Cửu nghĩa là chín (9) Điện nghĩa là khu, cỏi Vùng quanh thành nhà vua cách 500 dặm gọi là điện Ngoài cửu-điện nghĩa là ngoài 9 cõi, cũng như ngoài 9 châu, tức là những nước xa xôi.

Một phần của tài liệu an nam chi luoc-170 (Trang 50 - 55)

51 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Ngũ

đứa đầu sọ, nhưng còn một số vẫn trốn ở chốn thâm-sơn cùng-cốc, chưa trừ hết được. Ban đầu số quân lính do tôi thống suất là 8.000 người; nhưng Nam-thổ ẩm-thấp và nhiều khí-độc, vả lại thường năm phải đánh giặc, khiến cho nhiều quân lính bị chết, hao mòn rất đông, hiện chỉ còn 2.400 người thôi. Nay bốn bể nhất thống, không nơi nào không qui phục, lẽ nên bãi bỏ việc binh-bị. Nhưng tôi thấy dân châu nầy ưa làm loạn, chưa nên giảm bớt quân lính tự làm yếu thế cho mình. Trong lúc yên lặng, biết đâu không xảy ra sự biến bất ngờ, tôi là người sống sót của nước Ngô mất rồi, thì bàn cũng không hiệu-lực gì".

Lúc bấy giờ, vua Tấn-Võ-Đế xuống chiếu y lời của Đạo-Hoàng.

Đời nhà Tề, Thái-Thú hai quận Hoài-Nam và Tuyên-Thành là Lưu-Thiện dâng tờ biểu nói:

"Đất Giao-Châu ở ngoài cỏi hoang-nhàn mà hiểu trở, cuối đời nhà Tống chánh-sự khắc bạc, cho nên dân ở cỏi ấy làm phản, nay thì nên dùng lối nhân-đức mà cai-trị, không nên sai tướng-sĩ đi xa, thêm sự mệt nhọc mà động tới chỗ gần, ... (đoạn nầy khuyết mất).

Tống Thái-Tông nối ngôi được năm năm, có ý muốn đánh lấy đất Giao-Chỉ, Vương-Võ- Xứng thư qua Giao-Chỉ dụ rằng:

"Trung-Quốc đối với các nước mọi rợ, cũng như thân-thể đối với bốn tay chưn; khi vận-động co vào, duỗi ra, tùy lòng người ta, cho nên quả tim được gọi là ngôi của đế-vương. Ví-dụ: một người có một chưn đau, mạch máu không chạy, gân cốt không yên, thì phải uống thuốc để trị cho lành, trị bằng cách uống thuốc chưa lành, thì phải châm chích cho thấu vào chỗ đau. Không phải không biết rằng dùng thuốc thì đắng cho lỗ miệng, châm-chích thì có hại cho ngoài da, nhưng sự thiệt hại ít, mà bịnh lành là được sự ích lợi to lớn.

Vua đối với thiên-hạ cũng như vậy.

Thái-tổ Hoàng-đế ta được nhà Chu nhường ngôi, thanh danh, văn-vật, biến đổi trở lại như xưa. Chức-vị của đế-vương như ông thầy chữa bệnh, trông thấy mọi rợ nào có chứng đau, thì tìm thuốc chữa, năm thứ nhất, thứ nhì, làm thuốc chữa cho Châu Lũng, châu Thục, châu Tương, châu Đàm; năm thứ ba, thứ tư, châm chích đất Quảng, đất Việt, nước Ngô và nước Sở; cơ-thể, gân, huyết, lành mạnh mau chóng, nếu không nhờ thần-cơ và tài lược của Vương-gia, có ai làm được như thế. Kịp đến nay Hoàng-đế nối ngôi, giữ nghiệp lớn, lấy toàn dân làm hậu thuẫn, chỉ châu U, châu Tinh là bệnh đau trong quả tim và gan ruột, bệnh ở trong tâm-phúc chưa trị thì tứ-chi làm sao chữa lành. Cho nên luyện phương thuốc nhơn-nghĩa, sửa soạn cái kim và mũi đá đạo-đức, chữa bệnh nơi gần cho thật lành mạnh, rồi điều-trị cả chín châu bốn biển, chẳng còn đau ốm gì. Xét lại Giao-Châu của Khanh ở cuối chân trời, nằm ngoài chín cỏi, nếu so với thân người, thì chỉ bằng một ngón tay mà thôi! Dù chỉ có một ngón tay đau, thánh-nhân có lẽ gì mà không chữa. Vì vậy mà mở trí sáng suốt cho khanh, cho được thấm nhuần thánh-giáo của ta, khanh có theo chăng? Phương chi đời nhà Chu, có sứ thần họ Việt-Thường qua dâng con bạch-trỉ, nhà Hán có xây trụ đồng để phân giới hạn, đời Đường thì thường gọi là nội-địa; đến cuối đời Đường, gặp nhiều khó khăn, chưa xếp đặt yên.

Nay gặp đời thánh-triều (nhà Tống), bao trùm cả muôn nước, cơ-nghiệp thái-bình đã được thực hiện. Lễ thờ trời đất sẽ được cử hành, chờ khanh đến chầu ban cho tước lộc, nhưng vì khanh không chịu nội-phụ, gây ra một sự không hay, khiến cho ta phải buộc lòng chinh-phạt, tiêu diệt tiểu-quốc, khi ấy, thì dầu có ân-hận cũng không kịp nữa. Dù nước Giao-Chỉ, dưới nước sinh châu ngọc, ta cũng ném xuống suối; dưới đất sinh bạc vàng, ta cũng bỏ trên núi, nghĩa là ta không thèm lợi dụng của báu gì của khanh.

Dân của khanh ngẩng cổ mà bay, thì ta có xe và ngựa, dân khanh dùng mũi mà uống, thì ta có rượu thịt, để bỏ tục mọi rợ của khanh. ("Phi-cảnh" tức ngẩng cổ bay là người mọi rợ; còn tục dùng mũi mà uống, ở các man-liêu miền Giao-Châu và Quảng Châu, có loại nầy"); dân khanh cắt tóc, thì ta có áo mũ, dân khanh nói líu lo như chim, thì ta có thi thư, để dạy dỗ phong tục cho khanh. Đất Viêm-Giao, nóng bức, mờ mịt khói mù, thì ta đem chòm mây của vua Nghiêu, để rưới cơn mưa ngọt; khí độc dưới biển bốc lên, như lửa đốt nắng thiêu, thì ta lên cây đàn của vua Thuấn quạt ngọn gió êm. Khanh là ngôi sao mờ, không ai biết đến, còn ta là ngôi sao tử-vi đế-tọa, các sao đều phải chầu bậc chí-tôn; đất khanh

52 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Ngũ

có giống yêu ma, người ta thấy quái dị mà sợ, thì ta đúc cái đỉnh lớn khiến cho chúng không dám làm hại. Vậy thì khanh phải ra khỏi hòn đảo man-di để xem lễ nhạc ở nhà Minh-Đường, Bích-Ung1; bỏ lối ăn mặc đồ cỏ, lá cây, mà yêu chuộng đồ thêu thùa, áo xiêm long phụng; khanh có tới mà chịu làm tôi không, đừng để bị trị tội gấp; ta đương sửa soạn xe cộ, quân lính, xếp đặt chuông và trống, hễ theo ta, thì được tha tội, nghịch lại thì ta đánh, theo hay không theo, trong hai đường ấy, khanh hãy xét lấy.

Năm Thái-Bình-Hưng-Quốc thứ 5 (980), quân nhà Tống qua đánh Giao-Chỉ thất lợi,

Điền-Tích dâng sớ nói rằng:

Nay đánh Giao-Chỉ không thành công, sách Xuân Thu có nói: "mòn quân phí của" và Binh-Thư có nói: "cùn gươm gải giáo" là thế. Tôi nghe Thánh Thiên-Tử không lo làm cho rộng bờ cỏi, mà chỉ lo làm rộng nền đức nghiệp, theo cách dụng võ, có bảy đức 2 hay, Bệ-Hạ sao không suy rộng ra. Trời sinh giống mọi ở bốn phương, Bệ-Hạ lấy nước của họ, có bổ-ích gì. Nếu thánh-đức được ngày một canh tân, thì người xa tự nhiên tới triều-cống và ngoại quốc tự nhiêu về đầu hàng. Nước họ sẽ có tật dịch, nước họ sẽ mất mùa. Sách Thượng-thư có nói: " duy người có đức mới cảm động đến trời", lại nói: "các nước mọi đều tới chầu". Sách Chu-Dịch nói: "Thánh-nhơn làm việc trước trời mà không trái ý trời, huống chi là bốn giống mọi ư?". Tôi thường đọc Hàn-Thi Ngoại-Truyện có nói: "Việt-Thường tới cống hiến, trải qua chín lớp thông-ngôn mới tới, Châu-Công hỏi vì duyên cớ gì mà đến, thì người đi sứ đáp rằng: "trời không có gió bảo, không có mưa dầm, biển không có sóng dữ, đã ba năm nay, chắc là ở Trung-Quốc có vị thánh- nhơn làm vua, nên tới chầu vậy". Xưa vua Thái-Tông đánh nước Liêu, Nguỵ-Trưng can gián, kịp sau niên hiệu Trinh-Quán, thiên-hạ được thái-bình, nội-địa của Trung-Quốc gồm có 360 châu, lại có 200 "Ki-Mi" châu, mở đồn điền, phái lính thú, đều ở ngoài xa, không cần xuất binh mà họ tự cầu nội-phụ. Giao Châu là xứ biển, thuỷ-thổ đầy khí lam-chướng, nếu đánh có thắng trận mà lấy, cũng như được đám ruộng đá; người đi tới không quen thuỷ-thổ, người ở đó không chịu được nửa ngày, quân lính đã đóng lâu, chết mất rất nhiều. Bệ-Hạ hãy nghĩ sự chinh-chiến là khổ sở, tiêu dùng lại tốn hao, nên thương binh sĩ, tiếc nhân lực, chớ nên làm cùn gươm giáo mà phí của, cho lo yên trị bề trong, chiêu-tập người ở xứ xa đi tới, chớ hững hờ việc trong mà siêng năng việc ngoài. Nên hạ chiếu cho kẻ Chấp-Sự hoản việc giết hại, không nên tức giận vì một nước man di nhỏ mà làm tổn thương thể-diện của triều-đình.

Vua Thái-Tông ban thơ khen rằng: Điền-Tích phô bày việc đời xưa mà răn dạy cho đời nay, nói thẳng không giấu giếm gì; ở địa vị ngôn-quan, không tùng a với ai, thật là xứng đáng tư-cách một bề tôi can-gián, đáng khen chuộng. Đối với quốc sự, ta đã suy nghĩ chín chắn, mỗi khi cử binh đánh nước phản-nghịch, đều có lý-do, chớ không phải là việc vô danh-nghĩa. Nước Giao-Chỉ gần mấy năm nay, xảy ra việc tiếm ngôi cướp nước, tiếp tục không ngừng, theo lời tâu của Quảng-Tây-Chuyển-Vận-Sứ thì nhà Đinh-Triền bị giặc hãm hại, rối loạn không khi nào yên, nhân-dân ở nước ấy, không biết nương tựa vào ai, Phương chi trải qua mấy triều, nước Giao-Chỉ đã triều-cống không ngừng, ta làm nhân-chủ nở nào không cứu vản, nên mới cho đạo quân ở biên-quận qua an-ủi dân ấy, mà không tham đất đai của họ, nay cho bãi quân rút về.

Năm Hy-Ninh thứ 9 (1076), nhà Tống, Trương Phương-Bình dâng sớ lên Thần-Tông luận về việc phòng ngự Giao-Chỉ có 10 điều, điều thứ 9 có nói:

Các vị tổ-tông bản-triều, mỗi khi gặp những việc lớn ở biên giới, từng đem ra bàn luận với nhiều người. Nay vì việc An-nam, ta đã dấy binh chinh-phạt là một sự phải vượt qua nguy-hiểm, lợi hại rất nhiều, nhưng Thánh-chỉ đã định trước, lời bàn trong nước đã đồng ý, vậy kính xin đặc biệt hạ chiếu-thư, khiến các bề tôi trong triều và ngoài quận, đều dâng lên kế-sách để tỏ đường lối của triều-đình là thăm dò ý-kiến của mọi người, ngõ hầu bốn phương biết ý của Bệ-Hạ là thận-trọng, ba quân biết lòng của Bệ- Hạ là nhân-ái và nhân đó xét lời phải trái, lại được biết tài trí của quần-thần. Người ngu lo nghĩ ngàn điều, tất có một điều phải lẽ, lựa chọn cái hay nhỏ mọn mà làm, không phải là vô ích.

1 Nhà Minh-Đường, Bích-Ung là điện đài nhà vua, dùng để họp Hội-Đồng, tiếp tân, giảng sách, v.v... có đồ nhạc-khí, ca hát, có lễ-nghĩa, trật-tự, ... nghĩa, trật-tự, ...

53 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Ngũ

Bài sớ của quan Giám-Sát Ngự-Sử là Thái-Phụng-Hỷ trong năm Hy-Ninh thứ 10 (1077) dâng lên vua Tống-Thần-Tông về việc chinh phạt Giao-Chỉ lần thứ hai:

Tôi nghe Hán-nho nói rằng: "Đấng Thánh-nhơn lấy độ lượng bao dung thiên-hạ", trong truyện thì nói "sông, biển dung nạp những đồ ô uế, đấng quốc quân thì bao hàm cả sự trần cấu", xem thế đủ biết việc trị loạn giữa thiên-hạ là vô cùng, nếu so tính từng tý từng ly, thì sợ rằng không hợp với đạo-lý. Vì vậy, thánh-nhơn cho là phong tục ở chỗ hoang-phế nên lấy sự "bất trị" để cai trị, mà thiên-hạ đều được thống trị một cách yên ổn. Từ khi bọn giặc Giao-Châu không qui thuận, trong một góc nhỏ mọn, mà quân lính kế tiếp chết đường, người chuyển-vận lương hướng cũng tiếp tục chết bịnh số nhiều, tốn phí của trong nước kể hàng ức vạn; trải năm nọ qua tháng kia, cũng đã mệt nhọc lắm rồi, mà sở đắc mấy châu Quảng-Nguyên mà thôi. Núi cùng biển độc, Giao-Châu là nơi vực sâu bụi rậm dầy đặc sương mù, hơi độc xông lên, làm cho diều quạ đang bay bị rơi xuống; khí ẩm-thấp, theo gió tràn lan làm cho người sinh bệnh; cơ hồ không phải một cảnh giới có người, tuy có lấy được hết toàn cỏi cũng không ích gì cho thiên-hạ. Về vấn-đề trị tội An-nam, thì An-nam đã chịu lỗi rồi. Đời trước, mọi Tam-miêu không phục tùng, vua Thuấn chỉ đánh bảy tuần rồi lui quân về; việc làm hợp nghĩa, không gì hơn nữa. Bấy giờ hai tướng Quách-Quỳ, Triệu-Tiết, còn ở lại Giao-Châu, quân lính phải đi chưa trở về dinh ngũ, dư-luận huyên truyền, cho rằng Lý-Càn-Đức còn dụng kế tiềm tàng, chưa hẳn chắc đầu hàng, nên triều đình lại muốn đem quân tới đánh, ... không biết có phải thế không? Tôi nghĩ rằng tục mọi rợ ở ngoài khu-vực hoang-phố, phải dùng thông-ngôn, mới tới xứ nó được; ở đời Tam-Đại (Hạ, Thương, Chu) đã có cách cai trị rõ ràng, chu đáo, nhưng cũng coi xứ ấy không đáng trị. Vì sao vậy? Là vì không muốn lấy việc nơi xa làm nhọc cho chỗ gần và lấy việc bên ngoài để làm phiền cho người trong nước.

Nay triều-đình lấy cớ bọn man di hay đi cướp bóc, nên đã thu hết đất của chúng và giết tên cầm đầu, nhưng bè đảng của chúng còn sót lại, sợ chúng ngày sau còn khởi sự làm loạn, thì chỉ dùng bọn Quỳ và Tiết để làm Thái-Thú, khiến chúng khiếp sợ cái oai lược của cuộc chinh-phạt mà không dám quấy rối nữa. Nếu vạn nhất có cuộc xuất-chinh lần thứ hai, thì tôi xin phải giảng bàn lo nghĩ cho kỷ-càng, cho người ở Quế-Châu và Quảng-Châu, yên nghĩ vài năm, chờ khi vết thương đã bình-phục, sẽ bàn lại việc chính-thảo, không nên khinh-suất, để tỏ độ-lượng to tát của Bệ-Hạ dung nạp cả những loài ô uế. Tôi thật người kiến-thức cạn, nói thô-sơ, có động chạm đến oai trời, xin chịu tội.

54 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Lục A n - N a m C h í - Lư ợc Quyển Đệ Lục C- Á i Đô n g - Sơn L ê - Tc B i ê n Biểu Chương (Các Bài Biểu)

Năm Chí-Nguyên thứ 15 (1278), cô-thần họ Trần, Thế-Tử nước An-nam, dâng biểu lên Hoàng-đế Bệ-Hạ là Người được lòng trời yêu-mến. Trước kia thân-phụ tôi thuận về thánh-hóa đã hơn 20 năm, nhuần thấm nhân-ân, đức của Hoàng-đế như trời như đất, dung nạp ô uế, lượng của Hoàng-đế như bể như non. Một đời thân phụ tôi, đội ơn cảm đức rất hậu. Năm Chí-Nguyên thứ 14 (1277), thân phụ tôi thất lộc; trong giờ cuối cùng, bảo cô-thần rằng: "Bệ-Hạ khoan nhân đại độ, hay thương nước nhỏ, chắc con ngày sau sẽ được đội ơn như đời trước, ta chỉ ân-hận nay trời không cho thêm tuổi để phụng sự thiên-triều cho được lâu ngày". Tôi vừa gặp tang cha, vừa gặp kỳ cống hiến, không dám để sự lo âu dồn dập, nhân vì sứ-thần trước là bọn Lê-Khắc-Phục ở triều lâu ngày chưa về, để tiếp tục dâng lễ cống, nay sai Trung-Thị đại-phu là Châu-Trọng-Ngạn, Trung-Lượng đại-phu là Ngô-Đức-Thiệu làm Hành-Nhơn-Sứ đem biểu-văn và phương-vật tới triều-đình cống hiến, ấy là tuân theo chức-nghiệp của thân-phụ tôi và không dám sai lời dạy con lấy điều trung làm đầu. Nhân-dân ở tiểu-quốc đều nói rằng: "Việc cống hiến nầy chính là việc tôi noi theo chí-hướng và việc làm của thân-phụ tôi sau khi người đã qua đời. Bệ-Hạ thương người trung trực mà đùm bọc hơn nữa, thì tôi ở trong lúc bất hạnh lại được hạnh-phúc, ngóng cổ trông sang phía bắc, như trông mặt trời mặt trăng vậy".

Kịp đến năm Chí-Nguyên thứ 15, bọn Châu-Trọng-Ngạn chưa về, duy có thiên-sứ là Sài-Thượng- Thư đội chiếu-thư qua, cùng sứ-thần kỳ trước là bọn Lê-Khắc-Phúc tới tiểu-quốc, tôi suất cả bách quan, nghinh tiếp đàng hoàng, đốt lò hương, bái đọc thiên-chiếu, thấy chiếu-thư dụ tôi phải vào chầu, tôi ngạc nhiên kinh-sợ, mà nhân-dân cả nước nghe lời chiếu-thư cũng nhao nhao lên, sợ nổi mất vua, vì tôi sinh trưởng ở đất Việt-Thường, khí-chất mềm yếu, không quen thuỷ-thổ, không từ nắng mưa, nay nếu vào chầu, tuy được xem quang cảnh của Thượng-quốc, được làm tân-khách của nhà vua, nhưng sợ trở ngại dọc đường, luống phơi xương trắng, chỉ làm cho Bệ-Hạ thêm lòng thương xót mà không ích lợi gì cho

Một phần của tài liệu an nam chi luoc-170 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)