Các nhân tố vi mô

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu hapro của tổng công ty thương mại hà nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 25)

1.4.2.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện

tại có một ý nghĩa quan trọng đối với các DN, bởi sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả của DN. Thông thường, các DN phân tích đối thủ cạnh tranh thông qua các nội dung sau: Mục tiêu của đối thủ; Nhận định của đối thủ về DN; Chiến lược của đối thủ đang thực hiện; Những tiềm năng của đối thủ; Các biện pháp phản ứng của đối thủ;… Ngoài ra cần xác định số lượng đối thủ tham gia cạnh tranh là bao nhiêu. Đặc biệt cần xác định rõ các đối thủ lớn là ai và tỷ suất lợi nhuận của ngành là bao nhiêu.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các đối thủ tiềm

ẩn (sẽ xuất hiện trong tương lai) và các đối thủ mới tham gia thị trường. Để đối phó với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, DN cần kết hợp giữa việc nâng cao vị thế cạnh tranh của mình và sử dụng hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài như duy trì lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nguồn tài chính lớn, nâng cao khả năng chuyển đổi mặt hàng, tạo ưu thế về giá cả và chất lượng so với đối thủ cạnh tranh,…

Khách hàng

DN cần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng vì đây là tài sản quý giá của DN. Để đạt được điều này, DN cần coi “khách hàng là thượng đế”, phải không ngừng thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh. DN cần xác định rõ các vấn đề sau: Khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của DN; Xác định nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng; Phân tích thái độ của khách hàng nhằm thỏa mãn họ một cách tốt nhất.

Nhà cung cấp

Các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,…) của một DN được quyết định bởi các nhà cung cấp. Với các DN sản xuất, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực thì yếu tố đầu vào lại càng quan trọng hơn. Để cho quá trình hoạt động của một DN diễn ra một cách thuận lợi, các yếu tố đầu vào phải được cung cấp ổn định với giá cả hợp lý. Muốn vậy, DN phải tạo ra mối quan hệ gắn bó với các nhà cung cấp, tìm kiếm những nhà cung cấp uy tín với mục đích xây dựng mối quan hệ lâu dài, ổn định, trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi.

1.4.2.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp

Mỗi DN là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng,… Chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các DN để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Vậy làm thế nào để DN trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị nguồn lực của từng con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của DN. Điều này đòi hỏi DN phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù, phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức – đó là văn hóa DN. Hiện nay, xây dựng văn hóa DN là một yêu cầu tất yếu của chính sách phát triển thương hiệu vì thông qua văn hóa DN sẽ góp phần quảng bá hình ảnh DN. Văn hóa DN là tài sản vô hình của mỗi DN.

Nhân lực

Nhân lực là yếu tố quyết định đến sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể là: Ban giám đốc là cán bộ quản lý cấp cao nhất DN, những người vạch ra chiến lược, trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện công việc kinh doanh của DN. Cán bộ quản lý cấp DN là những người quản lý chủ chốt các phòng ban trong DN. Họ cần phối kết hợp với Ban giám đốc để điều hành DN. Họ cần hiểu biết tâm lý và năng lực của nhân viên cấp dưới để có cách quản lý phù hợp, đảm bảo tiến độ làm việc chung. Cán bộ quản lý cấp phân xưởng, đốc công và công nhân: Trình độ tay nghề của công nhân, lòng hăng say làm việc của họ là yếu

tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của DN. Bởi khi tay nghề cao kết hợp với lòng hăng say nhiệt tình lao động thì năng suất lao động sẽ tăng trong khi chất lượng sản phẩm được đảm bảo. Đây là tiền đề để DN có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh.

Nguồn tài chính

Tài chính quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối của DN. DN có tiềm lực về tài chính sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính ổn định khiến DN có thể dành nhiều chi phí hơn cho hoạt động marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu.

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu hapro của tổng công ty thương mại hà nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w