Đơn vị:đồng T
3.2.1. Tiến hành phân tích công việc
Phân tích công việc là việc nghiên cứu các công việc để làm rõ : ở từng công việc cụ thể, người lao động có những nhiệm vụ , trách nhiệm gì, họ thực hiện những hoạt động nào, tại sao phải thực hiện và thực hiện như thế nào; những máy móc, thiết bị, công cụ nào được sử dụng, các điều kiện làm việc cụ thể cũng như các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và các khả năng mà người lao động cần để thực hiện công việc. Nếu phân tích công việc tốt sẽ giúp cho người quản lý phân công hợp lý từng người phù hợp với công việc, chuyên ngành đã được đào tạo. Khi người lao động làm việc tương ứng với ngành nghề mình học, họ sẽ có động lực để phấn đấu, để hoàn thành công việc với tất cả sự nhiệt tình của bản thân.
Để công cụ quản lý nhân sự - phân tích công việc có hiệu quả nhất, Công ty phải xây dựng được hệ thống hóa và trình bày dưới dạng ba bản sau:
- Bản mô tả công việc: là văn bản viết giải thích về những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc liên quan đến công việc cụ thể
- Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện: là văn bản chính thức nêu rõ các yêu cầu về thể lực và trí lực ở mức tối thiểu như: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ giáo dục và đào tạo cần thiết…
- Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc: là hệ thống các tiêu chí phản ánh các yêu cầu mang tính chất định tính, định lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ quy định trong bản mô tả.
Thông qua phân tích công việc, người quản lý có thể biết đươc số lượng nhân viên đảm nhận công việc thừa hay thiếu, bố trí công việc cho họ đã phù hợp với trình độ chuyên môn chưa.
Bên cạnh đó, Công ty cần đánh giá thường xuyên tình hình hoàn thành công việc, đã đúng thời gian yêu cầu hay vượt mức, từ đó đưa ra bình bầu xếp loại, là cơ sở để xác định mức trả lương.
Bản mô tả công việc cần ngắn gọn, súc tích, phản ánh được những nhiệm vụ cần làm đối với công việc, từng phòng ban cụ thể.