông Doãn tới là giết ta. Rồi Tựu bị mời về, quân lính thì giao cho Thứ-sử sở-tại là Trương-Kiều đốc suất, Kiều nhân những tướng tại đó, trong một tháng thì quét sạch bọn trộm cướp; điều ấy chứng tỏ rằng sai tướng ra dẹp loạn là vô ích, không bằng sự hiệu-nghiệm của các quan tại châu quận. Vậy nên chọn người dũng-lược, nhân-từ giữ chức Tướng-Suý, Thứ-sử và Thái-Thú, dồn quan và dân Nhật-Nam sang quận Giao-Chỉ, chiêu tập dân man di, khiến cho họ cùng đánh nhau, một mặt khác đem vàng bạc tơ lụa để làm quân nhu. Nếu có kẻ nào dùng mưu phản-gián, đem đầu giặc đến dâng nạp, thì thưởng cho nó bằng cách phong chức tước và ban cho đất đai.

Ngày trước có Chúc-Lương làm quan Thứ-Sử tại Tịnh-Châu, có tính dũng-quyết, Trương-Kiều thì có công phá quân giặc, đều có thể dùng được.

Thuận-Đế hoàn-toàn nghe theo lời bàn của Lý-Cổ.

Bức thư của Viên-Huy, khách ngụở Giao-Chỉ hối Hán mạt, gửi cho Tuấn-Quắc.

Sứ-quân ở Giao-Chỉ1 học hỏi rộng rãi hơn người, thông thạo về môn chính-trị, ở trong thời đại loạn mà bảo-toàn một quận của mình cai trị hơn 20 năm, không có giặc giả gì, nhân-dân không ai thất nghiệp, người hành-khách tới lui đều được nhờ phước, tuy ông Đậu-Dung trước giữ đất Hà-Tây cũng không hơn được.

Quan Thái-Thú quận Giao-Chỉ và Hiệp-Phố đời Ngô là Tiết-Tống cùng Thứ-Sử Lữ-Đại dẹp loạn của Sĩ-Huy, Lữ-Đại bị triệu về, Tiết-Tống dâng sớ nói rằng:

Một phần của tài liệu an nam chi luoc-170 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)