Xu hướng phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu hapro của tổng công ty thương mại hà nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 46)

8 – Sổ tay thương hiệu Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro

3.1. Xu hướng phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong thời gian tớ

Nam trong thời gian tới

Thương mại là một ngành của nền kinh tế quốc dân, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta, vì nó là hoạt động duy nhất có thể làm cho sản xuất quốc gia giữ được cân bằng trong quá trình phát triển, những mặt hàng thiếu trong nước có thể được cân bằng qua nhập khẩu, những mặt hàng trong nước sản xuất tương đối dồi dào có thể cân đối qua hoạt động XK. Như vậy, thương mại chính là cầu nối gắn kết kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, giúp Việt Nam tiến nhanh trên con đường hội nhập kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thương mại Việt Nam nói chung, các loại hàng hóa của Việt Nam nói riêng, các DN thương mại phải quan tâm và có các chính sách phát triển thương hiệu hợp lý và hiệu quả hơn. Hiện nay, có khoảng 90% ý kiến DN Việt Nam đồng tình thương hiệu quan trọng hơn cả năng lực tài chính, nhưng lại có hơn 98% DN nhỏ và vừa Việt Nam thiếu chiến lược phát triển thương hiệu. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thực trạng trên là do DN Việt Nam chưa chú trọng đầu tư chi phí cho xây dựng thương hiệu, đồng thời cũng có nhiều DN sẵn sàng đầu tư nhưng thiếu kinh nghiệm và kĩ năng.

Trong tương lai, xu hướng phát triển thương hiệu của các DN Việt Nam có thể đi theo các xu hướng sau:

Thứ nhất, các DN thương mại Việt Nam đang theo đuổi chính sách phát triển thương hiệu liên kết dọc và gia tăng việc sử dụng nhãn hiệu riêng. Các tập đoàn bán lẻ lớn, các siêu thị, cửa hàng tự phục vụ nổi tiếng ngày càng thắt chặt mối quan hệ với các nhà sản xuất với mục đích gắn nhãn hiệu riêng của mình lên các sản phẩm được tạo ra.

Thứ hai, một xu hướng mới trong phát triển thương hiệu sự kết hợp của nhiều thương hiệu với nhau (Co-branding) như trường hợp của Thế giới di động và HP; Q- mobile và Swarovski; ICP và Thuận Phát; Eximbank và Nguyễn Kim; Sacombank và Viễn Thông A;… Co-branding giúp gắn kết một sản phẩm hoặc dịch vụ với nhiều hơn

một thương hiệu hoặc gắn kết sản phẩm với một cá nhân nào đó ngoài nhà sản xuất. Co-branding cũng được gọi là đối tác thương hiệu khi hai công ty hình thành liên minh để cùng làm việc, tạo ra sự hợp lực về marketing. Mục đích của việc hợp tác này nhằm kết hợp sức mạnh của hai hoặc nhiều thương hiệu để gia tăng sự vượt trội về giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả. Việc hợp tác thương hiệu sẽ giúp DN mở rộng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng; đạt lợi ích tài chính; tăng cường vị thế cạnh tranh; giới thiệu sản phẩm mới với những ấn tượng mạnh mẽ; tạo ra giá trị được khách hàng mới cảm nhận; gia tăng hiệu quả hoạt động.

Thứ ba, trong xu thế phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại hiện nay, các DN bắt đầu định hình và xây dựng thương hiệu trực tuyến. Trong đó, công việc lựa chọn một tên miền phù hợp là một trong những bước đi đầu tiên và quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu trực tuyến. Đặc biệt, khảo sát xu hướng DN hiện nay cho thấy, nhiều công ty lựa chọn tên miền “.com” vì mức độ tin cậy và ổn định tên miền này được đánh giá cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn tên miền “.com” hay “.vn” còn tùy thuộc vào định hướng phát triển của từng DN. Một tên miền được mua với giá bằng một phần nhỏ trong tổng chi phí thành lập DN nhưng lại là khoản đầu tư đáng giá nhất, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy công ty bất cứ thời điểm nào, kể cả đang phát triển hoạt động kinh doanh, sản xuất trong nước hay mở rộng ra nước ngoài.

Thứ tư, các DN thương mại Việt Nam dường như đang nỗ lực chuyển dần sang xây dựng thương hiệu trong nội bộ. Sự hiệu quả của thương hiệu nội bộ được đo lường cẩn thận bởi thái độ tích cực và sự trung thành của nhân viên – những điều lãnh đạo cấp cao của bất kì DN nào cũng luôn hướng tới. Xây dựng thương hiệu nội bộ từng được coi là nhiệm vụ của phòng nhân sự, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, trách nhiệm này được chuyển cho tất cả bộ phận của công ty, đặc biệt là bộ phận thương hiệu. Mối quan hệ chiến lược giữa truyền thông nội bộ và giá trị công ty có thể được triển khai một cách dễ dàng bởi người nhân viên marketing thương hiệu. Việc thực thi truyền thông nội bộ cần phải có cả khoa học và nghệ thuật. Do đó, bộ phận marketing và quản trị thương hiệu công ty có thể sử dụng kinh nghiệm của họ trong truyền thông hiệu quả hơn so với bộ phận nhân sự.

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu hapro của tổng công ty thương mại hà nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 46)