Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu hapro của tổng công ty thương mại hà nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 28)

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro là DN Nhà nước hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, bao gồm công ty mẹ: Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro và các công ty con, công ty liên kết, công ty liên kết tự nguyện, các công ty có vốn góp của TCT.

Quá trình hình thành và phát triển được khái quát qua các mốc thời gian sau: 14/08/1991: Thành lập “Ban Đại diện phía Nam thuộc Liên hiệp sản xuất dịch vụ và XNK thủ công mỹ nghệ Hà Nội”. 04/06/1992: Theo quyết định số 672/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội ra quyết định chuyển ban đại diện thuộc Liên hiệp sản xuất – dịch vụ và XNK thủ công mỹ nghệ với tên giao dịch là HAPROSIMEX Saigon, trực thuộc Sở thương mại thành phố Hồ Chí Minh, có trụ sở tại phố Lý Chính Thắng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. 12/12/2002: UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 6908/QĐ-UB sáp nhập công ty dịch vụ Bốn Mùa và đổi thành Công ty sản xuất dịch vụ và XNK Nam Hà Nội, trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội với tên giao dịch là HAPROSIMEX. 14/07/2004: Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro được thành lập theo Quyết định số 129/2004/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 125/2004/QĐ ngày 11/8/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổng công ty Thương mại Hà Nội hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với số vốn điều lệ là 900,000,000,000 đồng.

Từ khi thành lập đến nay, Hapro đã phát huy được lợi thế của mình. TCT không ngừng phát triển, tạo dựng được uy tín và thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh XK hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ trên toàn quốc cũng như một số nước trên thế giới. Trong tương lai, Hapro định hướng trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành; có tiềm lực mạnh về tài chính và nguồn nhân lực; Định hướng trở thành một trong số những thương hiệu hàng đầu Việt Nam; có sức cạnh tranh cao với các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ; Không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh trong nước, khu vực và quốc tế nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Hapro đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ “Vì sự nghiệp

Phát triển Thủ đô”; Huân chương Lao động hạng Hai; Giải thưởng “Đơn vị xuất khẩu uy tín” do Bộ Công thương trao tặng nhiều năm liền; Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu Hà Nội vàng; Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam; Giải thưởng “Top Trade Services”; ba lần liên tiếp (từ năm 2010) nhận được Giải thưởng “Thương hiệu Quốc gia” và hàng trăm giải thưởng, bằng khen khác.

2.1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro

Hình 1.1: Mô hình tổ chức của Tổng công ty Thương mại Hà Nội

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro

(Nguồn: TLTK, mục 7)

2.1.2. Tình hình kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro

2.1.2.1. Các nguồn lực chủ yếu

Là một trong những DN có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại của cả nước, Hapro luôn chú trọng xây dựng và duy trì các nguồn lực: nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật, trình độ công nghệ thông tin, tiềm lực tài chính. Trong đó, đối với nguồn nhân lực, Hapro luôn chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao bằng cách xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, các chính sách đào tạo, đãi ngộ hợp lý. Với nguồn lực cơ sở vật chất, Hapro xác định mục tiêu xây dựng các khu sản xuất, kinh doanh tập trung, quy mô lớn, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập như hiện nay. Đặc biệt, nguồn lực tài chính được Hapro chú trọng bảo toàn và phát triển không ngừng, bởi TCT nhận thức được rằng nguồn vốn là yếu tố quan trọng để quyết định thành công. Hiện nay, Hapro huy động vốn qua nhiều nguồn khác nhau như vốn từ các quỹ và vốn vay ngân hàng. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, Hapro nỗ lực áp dụng các phần

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Ban kiểm soát Ban điều hành Đại diện vốn Phòng, Ban Quản lý Đơn vị trực thuộc Công ty con Công ty liên kết Công ty liên kết tự nguyện Các công ty có vốn góp của TCT

mềm ứng dụng đặc thù vào quản trị kinh doanh như phần mềm quản trị nguồn nhân lực ERP, quản trị khách hàng CRM, hệ thống phần mềm quản trị chuỗi các nhà cung ứng SCM,… Các yếu tố nguồn lực này là động lực thúc đẩy Hapro phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay.

2.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro giai đoạn 2012-2014

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội giai đoạn 2012 – 2014 (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Chênh lệch % Chênh lệch % Doanh thu 5,887 8,026 8,524 2,139 36.33 498 6.20 Chi phí 5,822 7,945 8,452 2,123 36.47 507 6.38 Lợi nhuận trước thuế 65 81 72 16 24.62 - 9.00 - 11.11 Thuế TNDN 13.7 12.68 12.56 Lợi nhuận sau thuế 51.3 68.32 59.44 17.02 33.18 - 8.88 - 13.00 (Nguồn: TLTK, mục 7 )

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro, ta có thể thấy từ năm 2012 – 2014 TCT đã có sự biến động khá rõ ràng về chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ. Cụ thể như sau:

a. Doanh thu

Năm 2012, doanh thu của TCT là 5,887 tỷ đồng. Đến năm 2013, doanh thu tăng mạnh lên 36.33% so với năm 2012 đạt mức 8,026 tỷ đồng. Việc doanh thu tăng nhanh trong năm 2013 có nhiều nguyên nhân như: Năm 2013 nền kinh tế có nhiều dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng năm 2012, các chỉ tiêu kinh tế đều có những tín hiệu tăng trưởng lạc quan, Nhà nước không ngừng đưa ra các chính sách hỗ trợ DN đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh, và nhiều đổi mới trong việc xây dựng thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Kế thừa đà tăng trưởng đó, doanh thu năm 2014 của TCT tiếp tục tăng 6.2% so với năm 2013, đạt 8,524 tỷ đồng. Nhìn chung, năm 2014 nền kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát đã được kiểm soát, đặc biệt kim ngạch XK cả nước tăng 13% so với năm 2013, trong đó, có một số mặt hàng XK chủ

lực của TCT là gạo, điều. TCT đang trong tiến trình rà soát, đẩy mạnh tái cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

b. Chi phí

Tổng chi phí của TCT biến động theo tình hình biến động của tổng doanh thu. Năm 2011, chi phí phải bỏ ra là 5,822 tỷ đồng, đến năm 2013 tăng lên 7,945 tỷ đồng (tăng 36.47% so với năm 2012) và trong năm 2014 tổng chi phí đạt mức 8,452 tỷ đồng, cao nhất trong 3 năm (tăng 6.38% so với năm 2012). Nhìn chung, tốc độ tăng chi phí luôn cao hơn tốc độ tăng doanh thu trong giai đoạn 2012 – 2014.

c. Lợi nhuận trước và sau thuế

Đạt mức doanh thu thấp nhất trong giai đoạn 2012 – 2014, vì thế năm 2012, lợi nhuận trước và sau thuế của TCT đều ở mức thấp nhất, trong đó, lợi nhuận trước thuế là 65 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 51.3 tỷ đồng. Năm 2013, lợi nhuận của TCT đã cải thiện đáng kể, đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2012 – 2014, cụ thể là, lợi nhuận trước thuế đạt 81 tỷ đồng, tăng 24.62% so với năm 2012, lợi nhuận sau thuế là 68.32 tỷ đồng, tăng 33.18% so với năm 2012. Điều này là tín hiệu rất đáng mừng, chứng tỏ bước phát triển và tái cơ cấu mạnh mẽ của TCT sau năm khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Năm 2014, mặc dù có mức doanh thu cao hơn năm 2013 gần 500 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lại kém gần 9 tỷ đồng. Lý do chính là việc TCT đang nỗ lực không ngừng trong việc mở rộng chi nhánh sang các quốc gia, vùng lãnh thổ khác, vì thế cần thêm chi phí đầu tư, nhưng lợi nhuận ban đầu chưa bù đắp được. Tuy nhiên, điều này cũng hứa hẹn trong tương lai, Tổng công

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu hapro của tổng công ty thương mại hà nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w