8 – Sổ tay thương hiệu Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro
3.3.6. Chủ động ngăn chặn hàng giả, hàng nhá
Trên thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay, hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan, phong phú về chủng loại, mẫu mã, nên rất khó phân biệt. Công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên, công việc này chủ yếu diễn ra ở khâu lưu thông, trong khi việc xử lý tận gốc từ khâu sản xuất còn hạn chế. Trước tình hình đó, Hapro cần nghiêm khắc trong khâu quản lý chất lượng và số lượng hàng hóa. Các sản phẩm bán ra đều được thống nhất về bao bì, nhãn mác, quy cách sản phẩm, phương thức đóng gói. Hapro cần yêu cầu các nhà cung cấp cam kết về chất lượng hàng hóa, có chỉ định rõ về quy cách sản phẩm, đóng gói; quy định về nhãn mác của từng nhà cung cấp. Đặc biệt, Hapro cần thống nhất rõ về thời gian giao hàng, phương tiện vận chuyển sạch sẽ, bảo đảm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm với từng loại sản phẩm rau an toàn, thực phẩm an toàn qua mỗi hợp đồng với nhà cung cấp. Tất cả thực phẩm được bán tại hệ thống của Hapro phải rõ xuất xứ, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, Hapro cần tích cực hành động theo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước phát triển. Đến nay, Hapro đã góp phần công sức không nhỏ trong công cuộc chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Trong tương lai, Hapro cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao tỷ trọng hàng Việt có uy tín vào tiêu thụ trong hệ thống bán lẻ của TCT.