Xây dựng một chiến lược phát triển thương hiệu lâu dài và phù hợp

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu hapro của tổng công ty thương mại hà nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 50)

8 – Sổ tay thương hiệu Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro

3.3.1. Xây dựng một chiến lược phát triển thương hiệu lâu dài và phù hợp

Không thể phủ nhận rằng chiến lược thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mọi DN hiện nay, bởi chiến lược này có thể hỗ trợ DN hoàn thành nhiều mục tiêu kinh doanh khác nhau, đồng thời thuyết phục khách hàng rằng các sản phẩm có cùng nhãn hiệu sẽ có cùng một chất lượng hoặc đáp ứng một số tiêu chuẩn nào đó. Ở các quốc gia khác nhau, chiến lược thương hiệu cũng rất khác nhau. Một số DN sở hữu những thương hiệu nổi tiếng tại nước mình, nhưng khi “đem chuông đi đánh xứ người” mới nhận ra cần phải thay đổi chính sách thương hiệu, trong đó, có rất nhiều DN đã buộc phải đổi tên thương hiệu, chỉ vì nó mang nghĩa xui xẻo khi phát âm bằng một ngôn ngữ khác.

Theo kinh nghiệm của nhiều DN, chiến lược thương hiệu trước hết phải phù hợp với tình hình kinh doanh của DN một cách lâu dài, bao gồm một chương trình tổng thể từ xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu. Chiến lược thương hiệu nên tập trung hướng tới khách hàng, làm sao để sản phẩm của DN đem lại cho khách hàng cảm giác thật nhất và đáng tin cậy nhất. Chiến lược thương hiệu nào nhắm đến đúng nhu cầu của khách hàng với những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phù hợp thì sẽ nhanh chóng thu hút và tạo ra được sự tin cậy từ phía khách hàng. Như vậy, có thể nói, thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình, khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của DN, thậm chí nó còn tác động đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh.

Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh, Hapro cần có những chiến lược và những bước đi cụ thể và bền vững. Phát huy ưu thế là một đơn vị hoạt động lâu năm và có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực XK, TCT tiếp tục xây dựng các ngành hàng có năng lực sản xuất lớn, có sức cạnh tranh cao và kim ngạch XK lớn; trong đó các mặt hàng chủ lực XK như các mặt hàng nông sản: gạo, hạt điều, hạt tiêu, cà phê, chè; hàng thủ công mỹ nghệ và thực phẩm chế biến. Đặc biệt, thị trường xuất khẩu của TCT đã mở rộng tới trên 70 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong tương lai, TCT phát triển mở rộng sang các thị trường Mỹ, Srilanka, Canada, Israel, Châu Phi, khu vực Đông Âu với các mặt hàng: mây tre đan, sợi móc, dây nhựa, hạt điều, mành tăm,... với chủ trương và mục tiêu nhằm đẩy mạnh hoạt động XK. Để hỗ trợ XK phát triển, TCT cần tập trung nguồn lực, thực hiện đầu tư và hình thành các cơ sở sản xuất để khẳng định vị thế và ổn định các nguồn hàng XK.

Bên cạnh đó, lấy hoạt động kinh doanh XNK là động lực cho hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu hapro của tổng công ty thương mại hà nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w